Đầu tư mua nhà trên "hợp đồng" là hình thức đầu tư nhiều khách hàng "ưa chuộng" và có thể đem lại cho bạn lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên, chúng cũng kèm theo nhiều rủi ro có thể khiến bạn mất trắng. Cùng Invet tìm hiểu các cách giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro này thông qua 8 điều bạn nên "đề phòng" thông bài viết sau đây.
Các câu hỏi giúp bạn xác định chủ đầu tư dự án có uy tín hay không:
Năng lực chủ đầu tư trong lĩnh vực bất động sản như thế nào?: Bạn hãy tìm hiểu thông tin về các dự án đã triển khai và hoàn thành trước đó của chủ đầu tư như quy mô, cơ sở hạ tầng, tiện nghi tiện ích, mức giá của các dự án đó… Qua các thông tin trên bạn sẽ phần nào hình dung được dự án mình sẽ nhận được sau này.
Đánh giá của cư dân, người sử dụng về dự án của chủ đầu tư như thế nào?: Thông qua lời đánh giá thực tế của người sử dụng bạn sẽ biết chủ đầu tư đã từng có vấn đề gì hay không, chất lượng thực tế các dự án khác của chủ đầu tư như thế nào. Một lời khuyên cho bạn là nên tìm kiếm thông tin qua các diễn đàn thảo luận công khai, các bài báo, bài blog chứ đừng nên chỉ đánh giá qua website chủ đầu tư hoặc trang quảng cáo dự án.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa thông tin nhà theo hợp đồng và nhà được bàn giao thường là cấu trúc kỹ thuật, lối đi chung, khu vực sinh hoạt... Trong các bản hợp đồng, các điều khoản liên quan đến các vấn đề này thường chỉ được thể hiện chung chung dẫn đến bên mua khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình vào sau này, nhất là với các dự án trên giấy là các dự án mà phải mất rất lâu nữa mới được hình thành.
Trước khi quyết định đầu tư vào một dự án trên giấy nào đó, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan như: hồ sơ dự án, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng... Việc làm này sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải, đồng thời đây cũng là cách giúp bạn xác định chủ đầu tư đó có uy tín, đáng để tin tưởng hay không.
Đây là yếu tố để người đầu tư các dự án trên giấy có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhưng thực tế người đầu tư lại ít khi biết thỏa thuận về mức độ bảo lãnh của ngân hàng với chủ đầu tư. Các doanh nghiệp có nhiều cách thức để nhận được bảo lãnh từ ngân hàng cho dự án, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô dòng vốn lớn đứng ra bảo lãnh cho dự án con của mình.
Vì vậy, trước khi đầu tư mua nhà trên giấy, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư giải trình về việc ngân hàng sẽ bảo lãnh cho dự án thế nào khi có sự cố xảy ra.
Tốt nhất, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư xuất trình các văn bản chứng minh dự án chưa bị thế chấp ngân hàng hoặc đã hoàn tất việc giải chấp trước khi quyết định đầu tư.
Khách hàng, nhà đầu tư khi mua các dự án trên giấy hãy mạnh dạn, chủ động yêu cầu đàm phán, trao đổi về bất cứ điều khoản nào cảm thấy vô lý trong hợp đồng. Vì suy cho cùng, bạn là người phải bỏ số tiền lớn ra mua dự án, hãy đảm bảo các quyền lợi mình nhận được là xứng đáng và hợp lý.
Các trường hợp bạn bị yêu cầu thanh toán đến 95 - 100% giá trị hợp đồng mua nhà trong tương lai trước thời điểm bàn giao nhà đều là sai phạm, cần phải xem xét lại để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Khi bị chậm bàn giao nhà, các chủ đầu tư thường đưa ra nhiều lý do, nguyên nhân khách quan để né tránh trách nhiệm. Nhưng bạn nên nhớ, việc bàn giao nhà đúng thời hạn là nghĩa vụ của chủ đầu tư. Khi không bàn giao nhà đúng thời hạn cho bạn thì chủ đầu tư đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng mua bán và phải có trách nhiệm bồi thường cho người đầu tư.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho mình khi mua nhà trên giấy, bạn cần phải chú ý kỹ điều khoản về bồi thường khi chủ đầu tư bị chậm tiến độ bàn giao nhà và khi có sự cố xảy ra, cần phải ngay lập tức yêu cầu bồi thường.
Trong trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu chuyển nhượng dự án, rút vốn không triển khai dự án hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, bên mua có quyền khởi kiện để yêu cầu quyền lợi và tố cáo kịp thời với cơ quan chức năng.
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1. Bạn nên xác định chủ đầu tư uy tín đến đâu?
- 2. Bạn nên thận trọng khi xem nhà mẫu
- 3. Bạn nên xem xét dự án đã đủ điều kiện mở bán chưa?
- 4. Bạn nên kiểm tra ngân hàng bảo lãnh dự án đến đâu?
- 5. Bạn nên kiểm tra xem dự án có bị thế chấp hay không?
- 6. Bạn nên nắm quyền đàm phán hợp đồng
- 7. Bạn chỉ tiến hành thanh toán đúng quy định
- 8. Bạn nên đòi quyền lợi khi bị chậm giao nhà
1. Bạn nên xác định chủ đầu tư uy tín đến đâu?
Điều tiên quyết và quan trọng nhất khi bạn quyết định đầu tư vào loại hình bất động sản hình thành trong tương lai này là phải lựa chọn và xác định được chủ đầu tư uy tín. Một chủ đầu tư uy tín sẽ luôn rõ ràng minh bạch và công khai thông tin dự án, nhất là với các dự án hình thành trong tương lai thì điều này càng quan trọng. Ngoài ra, khi lựa chọn chủ đầu tư uy tín thì bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục pháp lý, giấy phép xây dựng, có đang cầm cố dự án ở ngân hàng hay không…Các câu hỏi giúp bạn xác định chủ đầu tư dự án có uy tín hay không:
Năng lực chủ đầu tư trong lĩnh vực bất động sản như thế nào?: Bạn hãy tìm hiểu thông tin về các dự án đã triển khai và hoàn thành trước đó của chủ đầu tư như quy mô, cơ sở hạ tầng, tiện nghi tiện ích, mức giá của các dự án đó… Qua các thông tin trên bạn sẽ phần nào hình dung được dự án mình sẽ nhận được sau này.
Đánh giá của cư dân, người sử dụng về dự án của chủ đầu tư như thế nào?: Thông qua lời đánh giá thực tế của người sử dụng bạn sẽ biết chủ đầu tư đã từng có vấn đề gì hay không, chất lượng thực tế các dự án khác của chủ đầu tư như thế nào. Một lời khuyên cho bạn là nên tìm kiếm thông tin qua các diễn đàn thảo luận công khai, các bài báo, bài blog chứ đừng nên chỉ đánh giá qua website chủ đầu tư hoặc trang quảng cáo dự án.
2. Bạn nên thận trọng khi xem nhà mẫu
Thông thường các dự án đều sẽ có nhà mẫu để giúp người mua dự án có thể dễ hình dung phần nào về căn hộ mình sẽ nhận được trong tương lai. Thực tế, thông qua nhà mẫu, các chủ đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng, dễ dàng quảng bá sản phẩm hơn nhưng hiếm có chủ đầu tư nào đưa nhà mẫu vào hợp đồng (hoặc phần phụ lục) để xác định đó sẽ là mẫu nhà hoặc cấu trúc nhà sẽ bàn giao.Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa thông tin nhà theo hợp đồng và nhà được bàn giao thường là cấu trúc kỹ thuật, lối đi chung, khu vực sinh hoạt... Trong các bản hợp đồng, các điều khoản liên quan đến các vấn đề này thường chỉ được thể hiện chung chung dẫn đến bên mua khó có thể bảo vệ quyền lợi của mình vào sau này, nhất là với các dự án trên giấy là các dự án mà phải mất rất lâu nữa mới được hình thành.
3. Bạn nên xem xét dự án đã đủ điều kiện mở bán chưa?
Đây là câu hỏi hết sức quan trọng mà bất kỳ ai muốn đầu tư dự án trên giấy đều phải tìm hiểu thông tin. Bởi lẽ, nếu mua một dự án chưa đủ điều kiện mở bán đồng nghĩa với việc bạn đang tự đặt bản thân mình vào rủi ro cực kỳ lớn nếu đầu tư phải dự án sai phép, chưa được cấp phép. Hay thậm chí là mất trắng nếu gặp dự án "ma".Trước khi quyết định đầu tư vào một dự án trên giấy nào đó, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan như: hồ sơ dự án, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế bản vẽ thi công, giấy phép xây dựng... Việc làm này sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải, đồng thời đây cũng là cách giúp bạn xác định chủ đầu tư đó có uy tín, đáng để tin tưởng hay không.
4. Bạn nên kiểm tra ngân hàng bảo lãnh dự án đến đâu?
Theo quy định hiện hành của Luật kinh doanh bất động sản, các dự án bắt buộc phải có sự bảo lãnh của ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức tín dụng có trách nhiệm bảo lãnh nghĩa vụ tài chính khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm khi bên mua nhà phát sinh vấn đề khiếu nại nhưng phía chủ đầu tư không thể giải quyết được.Đây là yếu tố để người đầu tư các dự án trên giấy có thể bảo vệ quyền lợi của mình nhưng thực tế người đầu tư lại ít khi biết thỏa thuận về mức độ bảo lãnh của ngân hàng với chủ đầu tư. Các doanh nghiệp có nhiều cách thức để nhận được bảo lãnh từ ngân hàng cho dự án, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô dòng vốn lớn đứng ra bảo lãnh cho dự án con của mình.
Vì vậy, trước khi đầu tư mua nhà trên giấy, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư giải trình về việc ngân hàng sẽ bảo lãnh cho dự án thế nào khi có sự cố xảy ra.
5. Bạn nên kiểm tra xem dự án có bị thế chấp hay không?
Để được ký kết hợp đồng mua bán, điều kiện bắt buộc là chủ đầu tư phải tiến hành giải chấp dự án đã được thế chấp ngân hàng trước đó để vay vốn đầu tư. Bạn cần nên tìm hiểu kỹ dự án đang được thế chấp tại ngân hàng nào, tài sản thế chấp gồm những gì, thời hạn thế chấp bao lâu và việc giải chấp có khả thi không. Đặc biệt là cần lưu ý trường hợp dự án được thế chấp tại nhiều ngân hàng để tránh trường hợp vay chồng, vay chéo.Tốt nhất, bạn nên yêu cầu chủ đầu tư xuất trình các văn bản chứng minh dự án chưa bị thế chấp ngân hàng hoặc đã hoàn tất việc giải chấp trước khi quyết định đầu tư.
6. Bạn nên nắm quyền đàm phán hợp đồng
Dù là dự án bình thường hay các dự án hình thành trong tương lai, các hợp đồng mua bán nhà là thỏa thuận dân sự giữa hai bên. Vì vậy, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ cùng thảo luận, xây dựng các điều khoản trong hợp đồng mua bán. Do đó, tránh trường hợp bị rơi vào thế bị động bởi các lý do phía chủ đầu tư đưa ra như hợp đồng mua bán phải đúng mẫu chuẩn để lờ đi việc đàm phán các điều khoản.Khách hàng, nhà đầu tư khi mua các dự án trên giấy hãy mạnh dạn, chủ động yêu cầu đàm phán, trao đổi về bất cứ điều khoản nào cảm thấy vô lý trong hợp đồng. Vì suy cho cùng, bạn là người phải bỏ số tiền lớn ra mua dự án, hãy đảm bảo các quyền lợi mình nhận được là xứng đáng và hợp lý.
7. Bạn chỉ tiến hành thanh toán đúng quy định
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, đối với các dự án hình thành trong tương lai, khách hàng chỉ thanh toán lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng. Những lần thanh toán tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà.Các trường hợp bạn bị yêu cầu thanh toán đến 95 - 100% giá trị hợp đồng mua nhà trong tương lai trước thời điểm bàn giao nhà đều là sai phạm, cần phải xem xét lại để tránh các rủi ro có thể xảy ra.
8. Bạn nên đòi quyền lợi khi bị chậm giao nhà
Thực tế, việc chậm giao nhà đối với các dự án xây dựng thường khá phổ biến. Nhanh thì vài tháng, chậm thì vài năm. Cá biệt có dự án bị chậm tiến độ lên đến 5 - 6 năm. Với các dự án hình thành trong tương lai thì rủi ro này càng cao.Khi bị chậm bàn giao nhà, các chủ đầu tư thường đưa ra nhiều lý do, nguyên nhân khách quan để né tránh trách nhiệm. Nhưng bạn nên nhớ, việc bàn giao nhà đúng thời hạn là nghĩa vụ của chủ đầu tư. Khi không bàn giao nhà đúng thời hạn cho bạn thì chủ đầu tư đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng mua bán và phải có trách nhiệm bồi thường cho người đầu tư.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho mình khi mua nhà trên giấy, bạn cần phải chú ý kỹ điều khoản về bồi thường khi chủ đầu tư bị chậm tiến độ bàn giao nhà và khi có sự cố xảy ra, cần phải ngay lập tức yêu cầu bồi thường.
Trong trường hợp chủ đầu tư có dấu hiệu chuyển nhượng dự án, rút vốn không triển khai dự án hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, bên mua có quyền khởi kiện để yêu cầu quyền lợi và tố cáo kịp thời với cơ quan chức năng.
Sau khi xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần hỗ trợ thêm thì hãy liên hệ ngay với Invert để được tư vấn trực tiếp.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập