Wiki

Năm 2024 lễ Phật Đản ngày nào? Nguồn gốc & ý nghĩa đại lễ Vesak

Ngày lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Vậy Đại lễ này diễn ra vào ngày nào, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vesak là gì, hãy cùng INVERT giải đáp ngay trong bài viết sau.

Đại lễ Vesak là gì? Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?

Đại lễ Vesak còn được gọi là lễ Phật Đản (chữ Nho 佛誕 - nghĩa là ngày sinh của đức Phật) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm được sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN. Sự kiện này được diễn ra vào ngày 8/4 âm lịch hoặc 15/4 hàng năm, tùy theo từng quốc gia.

Trước năm 1959, các nước ở khu vực Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (tổ chức từ ngày 25/5 đến ngày 8/6 năm 1950), 26 quốc gia thành viên đã đồng ý thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hàng năm.

Theo truyền thống của Phật giáo Bắc tông và tác động từ Phật giáo Trung Hoa, ngày lễ Phật Đản được coi là ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, trong Phật giáo Nam tông và Phật giáo Tây Tạng, ngày này còn được gọi là Ngày Tam Hiệp, tưởng niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật bao gồm: sinh ra, giác ngộ và nhập niết bàn.

Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào? Năm 2024, lễ Phật Đản sẽ kéo dài một tuần, từ ngày 8/4 - 15/4/2024 Âm lịch (tức ngày 15/5 - 22/5/2024 Dương lịch).

Ngày lễ Phật đản có ý nghĩa nhân văn cao cả, đem lại nhiều hành động đẹp và ý nghĩa cho mọi người như “sống tốt đời đẹp đạo” luôn hướng bản thân đến chân - thiện - mỹ. Do đó, Ngày lễ Phật đản rất được coi trọng trong Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Nguồn gốc ngày lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca, còn được gọi là Tất Đạt Đa, là vị thái tử con của vua Tịnh Phạm và hoàng hậu Mada (giáo chủ của Phật Giáo). Vào ngày Rằm tháng 4 Âm lịch năm 624 trước Công nguyên, Thái tử ra đời tại Vườn Lâm Tỳ Ni, còn được gọi là Vesak hay Vaisakha (nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal). Từ đó về sau, người ta lấy ngày 15/04 hằng năm là ngày sinh của Phật Thích Ca.

Theo truyền thống của Phật giáo Bắc Tông, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên, từ năm 1950, Đại hội Phật giáo Quốc tế đã thống nhất sử dụng ngày Rằm tháng 4 âm lịch để kỷ niệm Đức Phật đản sinh, dựa trên kinh điển Nguyên Thủy.

Đồng thời, tháng 4 âm lịch được gọi là tháng Vesak và ngày Rằm được chọn là ngày chính thức kỷ niệm. Hiện nay, tuần lễ Phật đản kéo dài từ ngày 8/4 đến ngày Rằm tháng 4 âm lịch hoặc có thể bắt đầu từ ngày mùng 1/4 âm lịch và kéo dài đến hết tháng.

Năm 1999, Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày lễ Vesak là ngày Tam hợp, kết hợp ba lễ Đức Phật đản sinh, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập Niết Bàn, tổ chức vào ngày Rằm tháng tư âm lịch. Từ đó, ngày lễ Vesak đã trở thành một ngày lễ của thế giới về Phật giáo. Dù có sự khác biệt về ngày Đức Phật đản sinh ra giữa các truyền thống Phật giáo. Nhưng các Phật tử đều tin rằng Đức Phật là một con người có thật và sống trên thế giới này.

Nguồn gốc ngày lễ Phật đản
Nguồn gốc ngày lễ Phật Đản

Ý nghĩa lễ Phật Đản Vesak

Lễ Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Maylaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia...Trong ngày lễ này, những Phật tử thường tôn vinh Tam bảo bằng cách dâng cúng, tặng hoa và đến nghe thuyết giảng. Đồng thời, tuân thủ các quy tắc như ăn chay, giữ ngũ giới và thực hành từ bi hỷ xả, bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà và tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Ngoài ra, Kỷ niệm Vesak còn đồng nghĩa với việc cố gắng đem lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, nhất là Sri Lanka, Vesak được cử hành trong hai ngày và việc bán rượu và thịt thường bị cấm, tất cả các cửa hàng bán rượu, bia và lò giết mổ đều phải đóng cửa theo quy định của chính phủ. Chim, côn trùng và các loài động vật khác được trả tự do như một biểu tượng của sự giải thoát, để giúp cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù hoặc tra tấn trở nên tự do.

Tại Ấn Độ và Nepal, người ta thường mặc áo trắng khi đến các tịnh xá và ăn chay. Nhiều quốc gia châu Á có các hoạt động diễu hành xe hoa và các nghi lễ tụng niệm, trong khi ở Hàn Quốc, lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất được ưa chuộng.

Nghi lễ tắm Phật - một hoạt động trong lễ Phật đản.
Nghi lễ tắm Phật - một hoạt động trong lễ Phật đản.

Ngày Phật Đản quốc tế Vesak

Liên hợp quốc đã công nhận ngày trăng tròn tháng 5 Dương lịch là Đại lễ Vesak vào ngày 12/11/1999.

Từ đó, mỗi năm tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Đại lễ Vesak được tổ chức với nhiều nội dung. Bao gồm hội thảo, triển lãm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thắng cảnh và thắng tích Phật giáo.

Ngày Phật đản quốc tế Vesak
Ngày Phật đản quốc tế Vesak

Ngày lễ Phật Đản ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản được tổ chức trang trọng bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đã trở thành một lễ hội lớn. Ngày này được gọi là "Mùa Phật Đản" để cùng mừng ngày Đức Phật ra đời trên toàn thế giới. Đây cũng là dịp để khuyến khích truyền thống văn hóa Phật giáo trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam. Đồng thời, thể hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Những việc nên làm trong ngày Phật đản sanh:

  • Ăn chay: Giúp Phật tử thanh tịnh tâm và tu tập tốt hơn.
  • Đi lễ chùa: Giải toả mệt mỏi, nạp năng lượng tích cực.
  • Niệm kinh tại nhà: Thư giãn, tôn kính Phật giáo, cầu bình an cho gia đình.
  • Vệ sinh nhà cửa và lau dọn bàn thờ: Thể hiện lòng kính trọng với Đức Phật.
  • Làm việc thiện và phóng sanh động vật: Tích đức, tạo thiện nghiệp.
Ngày lễ Phật đản ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Ngày lễ Phật đản ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Các lễ hội Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo có ảnh hưởng to lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới do đó có nhiều ngày lễ ý nghĩa được tổ chức. Để giúp nhân dân và Phật tử có cái nhìn tổng quan về các ngày lễ Phật giáo, dưới đây là những ngày lễ quan trọng trong năm:

THÁNG NGÀY LỄ

Tháng 1

01/1: Ngày vía Đức Phật Di Lặc

Tháng 2

08/2: Ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

15/2: Ngày Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn

19/2: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát đản sinh

21/2: Ngày vía Phổ Hiền Bồ tát đản sinh

Tháng 3

06/3: Ngày vía tôn giả Ca Diếp

16/3: Ngày vía Phật Mẫu chuẩn đề

Tháng 4

04/4: Ngày vía Văn Thù Bồ tát đản sinh

08/4: Ngày Đức Phật Thích Ca đản sinh

15/4: Đại lễ Tam hợp ( Vesak)

20/4: Ngày vía Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân

23/4: Ngày vía Phổ Hiền thành đạo

28/4: Ngày vía Đức Phật Dược Sư đản sinh

Tháng 5

13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng

Tháng 6

03/6: Ngày vía Đức Hộ Pháp

15/6: Ngày Đức Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển

19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Bồ tát thành đạo

Tháng 7

13/7: Ngày vía Đức Đại Thế Chí Bồ tát đản sinh

15/7: Ngày Vu Lan báo hiếu - ngày chư Tăng tự tứ

30/7: Ngày vía Đức Địa Tạng Vương Bồ tát thành đạo

Tháng 8

01/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông

3/8: Ngày vía Đức Lục Tổ Huệ Năng

8/8: Ngày vía Tôn giả A Nan Đà

22/8: Ngày vía Đức Phật Nhiên Đăng đản sinh

15/9: Ngày Tăng Bảo

19/9: Ngày vía Quan Âm Bồ Tát xuất gia

30/9: Ngày vía Đức Phật Dược Sư Lưu Ly thành đạo

Tháng 10

05/10: Ngày vía Đức Bồ Đề Đạt Ma (Sư tổ thiền tông)

Tháng 11

11/11: Ngày sinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông

17/11: Ngày vía Đức Phật A Di Đà đản sinh

Tháng 12

08/12: Ngày vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về những hoạt động truyền thống, tâm linh mà người Phật tử thường thực hiện.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: lễ phật đản 8 4phật đản sanhngày nàocác lễ hội phật giáo ở việt namcác ngày lễ phật giáoý nghĩa lễ phật đản vesak
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh