Bạn đang muốn kinh doanh nhưng tài chính hạn hẹp chính là lý do khiến bạn chần chừ. Nhưng đừng lo, hãy thử bán hàng online theo phương pháp Dropshipping, bởi rất nhiều người đã khởi nghiệp thành công mà không phải bỏ ra một đồng vốn nào. Vậy Dropshipping là gì? Cùng INVERT tìm hiểu và giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Dropshipping là gì?
Dropshipping là hình thức kinh doanh bán lẻ, người bán chấp nhận đơn đặt hàng của khách hàng nhưng không giữ hàng tồn kho. Thay vào đó, người bán chuyển đơn đặt hàng và chi tiết giao hàng của khách hàng đến nhà sản xuất, nhà bán buôn, một nhà bán lẻ khác hoặc trung tâm điều phối đơn hàng để gửi hàng trực tiếp đến khách hàng.
Khi đó, người bán chỉ phải chịu trách nhiệm về việc tiếp thị và bán sản phẩm. Mà không phải quản lý chất lượng sản phẩm, hàng tồn kho hay vận chuyển sản phẩm.
Hình thức này loại bỏ chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng tồn kho, vận chuyển sản phẩm và tuyển dụng nhân viên. Người bán có lợi nhuận từ sự khác biệt giữa giá sỉ và giá bán lẻ của một mặt hàng.
Quy trình của mô hình Dropshipping
Mô hình kinh doanh Dropshipping bao gồm các bước sau:
- Lựa chọn sản phẩm cần bán
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các chiến lược marketing
- Nhận và xử lý đơn hàng từ khách hàng
- Liên hệ với nhà cung cấp để mua sản phẩm
- Thương lượng về giá cả, vận chuyển và các chi tiết khác với nhà cung cấp
- Đặt mua sản phẩm từ nhà cung cấp và theo dõi đơn hàng
- Tiếp tục marketing để quảng bá sản phẩm.
Ưu & nhược điểm của mô hình Dropshipping
1. Ưu điểm của Dropshipping
Mô hình dropshipping có những ưu điểm như sau:
- Dễ dàng tổ chức: Mô hình dropship chỉ cần 3 bước đơn giản để vận hành: tìm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán hàng, và bắt đầu bán hàng.
- Chi phí tổ chức thấp: Không cần dự trữ tồn kho, xử lý hàng hóa, gói hàng và vận chuyển, chi phí chủ yếu là xây dựng trang web và marketing cho cửa hàng.
- Chi phí đầu tư thấp: Không cần đầu tư quá nhiều vốn cho việc kinh doanh online.
- Rủi ro thấp: Không mất chi phí kiểm soát tồn kho nếu không bán được sản phẩm, không bị lỗ vốn nếu muốn ngừng bán.
- Bán hàng toàn cầu: Không cần văn phòng, nhà kho hay nhân viên, bạn có thể bán hàng tại bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
- Bán bất kỳ sản phẩm nào: Bạn có thể bán bất kỳ món hàng nào mà bạn thích, và bán nhiều sản phẩm khác nhau trên cùng một trang web.
- Dễ dàng mở rộng kinh doanh: Không cần tăng đầu tư thời gian và tiền bạc, bạn có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng cách tăng cường bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống website tối ưu bán hàng và tìm kiếm sản phẩm tiềm năng để mở rộng danh sách sản phẩm.
2. Nhược điểm của Dropshipping
Tuy dropshipping mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Song mô hình này cũng có những hạn chế như:
- Đặt hàng dropshipping yêu cầu sự kết nối và đồng bộ dữ liệu giữa sàn thương mại điện tử bán sỉ và bán lẻ. Hiện tại, việc kết nối trực tiếp giữa các nền tảng thương mại điện tử bán sỉ và bán lẻ ở Việt Nam còn hạn chế.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam rất cao, điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp kinh doanh dropshipping. Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam hiện tại rơi vào khoảng 50.000 - 60.000 VND cho 1 đơn hàng dưới 1kg. Ngoài ra, còn có các chi phí khác như xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu của người bán hàng.
- Sử dụng phương thức giao hàng – trả tiền (COD) ở Việt Nam rất phổ biến, đến 75% đơn hàng online sử dụng phương thức này. Tuy nhiên, phương thức này có tỉ lệ từ chối nhận đơn hàng/hủy đơn hàng rất cao, dẫn đến nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp dropshipping. Ngoài ra, tính thanh khoản của COD cũng rất thấp và người bán phải chờ lịch đối soát (từ 2 – 4 ngày) từ hãng vận chuyển để nhận được tiền.
Các bước để bắt đầu kinh doanh với Dropship?
Các bước để bắt đầu kinh doanh với Dropship bao gồm:
Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn sản phẩm, nhà cung cấp có mức giá phù hợp. Sau đó, đàm phán về giá cả và hình thức vận chuyển giao hàng với nhà cung cấp. Đây được xem là bước vô cùng quan trọng, bạn phải lựa chọn 1 nhà cung cấp uy tín với hàng hóa có chất lượng và giá cả ổn định. Bởi vì việc này quyết định bạn có được lợi nhuận bao nhiêu và thành công với dropship không.
Bước 2: Tiếp theo, bạn lựa chọn kênh bán hàng. Theo đó, bạn có thể đăng các sản phẩm lên store trên các trang TMĐT như amazon, ebay, hay trên website của riêng bạn thông qua shopify…)
Bước 3: Kế đến, khách hàng sẽ vào store của bạn để mua hàng và trả bạn tiền qua tài khoản Paypal, Payoneer hoặc một Paygate do nơi bạn bán chấp nhận.
Bước 4: Tiếp đó, bạn mua hàng và gửi cho khách. Hãy dùng tiền khách hàng trả cho bạn, rồi qua nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm tới tay khách hàng của bạn.
Bước 5: Khi đó, nhà cung cấp sẽ đóng gói, gửi hàng. Tới đây, bạn có thể tự theo dõi thông tin đơn hàng và chăm sóc khách hàng của mình.
Bước 6: Cuối cùng, bạn tổng kết số liệu, tính toán lợi nhuận của từng sản phẩm đem lại và có những kế hoạch điều chỉnh phù hợp hơn là hoàn thành.
Người bán được gì khi kinh doanh Dropship ở Việt Nam?
Hiện nay, mô hình Dropshipping trên thế giới đã rất phát triển và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Dropshipping trên Ebay và Amazon là một trong những hình thức dropshipping khá phổ biến trên thế giới. Theo đó, người bán sẽ được những lợi ích sau:
Tối ưu chi phí nguồn hàng: Mô hình Dropshipping tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của các nền tảng như Netsale. Người bán hàng có thể tiếp cận trực tiếp nguồn hàng từ Trung Quốc, nguồn hàng trong nước, nguồn hàng Affiliate không qua trung gian để giảm chi phí nguồn hàng.
Sau đó, kinh doanh Dropshipping để bán sản phẩm trực tiếp cho người mua, hưởng phần lợi nhuận chênh lệch giữa giá thành Dropshipping và giá bán thực tế mà không cần phải nhập hàng.
Bán hàng đa kênh ít rủi ro: Mô hình bán hàng Dropshipping cho phép bán hàng đa kênh hiệu quả mà không cần sở hữu hàng hóa. Dữ liệu tồn kho sẽ được cập nhật sẵn trên kênh bán của nhà cung cấp, giúp tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro.
Giảm chi phí logistics: Mô hình bán hàng Dropshipping giảm tối đa chi phí logistics như lưu kho, quản lý hàng hóa và kho bãi, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình.
Tuy nhiên, để thành công với Dropshipping tại Việt Nam, người bán hàng cần sử dụng một nền tảng tốt để giải quyết các vấn đề như nguồn hàng, vận chuyển, thời gian xử lý đơn hàng, đối soát COD và lưu kho.
Ví dụ: Netsale là một nền tảng Dropshipping hàng đầu tại Việt Nam, giúp người bán hàng tối ưu hoá quy trình kinh doanh online. Netsale cung cấp giải pháp đáp ứng các yêu cầu của người bán hàng, từ nguồn hàng (dropship từ Trung Quốc/ nguồn hàng có sẵn tại Việt Nam) đến vận chuyển, đóng gói, lưu kho hay xử lý hàng hoàn.
Hơn nữa, Netsale cho phép dropship trực tiếp lên Shopee, giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn và xử lý đơn hàng đa kênh chỉ trên 1 hệ thống.
Thách thức của Dropshipping và cách vượt qua
1. Tỷ suất sinh lợi nhuận thấp
Trong kinh doanh, việc bán hàng và cung cấp dịch vụ để tạo nguồn thu nhập là vô cùng quan trọng, điển hình là những vấn đề liên quan đến lợi nhuận và chất lượng sản phẩm. Khi mở một cửa hàng trực tuyến, chi phí vận hành thường thấp hơn so với cửa hàng truyền thống, nhưng chiết khấu thấp từ nhà cung cấp và giá nhập hàng cao khiến lợi nhuận của bạn khiêm tốn. Vì vậy, tăng giá bán và tăng số lượng sản phẩm bán ra là những giải pháp cho tình trạng này.
Về tăng giá bán, đây là một cách để tăng lợi nhuận, tuy nhiên không nên tăng giá quá cao gây sốc cho khách hàng. Tăng giá vừa phải hoặc tạo ra các giá trị gia tăng khác như dịch vụ hỗ trợ khách hàng để giúp khách hàng quên đi việc bạn tăng giá.
Về tăng số lượng sản phẩm bán ra, điều này có thể giúp bạn tăng lợi nhuận nếu sản phẩm của bạn có mức lợi nhuận thấp. Nỗ lực mở rộng kinh doanh và tăng số lượng sản phẩm bán ra là một giải pháp cho tình trạng này.
2. Chi phí quảng cáo cao
Trong thương mại điện tử, để bán được sản phẩm và thu hút khách hàng, quảng cáo click (PPC) là một phương pháp phổ biến nhưng lại tốn kém. Vì vậy, tối ưu từ khóa quảng cáo là giải pháp để tăng hiệu quả quảng cáo và giảm chi phí. Quy trình tối ưu từ khóa bao gồm thử nghiệm, loại bỏ từ khóa không hiệu quả và tập trung vào từ khóa hiệu quả nhất.
Bên cạnh Google Adwords, bạn có thể sử dụng nhiều kênh khác như email, mạng xã hội, quảng cáo trả tiền, truyền miệng... Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng danh sách email và tạo ra các chiến dịch Email Marketing, đăng các bài viết và tạo liên kết để hỗ trợ SEO và tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.
3. Có nhiều đối thủ cạnh tranh
Drop shipping là một hình thức kinh doanh thuận tiện và không đòi hỏi vốn lớn. Tuy nhiên, sự thuận tiện này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để thu hút khách hàng và bán được hàng nhiều hơn, bạn cần tập trung vào điều bạn có thể làm tốt nhất và khai thác những cơ hội khác biệt.
Đừng tập trung quá nhiều vào các kênh quảng cáo truyền thống, hãy tìm kiếm chân trời mới để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nếu bạn không phải người đầu tiên, hãy cố gắng là người tốt nhất hoặc mạnh dạn bước đi tìm những cơ hội mới.
4. Cơ hội xây dựng thương hiệu thấp
Khi phát triển quy mô Drop Shipping, bạn không kiểm soát được sản phẩm, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu cho cửa hàng của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng các công cụ và kinh nghiệm để thu hút và duy trì khách hàng trên trang web của bạn.
Dưới đây là một số cách để xây dựng thương hiệu của bạn:
- Cung cấp trang sản phẩm tuyệt vời với hình ảnh, đoạn mô tả, video và các bài blog đặc sắc để khách hàng muốn ở lại trang của bạn.
- Cung cấp một hệ thống kiểm tra đơn hàng dễ sử dụng và cách liên hệ nhanh chóng khi cần thiết.
- Cá nhân hóa email xác nhận mua hàng và có thể gọi điện thoại để cảm ơn khách hàng sau khi mua sản phẩm.
- Luôn ứng xử phù hợp với khách hàng, bất kể đơn hàng có thành công hay không.
- Sử dụng các công cụ liên kết với khách hàng như mạng xã hội, diễn đàn, live chat để chăm sóc khách hàng và duy trì hình ảnh shop.
5. Giao dịch với nhà cung cấp
Dưới đây là một số khó khăn khi giao dịch với nhà cung cấp:
- Với mô hình Drop Shipping, thách thức lớn nhất không phải đối với khách hàng và đối thủ, mà là với nhà cung cấp sản phẩm.
- Việc giao hàng từ nhà cung cấp có thể mất nhiều thời gian, khiến cho việc duy trì kinh doanh trở nên khó khăn.
- Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thỏa thuận với nhà cung cấp về thời gian giao hàng và tình trạng sản phẩm, đồng thời chia sẻ với khách hàng nhưng không nói hết sự thật.
- Hạn chế chi phí giao hàng hoặc miễn phí giao hàng có thể là một cách để thu hút khách hàng và giúp họ chấp nhận thời gian giao hàng chậm hơn.
Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc Dropshipping là gì. Từ đó, biết được ưu, nhược điểm cũng như các bước để bắt đầu kinh doanh với Dropship hiệu quả.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập