Là một chuyên ngành quan trọng tại các trường đại học đào tạo luật, luật kinh tế là ngành học cung cấp các kiến thức liên quan đến kinh tế, thương mại nói chung. Cụ thể, hãy cùng đội ngũ Invert tìm hiểu luật kinh tế là gì ngay qua những nội dung sau!
Luật kinh tế là gì?
Về khái niệm, bạn có thể hiểu đơn giản luật kinh tế là một thuật ngữ chỉ ngành học nghiên cứu về những vấn đề luật thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại và hệ thống những quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ kinh tế trong quá trình quản lý, tổ chức các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, luật kinh tế cũng là ngành học tìm hiểu về các vấn đề kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể với nhau dựa trên quy định của nhà nước.
Khi có tranh chấp liên quan đến lĩnh vực kinh tế, người theo học luật kinh tế sẽ đóng vai trò tư vấn và hỗ trợ cho thân chủ nhằm giải quyết tranh chấp, tư vấn giúp doanh nghiệp vận hành đúng theo quy chuẩn của pháp luật.
Ngành luật kinh tế học những gì?
Hiện nay, sinh viên theo học ngành luật kinh tế tại các trường đại học sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các vấn đề pháp lý, pháp luật trong kinh doanh. Cụ thể bao gồm:
- Những kiến thức liên quan đến tranh tụng trong vấn đề kinh doanh cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề tranh tụng qua quá trình phân xử dựa trên pháp luật.
- Kỹ năng tổ chức công việc, cập nhật, tra cứu cũng như phân loại các văn bản quy phạm pháp luật.
- Cách thức nghiên cứu cũng như xử lý các vấn đề về pháp lý doanh nghiệp cũng như vấn đề quản lý nhà nước trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, các sinh viên theo học ngành luật sẽ được làm quen với 3 định luật kinh tế của nhà triết học và nghiên cứu kinh tế lỗi lạc Adam Smith. 3 định luật này bao gồm luật tư lợi, luật cung - cầu và luật cạnh tranh.
Một số môn học chủ đạo trong ngành luật kinh tế là Pháp luật và quy chế kinh doanh, luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại, thủ tục đăng ký kinh doanh… nhìn chung, tuỳ vào chương trình đào tạo của trường đại học, các môn học sẽ có thể thay đổi chút ít. Vì vậy, để biết được học luật kinh tế học gì, bạn nên tham khảo trương trình đào tạo của trường đại học để nắm rõ các môn học.
Bạn có phù hợp để theo học luật kinh tế không?
Bên cạnh đam mê và học lực, ngành luật kinh tế cũng đòi hỏi sinh viên phải có được những tố chất sau:
- Ngành sẽ phù hợp với người có tính trung thực, có tư duy và cách suy nghĩ thấu đáo, công bằng và khách quan trong công việc.
- Có năng lực giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề.
- Có năng lực phán đoán, tư duy phân tích cụ thể là logic.
- Có trình độ ngoại ngữ nhất định để cập nhật kiến thức thường xuyên từ những nguồn tài liệu nước ngoài uy tín cũng như giao tiếp trong công việc.
- Năng động, có trí nhớ tốt, có khả năng sáng tạo và đặc biệt cần có bản lĩnh vững vàng.
- Kiên nhẫn, chăm chỉ và nhẫn nại.
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật kinh tế
Khi lựa chọn ngành luật kinh tế tại các trường đại học, cử nhân khi ra trường sẽ có thể đảm nhận một số vị trí nổi bật như:
- Chuyên gia tư vấn, phân tích, đánh giá pháp lý và hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát trinh trong hoạt động kinh doanh. Tư vấn đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đúng với chủ trương và chính sách của nhà nước, theo công ước quốc tế…
- Chuyên viên cung cấp dịch vụ pháp lý, hành nghề luật sư.
- Chuyên viên lập pháp, chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên hành pháp và tư pháp.
- Người nghiên cứu hoặc giảng viên giảng dạy các môn học liên quan đến luật kinh tế.
Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể làm các công việc nêu trên ở các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước các cấp, tòa án nhân dân các cấp, các đơn vị tư vấn pháp lý…
Về cơ bản, cơ hội việc làm của những người theo học ngành luật kinh tế hiện nay tương đối đa dạng. Chỉ cần bạn nắm vững kiến thức, có năng lực chuyên môn và tự tin với khả năng của mình thì hoàn toàn có thể lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân.
Mức lương trung bình của sinh viên luật kinh tế khi ra trường cũng tương đối cao. Lương cơ bản sẽ giao động từ 6 - 10 triệu đồng và có thể tăng dần theo thời gian, tùy theo năng lực cá nhân.
Với những thông tin cơ bản nêu trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được luật kinh tế là gì cũng như những thông tin hữu ích liên quan đến ngành luật kinh tế. Từ đó có thể cân nhắc và lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với bản thân trong tương lai.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập