Bạn đang tra cứu Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 vào ngày nào và được nghỉ mấy ngày, ý nghĩa của ngày này như thế nào? Nếu nắm được lịch nghỉ để lên kế hoạch cho các ngày nghỉ lễ này để đi chơi, đi du lịch. Mọi thông tin đều được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây của INVERT.
Năm 2024, ngày Giỗ tổ Hùng vương năm 2024 là ngày 10/3 Âm lịch rơi vào thứ Năm ngày 18/4/2024 Dương lịch. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 sẽ kéo dài 1 ngày là thứ Năm ngày 18/4/2024 (tức ngày 10/3 Âm lịch).
Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 thứ mấy, ngày nào?
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong 01 ngày là ngày 10/3 Âm lịch, nghỉ ngày Chiến thắng trong 01 ngày là ngày 30/4 Dương lịch, nghỉ ngày Quốc tế lao động trong 01 ngày là ngày 01/5 Dương lịch.
Năm 2024, ngày Giỗ tổ Hùng vương năm 2024 là ngày 10/3 Âm lịch rơi vào thứ Năm ngày 18/4/2024 Dương lịch. Đây là ngày làm việc trong tuần của người lao động nên lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 sẽ kéo dài 1 ngày là thứ Năm ngày 18/4/2024 (tức ngày 10/3 Âm lịch).
Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
1. Người lao động được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024mấy ngà
2. Sinh viên nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 mấy ngày?
3. Học sinh nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 mấy ngày?
4. Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương của các ngân hàng
5. Lịch nghỉ Giỗ Tổ của các sàn chứng khoán
6. Lịch nghỉ Giỗ Tổ của bưu điện, hãng vận chuyển
Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương
1. Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ ai?
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng, Quốc giỗ) là một ngày lễ truyền thống của Việt Nam để tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Vậy Giỗ tổ Hùng Vương là giỗ ai?
Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương và Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương - cháu đích tôn của Kinh Dương Vương và niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Vì vậy, theo logic thì Giỗ Tổ là ngày giỗ của Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.
Theo một số tài liệu sử sách cách đây 2.000 năm, cột đá thề được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh dưới thời Thục Phán An Dương Vương. Cột đá ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các vua sau đó luôn khẳng định vai trò của các vua Hùng trong việc xây dựng giang sơn. Đồng thời, hàng năm người Việt luôn dành một ngày để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng.
Tuy nhiên, trước đây người dân không đặt ra một ngày cố định và thường tự chọn ngày tốt để tổ chức lễ bái. Nhận thấy được điều này, năm 1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đề xuất định lịch ngày 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày tế của cả nước. Từ đó, Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ quan trọng và được coi là Quốc giỗ. Trong ngày này, người lao động cũng được nghỉ làm.
2. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
- Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Hằng năm, người dân địa phương sẽ có nhiệm vụ trông giữ, sửa sang, cúng bái và làm lễ giỗ tổ. Đổi lại, họ sẽ được miễn ruộng, sưu dịch và không cần sung lính.
Vào thế kỷ 20, triều vua Khải Định chính thức định ngày 10/03 Âm lịch là ngày giỗ tổ và các quan phải đến Đền Hùng cúng tế. Năm 2007, giỗ tổ được công nhận là ngày quốc lễ và nghỉ chính thức theo Bộ Luật Lao động.
- Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nước Việt Nam là một nước luôn gìn giữ bản sắc dân tộc và luôn tưởng nhớ đến những người có công. Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2023 cũng như bao ngày khác. Đây là ngày để chúng ta tưởng nhớ lại công lao hy sinh của các vị vua Hùng đã đánh đổi tính mạng của mình giành lấy và xây dựng nên non sông như ngày hôm nay.
Để tỏ lòng biết ơn với vua Hùng, tất cả người dân sẽ thực hiện lòng thành kính của mình bằng cách thờ cúng và có các hoạt động văn hóa. Đó như là một lời biết ơn sâu sắc của người dân vẫn còn tưởng nhớ đến công sức của các vị Vua Hùng. Lễ hội là một ngày đáng nhớ của dân tộc ta và giúp cho các thế hệ sau mãi mãi vẫn nhớ đến truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đây là một truyền thống bao đời nay cho nên chúng ta luôn quý trọng. Nhiều người dân lao động còn tận dụng những ngày này để được đi thăm quan các nơi để hiểu rõ hơn về cảnh quan cũng như nền văn hóa của dân tộc.
3. Năm 2023 giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu?
Ngày giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra tại mảnh đất Phú Thọ. Được tổ chức tại thành phố Việt Trì. Cứ ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm chúng ta sẽ có lệ hội diễn ra tại đây. Lễ hội vô cùng đông và sôi động, gần như người dân nơi đây và người dân tứ xứ đều rất háo hức mong chờ.
Thông thường người dân sẽ mở lệ hội từ trước ngày giỗ đến vài tuần. Các hoạt động diễn ra như nấu bánh chưng để thể hiện nét truyền thống gần gũi nhất của người Việt, giã bánh dày, hành hương lên đền thờ Hùng Vương. Đặc biệt là sẽ có màn đánh trống đồng, một trong những nghi lễ không thể thiếu được vào dịp lễ mùng 10 tháng 3 hàng năm.
Với lịch nghỉ 3 ngày liên tiếp chắc chắn nhiều người dân tứ phương cũng sẽ nhớ đến và sẽ tham dự ngày giỗ tổ Hùng Vương tại quê hương Phú Thọ. Tuy nhiên dịch bệnh Covid cũng đang chưa chấm dứt cho nên bạn cần phải cẩn thận trong dịp lễ như thế này nhé.
4. Nghi thức lễ giỗ Tổ Hùng Vương như thế nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 sẽ diễn ra với 2 lễ cử hành như sau:
- Lễ rước kiệu: Đây là nghi thức rước kiệu Vua không thể thiếu. Người dân sẽ rước kiệu bắt đầu từ chân núi sau đó đi lên qua các đền. Sau khi đến đền Thượng thì các lễ vật sẽ được sắp xếp gọn gàng lại để bắt đầu cử hành lễ. Lễ sẽ có các đội múa sư tử, đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, quan viên và người dân.
- Lễ dâng hương: Ở lễ này thì tất cả mọi người sẽ đến đây và dân hương thể hiện lòng thành kính của mình. Nhiều người dân có đời sống tâm linh luôn luôn đến đây vào ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm. Mọi người thường nhờ đến các vua Hùng mong được phù hộ về công việc, sức khỏe và cầu những điều bình an.
Một số câu hỏi về lịch nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Giỗ Tổ Hùng Vương tiếng Anh là gì?
Giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội đền Hùng còn được gọi với cái tên tiếng Anh là The Hùng Kings' Temple Festival. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt Nam nhằm để tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 có được nghỉ bù thứ 7, chủ nhật không?
Năm 2023, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2023 rơi vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 theo Dương lịch (thứ Bảy) nên người lao động sẽ được nghỉ bù.
3. Nhân viên đi làm xuyên lễ có được bố trí nghỉ bù?
Hiện nay, pháp luật hiện hành không quy định về việc nghỉ bù dành cho người lao động đi làm vào ngày lễ. Thay vào đó, chỉ quy định người lao động được nghỉ bù nếu như ngày nghỉ lễ đó trùng với ngày nghỉ hàng tuần.
4. Lương nhân viên đi làm ngày Giỗ Tổ được tính như thế nào?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ và nhận 100% lương trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Nếu người lao động phải làm việc vào các ngày này, cũng sẽ được hưởng thêm 300% tiền lương, tổng cộng là 400% lương.
5. Nhân viên không được nghỉ Giỗ Tổ thì doanh nghiệp có bị phạt?
Các doanh nghiệp nếu vi phạm quy định về ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết đối với người lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 đang có lịch diễn ra trong vòng 3 ngày. Bạn nên có sự sắp xếp để có thể tham gia lễ hội cũng như có những ngày nghỉ bên gia đình, bạn bè trọn vẹn nhất. Có thể tìm đến một địa điểm nào đó để đi du lịch, thưởng thức hương vị cuộc sống.
Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 diễn ra vào ngày nào và ý nghĩa ra sao. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (1)