Dự án New Land nằm ngay mặt tiền đường ĐT 750 kết nối trực tiếp với Quốc lộ 13, được coi là trục giao thông xương sống của khu vực. Bên cạnh đó, New Land còn hưởng lợi khá nhiều nhờ vào hệ thống các tuyến đường trọng điểm như Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, tuyến đường tạo lực Bàu Bàng - Phú Giáo - Bắc Tân Uyên..giúp cư dân tại đây dễ dàng di chuyển đến các khu công nghiệp trên địa bàn, kết nối nhanh chóng đến TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Sắp tới, New Land càng hưởng lợi gia tăng giá trị hơn, khi tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng đang được gấp rút hoàn thành, với mục đích giảm được khoảng 30% thời gian và chi phí từ các khu công nghiệp xuống cầu cảng.
Tiềm năng phát triển bất động sản Bàu Bàng
Huyện Bàu Bàng hiện là cửa ngõ giao thông - giao thương quan trọng nối liền tỉnh Bình Phước và các tỉnh của Tây Nguyên. Định hướng đến năm 2025 - 2030 sẽ trở thành khu đô thị vệ tinh thông minh phát triển bậc nhật tại tỉnh thành, vì vậy Bàu Bàng đang có nhiều chính sách thúc đẩy và phát triển, nâng cấp hạ tầng, nhằm đưa huyện thành này trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương.
Về hạ tầng giao thông: Theo thống kê, hàng chục ngàn tỷ đồng được Bình Dương đổ vào mở rộng và xây dựng hệ thống giao thông. Phải kể đến các dự án đường Vành đai và trục xuyên tâm đã và đang hoàn thành, như tuyến đường Quốc lộ 13 đã mở rộng lên 6 làn xe, dự án đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng dài 62km, với vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, kết nối từ trung tâm hành chính Bàu Bàng đến ngã 3 Tân Vạn (quốc lộ 1). Tuyến đường này sẽ góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp của Bàu Bàng đến với TP.HCM, cảng Cái Mép, cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, cảng hàng không quốc tế Đồng Nai,...
Ngoài ra, một loại dự án đường cao tốc như tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, đường tạo lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên, đường Mỹ Phước – Bàu Bàng, ĐT 750, ĐT 749C, ĐT 741B, Vành đai 4, Vành đai 5, cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Bàu Bàng – Chơn Thành,… Hứa hẹn mang lại một động lực vô cùng lớn thúc đẩy Bàu Bàng phát triển toàn diện, đặc biệt là thị trường bất động sản.
Về công nghiệp: Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Bàu Bàng đang có 4 KCN lớn gồm Bàu Bàng (3.200 ha), KCN Tân Bình (hơn 1.400 ha), KCN Lai Hưng (600 ha), KCN Cây Trường (700 ha) và khu công nghiệp – khoa học công nghệ cao (400 ha).
Với tiềm lực mạnh về các khu công nghiệp, Bàu Bàng đang ghi nhận nguồn vốn FDI khủng. Cụ thể khu vực này đang có khoảng 1.000 dự án phát triển công nghiệp, bao gồm 816 dự án trong nước với số 29.736 tỷ đồng và 184 dự án FDI với vốn đầu tư 3,6 tỷ USD. Riêng năm 2020 đã thu hút 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 178 triệu USD và 20 dự án đăng ký tăng thêm gần 85 triệu USD. Bên cạnh việc, phát triển các khu công nghiệp, Bàu Bàng còn đầu tư vào việc xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ hơn nữa.
Như vậy, với sự mở rộng quy mô của hàng loạt khu công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng dần. Vào giai đoạn 2016-2020, giá trị công nghiệp của Bàu Bàng đạt bình quân 18%; giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 22%/năm. Về tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, vào giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 24%; giai đoạn 2021-2025 dự kiến đạt 26,5%/năm.
Song song với sự gia tăng của giá trị sản xuất, tốc độ dân số là lao động tại đây cũng tăng bình quân 9,15%/năm giai đoạn 2016-2020. Dự kiến sẽ đạt 9%/năm giai đoạn 2021-2025.
Theo đà tăng trưởng của công nghiệp cùng sự hoàn thiện của hệ thống hạ tầng, đòi hỏi Bàu Bàng phải có nhiều thêm các dự án nhà ở mới, cung cấp đủ nguồn cung khi số lượng lao động đổ về đây ngày càng đông.