Thông tin quy hoạch

Toàn cảnh Hầm Thủ Thiêm vượt qua sông Sài Gòn

Hầm Thủ Thiêm nằm trên trục đại lộ Đông Tây, vượt qua sông Sài Gòn nối liền Quận 1 với Quận 2. Hiện nay Hầm Thủ Thiêm đã và đang thể hiện được vai trò của mình đối với giao thông của thành phố. Chúng ta hãy cùng nhau "khám phá" hầm Thủ Thiêm nhé!

Cảnh Hầm Thủ Thiêm lúc xế chiều
Cảnh Hầm Thủ Thiêm lúc xế chiều

Thông tin nhanh về hầm Thủ Thiêm

Tên dự án: Hầm Thủ Thiêm Quy mô: 6 làn xe
Điểm đầu: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thiết kế: Chiều cao hầm 8,9m
Điểm cuối: Khu đô thị mới Thủ Thiêm Chi phí xây dựng hầm Thủ Thiêm:
Hình thức đầu tư: ODA Khởi công: 31/01/2005

Giờ mở cửa hầm Thủ Thiêm: 4h đối với xe máy; Ô tô 24/7

Khánh Thành: 20/11/2011
Giờ đóng cửa: Xe máy 4h – 23h; Ô tô và xe khách 24/7 Lưu ý khi di chuyển: Khi vào Hầm nhớ bật đèn
Cảnh bên trong Hầm Thủ Thiêm 
Cảnh bên trong Hầm Thủ Thiêm 

Thiết kế của đường Hầm Thủ Thiêm

Đường Hầm Thủ Thiêm kết nối Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh với khu đô thị mới Thủ Thiêm như sau: Điểm đầu tại Quận 1 nằm ở bên cạnh bến Chương Dương nối với đại lộ Võ Văn Kiệt; Điểm cuối tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Quận 2, điểm này nối với đại Lộ Đông Tây, đi ra hướng ngã 3 Cát Lái.

Theo thiết kế, tổng chiều dài của Hầm Thủ Thiêm là 1.500m, thiết kế với 6 làn xe để phương tiện giao thông có thể lưu thông dễ dàng, chiều cao hầm khoảng 8,9m, cách mặt nước 26m, có thể thấy hầm nằm khá sâu dưới đáy sông.

Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì mật độ đô thị và dân cư các quận khu Đông (2,9 và Thủ Đức) đang tăng nhanh.
Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì mật độ đô thị và dân cư các quận khu Đông (2,9 và Thủ Đức) đang tăng nhanh.

Còn về lối vào của hầm Thủ Thiêm được thiết kế hình chữ U có phần miệng dài 720m và phần hầm dìm xuống được chia thành 4 đốt, có chiều dài là 370m, mỗi đốt dìm có trọng lượng 27.000 tấn. Đốt hầm được làm từ bê tông cốt thép.

Hầm Thủ Thiêm có độ dốc tối đa là 4%, bề dày của đáy và nắp là 1,5m, vách hai bên có độ dày 1m. Tuổi thọ của hầm được xác định là 100 năm. Bên cạnh đó đường hầm này cũng có thể chịu được động đất ở mức 6 độ Richter.  

Thời gian ra vào hầm đối với các phương tiện cũng được quy định sẵn. Trong đó, xe gắn máy có thời gian di chuyển trong hầm là 4h – 23h, còn những loại xe ô tô con hay xe khách được sử dụng hầm 24/24. Với những loại xe có tải trọng lớn sẽ phải thực hiện theo quy định của Sở giao thông vận tải ban hành. Hiện nay, mỗi ngày có hơn 47.000 ôtô, khoảng từ 230.000-270.000 xe máy lưu thông qua hầm.

Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì Quận 2, 9 và Thủ Đức đang tăng nhanh.
Hiện nay tình trạng hầm Thủ Thiêm quá tải vì Quận 2, 9 và Thủ Đức đang tăng nhanh.

Hướng dẫn chi tiết lối đi đến Đường hầm Thủ Thiêm

Để đến Hầm Thủ Thiêm không gặp nhiều khó khăn, bởi vị trí này là điểm giao cắt quan trọng của nhiều quận. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận từ nhiều con đường khác nhau.

Từ Quận 1: Nếu bạn khởi hành từ Quận 1, có thể lựa chọn tuyến đường qua Nguyễn Huệ, sau đó rẽ sang Võ Văn Kiệt. Tiếp tục di chuyển trên đại lộ Võ Văn Kiệt sẽ đưa bạn đến Hầm Thủ Thiêm. Thời gian di chuyển thông thường chỉ khoảng 15 phút từ Quận 1 đến hầm.

Từ Quận 9 hoặc Quận Thủ Đức: Nếu bạn xuất phát từ Quận 9 hoặc Quận Thủ Đức, có thể chọn tuyến đường qua xa lộ Hà Nội, tiếp tục đến ngã ba Cát Lái, sau đó rẽ vào đường mới Thủ Thiêm. Điều này sẽ đưa bạn tới Hầm chui Sài Gòn trên đường Thủ Thiêm.

Từ cảng Cát Lái: Nếu bạn di chuyển từ cảng Cát Lái, hãy đi theo tuyến đường Lê Phụ Hiểu → Nguyễn Thị Định. Tiếp theo, di chuyển thẳng trên đường Đồng Văn Cống. Cuối cùng, rẽ sang đường Mai Chí Thọ và tiếp tục di chuyển thẳng sẽ đưa bạn đến Hầm Thủ Thiêm.

Từ Quận 2: Nếu bạn khởi hành từ Quận 2, chỉ cần đi thẳng trên đường Mai Chí Thọ là có thể nhanh chóng đến Hầm Thủ Thiêm.

Đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng như thế nào?

Dự án Đường hầm Thủ Thiêm được tài trợ đầu tư bởi Quỹ Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản, với sự góp sức quyết liệt của 1500 nhân viên hoạt động không ngừng suốt 3000 ngày để hoàn thành công trình đầy thách thức này.

Ngoài ra, việc xây dựng hầm Thủ Thiêm cũng mang đến một bước tiến vượt bậc với sự ứng dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến chưa từng có tại Việt Nam. Nhà thầu đã sử dụng nhiều kỹ thuật đột phá nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho hầm băng qua sông Sài Gòn.

Để có phần chìm dưới dòng sông Sài Gòn, nhà thầu đã thực hiện quá trình nạo vét hơn 450.000m3 bùn đáy sông, tạo nên không gian cho bốn đợt hầm. Trong thời kỳ nạo vét và thi công, hoạt động giao thông thủy trong khu vực đã phải bị tạm ngưng.

Hầm Thủ Thiêm được xây dựng từ bê tông cốt thép chất lượng cao, có khả năng chịu tải các tác động địa chấn lên đến 6 độ Richter và duy trì khả năng hoạt động trong vòng 100 năm.

Tiến độ thi công của Hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm được đánh giá là phù hợp với quy hoạch của thành phố trong cuộc hội thảo về dự án, công trình vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thiêm vào tháng 5/1997. Một tháng sau, công trình này được duyệt và triển khai kế hoạch xây dựng nhưng vẫn còn vướng mắc vấn đề giải tỏa và đền bù, nên đến 31/1/2005, công trình này mới khởi công xây dựng được.

Nhà thầu chính đảm nhận thi công hầm Thủ Thiêm là Obayashi Corporation của Nhật Bản. Trong quá trình thi công cũng xảy ra các sự cố, cụ thể vào Tháng 5-2008, sau khi nhà nước tiến hành nghiệm thu thì phát hiện các vết nứt trên thành tường thẳng đứng, kéo dài từ  2m - 3m, bề rộng của vết nứt lớn nhất lên đến 1mm. Để khắc phục điều này, nhà thầu lựa chọn cách bơm keo epoxy đối với những vết nứt có chiều rộng lớn hơn 0.15mm. Đối với những vết nứt có chiều rộng nhỏ hơn 0.15mm thì phủ keo epoxy lên bề mặt.

Ngày 20/11/2011 lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức tại hai đầu hầm, đến 6 giờ sáng ngày 21/11/2011 các phương tiện giao thông chính thức được lưu thông qua hầm Thủ Thiêm.

Chụp trên cao Hầm Thủ Thiêm
Chụp trên cao Hầm Thủ Thiêm

Thời gian Hầm Thủ Thiêm đóng cửa

Thời gian lưu thông bên trong Hầm Thủ Thiêm có sự khác biệt tùy thuộc vào từng loại phương tiện. Cụ thể:

  • Đối với xe máy: Được phép di chuyển qua hầm từ 4h đến 23h, áp dụng từ ngày 23/01/2020.
  • Đối với xe ô tô, xe khách và xe tải: Có thể lưu thông qua hầm mọi lúc trong ngày, không bị giới hạn thời gian.

Lợi ích hầm Thủ Thiêm khi đi vào hoạt động

Từ khi xây dựng cho đến nay, hầm Thủ Thiêm đã và đang trở thành đường hầm quan trọng có vai trò đối với giao thông thành phố:

Tuyến đường hầm Thủ Thiêm giúp kết nối Quận 1 và Quận 2, giúp cho việc đi lại giữa hai khu vực này trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Nếu như trước đây, người dân mất rất nhiều thời gian để đi lại thì giờ đây chỉ mất khoảng hơn 5 phút qua hầm.

Hầm Thủ Thiêm giúp cho giao thông của các Quận khác như Quận 7, Quận 9 cũng được khai thông. Bên cạnh đó tình trạng kẹt xe trên cầu Sài Gòn được cải thiện đáng kể.

Đường hầm này góp phần quan trọng vào việc phát triển giao thông cho khu vực thành phố và đặc biệt là Quận 2. Nhờ hầm Thủ Thiêm, Quận 2 và trung tâm không còn quá cách biệt, đây cũng là tiền đề giúp cho Quận 2 cũng như bất động sản khu vực này có nhiều bước tiến sau này.

Xem thêm: Thông tin quy hoạch giao thông và giá đất tại Quận 2

Cảnh Hầm Thủ Thiêm vào lúc tối khuya
Cảnh Hầm Thủ Thiêm vào lúc tối khuya

Đến bây giờ, giá bất động sản của Quận 2 chưa bao giờ hạ nhiệt và được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Nhờ vậy mà Quận 2 đang ngày càng xuất hiện nhiều khu đô thị lớn như: Đảo Kim Cương, Sala, One Verandah,…Đặc biệt đất khu vực Thủ Thiêm trở nên đắt giá hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, hầm Thủ Thiêm còn là nơi có vị trí đẹp với những view sống ảo dành cho giới trẻ vô cùng độc đáo. Đó là lý do mà nhiều bạn trẻ đến đây vui chơi. Vì vậy, có thể nói rằng Hầm Thủ Thiêm là điểm tham quan cho những du khách khi đến với Sài Gòn.

Đặc biệt, công viên Nóc Hầm Thủ Thiêm trở thành điểm vui chơi, giải trí được nhiều người quan tâm. Những khu vực vốn dĩ hoang sơ trước đây của Quận 2 nay đã được khai phá và mở rộng.

Trên thực tế, Hầm Thủ Thiêm còn là đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, đưa tên tuổi của Việt Nam vươn ra khu vực đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Một số hình ảnh thực tế Hầm Thủ Thiêm

Hiện tai Thành phố đang triển khai 7 cây cầu. Trong đó, 3 cầu bắc qua sông Sài Gòn để nối khu trung tâm với khu đô thị mới Thủ Thiêm tại quận 2 là: Thủ Thiêm 2 (nối từ quận 1), Thủ Thiêm 3 (nối từ quận 4) và Thủ Thiêm 4 (nối từ quận 7).
Điểm đầu Hầm Thủ Thiêm 
Điểm đầu Hầm Thủ Thiêm 

Nóc của Hầm Thủ Thiêm - điểm đến được nhiều người Sài Gòn yêu thích

1. Thưởng thức một khoảnh khắc hoàng hôn mê đắm

Tận hưởng cảnh hoàng hôn từ nóc hầm Thủ Thiêm là một trải nghiệm tuyệt vời mà bất kỳ ai đã từng trải qua đều không thể quên. Từ đỉnh cao này, bạn sẽ bắt gặp sự giao thoa tuyệt đẹp giữa ngày và đêm, khi mà không gian chuyển màu sang gam cam ấm áp, tạo nên bức tranh lãng mạn đầy mê hoặc. 

Bên cạnh đó, với tầm nhìn bao quát và rộng lớn, toàn bộ thành phố dường như được thu nhỏ trong tầm mắt. Đồng thời, hòa quyện trong ánh nắng chiều và gợi lên vô số cảm xúc khó diễn tả.

2. Ngắm nhìn Sài Gòn lung linh về đêm từ đỉnh nóc hầm

Sài Gòn luôn có vẻ đẹp đặc biệt vào buổi tối, và nóc hầm Thủ Thiêm chính là nơi tuyệt vời để chiêm ngưỡng điều đó. Vị trí độc đáo này cho phép bạn thả mắt ngắm toàn cảnh sông Sài Gòn với những tòa nhà cao tầng nổi bật.

Từ Bitexco, cho đến tòa nhà Landmark 81 cao chọc trời, tất cả đều có thể nhìn rõ từ đỉnh nóc hầm Thủ Thiêm. Khi ánh đèn bắt đầu lung linh, soi sáng mặt sông, bạn sẽ được chứng kiến một màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp và lãng mạn. Đêm nóc hầm Thủ Thiêm xứng đáng là điểm đến tốt nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố.

3. Thưởng thức gió mát và trà chanh trên nóc hầm

Nhiều nhóm bạn đã chọn công viên hầm Thủ Thiêm để dừng chân, thư giãn và thưởng thức bữa ăn khi thăm Sài Gòn. Tại đây, bạn có thể thả mình vào làn gió mát, hòa mình vào không gian và nếm trải hương vị của ly trà chanh thơm mát. Không gì tuyệt hơn khi bạn và những người bạn thân có thể cùng nhau ngồi bên bờ sông, thưởng thức đồ uống và tận hưởng tầm nhìn toàn cảnh thành phố.

4. Ngắm nhìn Sài Gòn lung linh về đêm từ đỉnh nóc hầm

Sài Gòn luôn có vẻ đẹp đặc biệt vào buổi tối, và nóc hầm Thủ Thiêm chính là nơi tuyệt vời để chiêm ngưỡng điều đó. Vị trí độc đáo này cho phép bạn thả mắt ngắm toàn cảnh sông Sài Gòn với những tòa nhà cao tầng nổi bật.

Từ Bitexco, cho đến tòa nhà Landmark 81 cao chọc trời, tất cả đều có thể nhìn rõ từ đỉnh nóc hầm Thủ Thiêm. Khi ánh đèn bắt đầu lung linh, soi sáng mặt sông, bạn sẽ được chứng kiến một màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp và lãng mạn. Đêm nóc hầm Thủ Thiêm xứng đáng là điểm đến tốt nhất để ngắm nhìn vẻ đẹp của thành phố.

Ăn gì món gì ở công viên hầm Thủ Thiêm?

1. Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng là một sự lựa chọn phổ biến tại nóc hầm Thủ Thiêm, đặc biệt hấp dẫn với hương vị giòn rụm kết hợp cùng vị cay mặn tạo nên sự hài hòa tuyệt vời. Đây là một món ăn vặt được nhiều thực khách yêu thích và đánh giá cao.

Món bánh tráng nướng tại nóc hầm Thủ Thiêm là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những người yêu thích món ngon và đang du lịch. Giá của mỗi chiếc bánh tráng nướng thường nằm trong khoảng từ 15.000 – 25.000 VNĐ.

2. Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là món ăn đặc trưng có tại nóc hầm Thủ Thiêm. Với sự phối hợp độc đáo của bánh tráng dai dai kết hợp cùng hành phi, mỡ hành, ruốc, khô bò, khô mực... tạo nên hương vị thơm ngon độc đáo. Đây chắc chắn là một món ngon không thể bỏ lỡ khi đến nóc hầm.

Giá cho mỗi bịch bánh tráng trộn thường nằm trong khoảng 20.000 – 25.000 VNĐ.

3. Cút lộn xào me

Món cút lộn xào me với hương vị thơm ngon luôn là lựa chọn hàng đầu của các tín đồ ẩm thực. Được chế biến từ cút lộn bùi bùi kết hợp với sốt me chua ngọt, món ăn này chắc chắn sẽ làm bạn phải xuýt xoa.

Cút lộn xào me được phục vụ kèm theo rau muống và giá của một phần thường khoảng 40.000 VNĐ cho 10 trứng.

4. Cá viên chiên

Món cá viên chiên là một trong những món ngon bạn không thể bỏ qua khi đến nóc hầm Thủ Thiêm. Cá viên chiên với vỏ ngoài giòn rụm, bên trong mềm ẩm và hấp dẫn, được chấm cùng các loại tương sẽ là niềm hạnh phúc ẩm thực đích thực.

Bên cạnh việc ăn kèm dưa leo và đồ chua, bạn có thể thưởng thức nhiều loại viên khác nhau như cá viên, bò viên, tôm viên, hải sản viên, xúc xích phô mai, hồ lô... Mức giá của từng loại viên dao động từ 5.000 – 20.000 VNĐ/xiên.

5. Kem tươi

Kem tươi là lựa chọn phù hợp cho những ngày nắng nóng của Sài Gòn. Bạn có thể thưởng thức nhiều loại kem với giá phải chăng, khoảng 10.000 – 15.000 VNĐ/cây.

6. Bánh trứng cút chiên

Bánh trứng cút chiên là một món ăn mới nhưng đã nhanh chóng trở thành sự ưa chuộng của nhiều thực khách. Món ăn này thường gồm 10 bánh nhỏ, được chiên kèm với pate, chà bông, mỡ hành và tương ớt, mang đến hương vị thơm ngon và hấp dẫn. Giá của mỗi phần bánh trứng cút chiên là khoảng 25.000 VNĐ.

7. Xoài lắc

Xoài lắc là món ăn vặt đặc biệt được các chị em yêu thích. Với hương vị độc đáo của xoài chua ngọt kết hợp với muối tôm, đường và nước mắm, món ăn này mang đến sự hòa quyện tuyệt vời trong từng miếng thưởng thức.

Việc ngồi thưởng thức xoài lắc bên dòng gió mát tại nóc hầm Thủ Thiêm là một trải nghiệm thú vị. Bạn có thể yêu cầu thêm đường và muối theo khẩu vị của mình. Giá của một phần xoài lắc tại nóc hầm thường dao động từ 20.000 – 25.000 VNĐ.

8. Thịt xiên nướng

Không chỉ là món ngon nổi tiếng của Đà Lạt, thịt xiên nướng cũng có mặt ngay tại nóc hầm Thủ Thiêm. Thịt được xiên và nướng mềm mịn, thấm đậm gia vị tạo nên món ăn tuyệt vời. Đây là sự kết hợp hoàn hảo để bạn vừa thưởng thức món ngon, vừa ngồi ngắm cảnh và trò chuyện trên nóc hầm.

Thịt xiên nướng thường được kèm theo dưa leo và đồ chua để tạo thêm hương vị phấn khích. Giá cho một que thịt xiên nướng dao động từ 15.000 – 25.000 VNĐ, phụ thuộc vào thành phần và loại thịt.

Trên đây là một vài thông tin về đường Hầm Thủ Thiêm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đường hầm này và vai trò của nó đối với giao thông của nước ta.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: hầm thủ thiêm mấy giờ đóng cửahầm thủ thiêm quận mấygiờ mở cửa hầm thủ thiêm 2020chi phí xây dựng hầm thủ thiêm
Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email