GPA hiện nay được biết đến là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh, thể hiện điểm trung bình các môn học của học sinh, sinh viên. Tùy vào từng quốc gia, điểm GPA sẽ được quy định khác nhau, đó cũng là lý do người ta có bảng quy đổi điểm GPA tiêu chuẩn quốc tế.
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Điểm GPA là gì?
Điểm GPA chính là thang điểm trung bình tất cả các môn học trong cả một hoặc 2 kỳ học của học sinh và sinh viên. Điểm số này sẽ đánh giá được năng lực học tập của các cá nhân qua nhiều môn học khác nhau.
Tại Việt Nam, đa phần các trường THPT hiện nay đều sử dụng thang điểm 10 còn khối đại học sẽ sử dụng cả thang điểm 10 và thang điểm 4. Bên cạnh đó, một số trường đại học cũng sử dụng thang điểm chữ để đánh giá năng lực học tập của sinh viên.
2. Các thang điểm GPA phổ biến
Hiện nay, thang điểm được sử dụng phổ biến nhất ở nhiều quốc gia là thang điểm 4. Khi đi du học, bạn cũng cần cung cấp điểm GPA quy đổi qua thang điểm 4 để đánh giá chung. Thực tế, mỗi quốc gia sẽ có quy định khác nhau về cách sử dụng thang điểm. Do đó, trong bài viết hôm nay, đội ngũ Invert xin phép chỉ cung cấp những thông tin về 3 thang điểm được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể:
Thang điểm 10
Đây là loại thang điểm được sử dụng chủ yếu để đánh giá kết quả học tập của các bạn học sinh thuộc cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học cũng đang sử dụng thang điểm này để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Cho đến thời điểm hiện tại, thang điểm 10 là thang điểm được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Để phân loại học sinh, sinh viên, chúng ta sẽ dựa trên cách phân loại sau:
Loại giỏi: Các bạn học sinh, sinh viên có GPA tối thiểu là 8.0
Loại khá: Các bạn học sinh sinh viên có điểm trung bình các môn học đạt tối thiểu 6.5 trở lên.
Loại trung bình: Các bạn học sinh, sinh viên có điểm GPA các môn học đạt tối thiểu từ 5.0 trở lên
Loại yếu: Các bạn học sinh, sinh viên có điểm GPA các môn học đạt tối thiểu từ 3.5 trở lên, trong đó không có môn nào dưới 2.0.
Loại kém: Những trường hợp còn lại
Thang điểm chữ
Thang điểm chữ tại Việt Nam thường được sử dụng để đánh giá năng lực học tập của các bạn sinh viên theo học tại bậc cao đẳng và đại học. Điểm chữ sẽ được áp dụng cho những trường áp dụng cách đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cụ thể, cách đánh giá như sau:
- Điểm A+: Loại xuất sắc
- Điểm A: loại Giỏi
- Điểm B+: loại Khá giỏi
- Điểm B: loại Khá
- Điểm C+: loại Trung bình khá
- Điểm C: loại Trung bình
- Điềm D+: loại Trung bình yếu
- Điểm D: loại Yếu
- Điểm F: loại Kém (không đạt)
Thang điểm 4
Thang điểm 4 là cách tính GPA của một học kỳ hoặc cả năm học và số điểm tích lũy toàn khóa của học sinh viên theo học cao đẳng, đại học. Đây cũng là điểm số để quy đổi nhanh chóng thành điểm chữ.
- Xuất sắc: Điểm GPA đạt từ 3.60 – 4.00
- Giỏi: Điểm GPA đạt từ 3.20 – 3.59
- Khá: Điểm GPA đạt từ 2.50 – 3.19
- Trung bình: Điểm đạt GPA từ 2.00 – 2.49
- Yếu: Điểm GPA đạt dưới 2.00
3. Cách tính điểm GPA đơn giản nhất
Thật ra, việc tính điểm trung bình GPA không quá phức tạp. Bạn chỉ cần áp dụng đúng các công thức thì hoàn toàn có thể tính ra điểm số GPA chuẩn theo từng cấp học. Cụ thể, cách tính như sau:
Cách tính điểm GPA bậc đại học
Tùy vào quy định của trường học, cách tính điểm GPA sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, về cơ bản thì cách tính điểm GPA tại nước ta sẽ tương tự như cách tính của hệ thống giáo dục tại nước Mỹ.
Tỷ lệ cụ thể là 10% từ điểm chuyên cần, 30% từ điểm giữa kỳ và 60% điểm thi cuối kỳ. GPA sẽ là điểm trung bình của tổng các hệ số điểm này, từ đó rút ra được con số cuối cùng cho từng môn học.
Bên cạnh đó, người ta còn có thể quy đổi từ điểm GPA trung bình ra thành điểm chữ. Từ đó đánh giá năng lực học tập của sinh viên và lấy đó làm cơ sở để xét học bộc, xét du học.
Cách tính điểm GPA bậc trung học
Tại bậc trung học, cách tính điểm GPA sẽ được tính bằng cách tổng điểm trung bình tổng kết qua từng năm học, chia cho hệ số tương ứng với số năm học. Chẳng hạn, điểm tổng kết trong 3 năm học của bạn lần lượt là 6.8 – 7.2 – 7.9 thì điểm GPA bậc THPT của bạn sẽ được tính như sau: GPA=(6.8 + 7.2 + 7.9)/3 = 7.3. Trong đó 7.3 chính là điểm GPA của bạn qua 3 năm học.
Với những thông tin cơ bản này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ được điểm GPA là gì cũng như những thang điểm cơ bản và cách tính điểm GPA đơn giản nhất qua từng cấp học. Từ đó có thể tự tính được điểm GPA cho mình thông qua các thành phần điểm của môn học hoặc GPA của kỳ học.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập