Kiến thức

Danh sách TOP 100 đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay

Bên cạnh đỉnh Everest nổi tiếng được biết đến là đỉnh núi cao nhất của thế giới thì hiện nay hiện nay người ta còn biết đến một vài đỉnh núi khác có độ cao tương tự. Cụ thể, hãy cùng đội ngũ Invert khám phá ngay top hơn 100 đỉnh núi cao nhất thế giới trong bài viết dưới đây!

Đỉnh Everest (8.848 m)

Khi nhắc đến những đỉnh núi cao nhất thế giới thì Everest chắc chắn sẽ được nhắc đến đầu tiên. Hiện nay, đỉnh núi Everest với chiều cao 8.848m nằm ở biên giới Nepal-Trung Quốc và còn được biết đến là ngọn núi tử thần vì khi quyết định chinh phục đỉnh Everest thì bản thân có thể sẽ không còn trở lại.

Nhiều người khi leo núi tại đây đã phải bỏ mạng vì nhiều lý do khác nhau như thiếu oxy, tuyết lở, tê cóng… Đây là đỉnh núi nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng. Những người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này là Tenzing Norgay và Edmund Hillary thuộc New Zealand. Kể từ đó, Everest đã thật sự thu hút được hơn 10.000 người đam mê mạo hiểm đã quyết định chinh phục đỉnh núi này, trong đó theo con số thống kê thì có khoảng 300 người đã bỏ mạng tại đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, đỉnh núi Everest là nơi cao nhất thế giớ
Tính đến thời điểm hiện tại, đỉnh núi Everest là nơi cao nhất thế giớ

Đỉnh núi K2 (8.611 m)

K2 là đỉnh núi cao thứ 2 trên trái đất với chiều cao ước tính khoảng 8.611m nằm ở biên giới của Tân Cương và Kashmir. Những người đam mê leo núi mạo hiểm đã đặt tên cho chọn núi này là “Ngọn núi hoang dã” vì đỉnh núi K2 đặc biệt khó chinh phục. Đến năm 2018 thì tỷ lệ người tử vong khi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này đã lên đến 23% trên trên 367 chuyến.

Năm 1954, đã có một đoàn thám hiểm người Italia được lãnh đạo bởi Ardito Desio đã chinh phục thành công đỉnh núi đặc biệt này. Trong rất nhiều năm qua, K2 chính là nơi duy nhất có độ cao hơn 8.000m không thể bị chinh phục vào mùa đông.

K2 là đỉnh núi cao thứ 2 của trái đất, nằm trên biên giới Kashmir và Tân Cương (Trung Quốc)
K2 là đỉnh núi cao thứ 2 của trái đất, nằm trên biên giới Kashmir và Tân Cương (Trung Quốc)

Đỉnh núi Kanchenjunga (8.586m)

Kanchenjunga là một đỉnh núi cao thuộc khu vực Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. Nếu dịch tiếng Tây Tạng thì có nghĩa là "năm kho lớn chứa tuyết" và là ngọn núi được mệnh danh cao thứ ba trên thế giới.

Theo truyền thuyết, Kanchenjunga chính là ngọn núi hiện thân của nữ thần và luôn cố gắng giết những phụ nữ có ý định trèo lên đỉnh núi.

Tuy nhiên, đến năm 1998 thì nhà leo núi Janet Harrison là nữ giới, người Anh đã chinh phục được đỉnh núi này. Tuy nhiên, không may vào 4 năm sau thì nhà leo núi này đã không may qua đời. Điều này cũng đặt dấu hỏi lớn lên quan đến truyền thuyết liên quan đến ngọn núi cao hơn 8.000 m này.

Đỉnh núi Kanchenjunga nằm trên biên giới Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. 
Đỉnh núi Kanchenjunga nằm trên biên giới Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. 

Đỉnh núi Lhotse (8.516 m)

Đỉnh Lhotse là ngọn núi cao thứ 4 trên thế giới nằm ở biên giới giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và vùng Khumbu của Nepal. Với hệ thống các dãy núi được nối liền với Everest. Trong tiếng Tây Tạng, Lhotse là đỉnh Nam tức là đỉnh núi ở đèo Nam. Ngọn núi cao này năm ở khu vực biên giới của Tây Tạng với Khumbu thuộc Nepal.

Ngày 18 tháng 5 năm 1956, Đỉnh Lhotse lần đầu tiên được chinh phục bởi Fritz Luchsinger và Ernst Reiss đến từ Thụy Sĩ. Lhotse được cảnh báo là một trong những leo núi cực kỳ khó leo và hiếm khi được thử. 


​​​​​​Ngoài đỉnh chính ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển, còn có đỉnh Lhotse Middle (Đông) cao 8.414 mét và đỉnh Lhotse Shar là 8.383 mét. 

Đỉnh núi Makalu (8.463 mét)

Đây là ngọn núi có độ cao đứng thứ 5 trên thế giới với độ cao được xác nhận là 8.463m. Đỉnh núi này cũng thuộc dãy Himalaya và cách 19 km về phía đông nam của núi Everest thuộc biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Có thể nói, đây là một đỉnh núi cao đã bị cô lập với hình dạng như một kim tự tháp 4 mặt vô cùng độc đáo.

Năm 1954, Núi Makalu lần đầu tiên được chỉnh phục bởi một đội thám hiểm Mỹ do William Siri dẫn đầu.

Sườn Đông Nam và Tây Bắc Ridgeare là các tuyến leo núi chính lên đỉnh Makalu
Sườn Đông Nam và Tây Bắc Ridgeare là các tuyến leo núi chính lên đỉnh Makalu

Đỉnh núi Nanga Parbat (8.126 m)

Nanga Parbat là đỉnh núi cao được mệnh danh là “Ngọn núi giết người" nằm ở khu vực sườn Tây dãy Himalaya. Đây được xem là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất nếu xét về độ nguy hiểm và kỹ thuật của người leo núi bởi khu vực này luôn có những vách đá dựng đứng, phía Nam còn có bức tường Rupal cao 4.600 m cản trở lối đi.

Năm 1953, lgười đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này là Hermann Buhl nhưng trong năm đó đã có đến 62 người chết khi cố gắng để leo lên ngọn núi này,, tỷ lệ tử vong trên ngọn núi này là 22,3% so với số người lên tới đỉnh.

Đỉnh núi Nanga Parbat cao 8.126 m, nằm ở sườn tây dãy Himalaya
Đỉnh núi Nanga Parbat cao 8.126 m, nằm ở sườn tây dãy Himalaya

Đỉnh núi Annapurna (8.091 m)

Annapurna còn được gọi với cái tên rất đặc biệt “Nữ thần của sự sinh sản”. Ngọn núi này thuộc trung tâm của dãy Himalaya tại nepal và là ngọn núi cao hơn 8.000m đầu tiên thực sự được con người chinh phục. Theo các nhà leo núi, đây là một ngọn núi cũng cực kỳ nguy hiểm. Thống kê sơ bộ cho thấy, nếu có 130 lần chinh phục thành công ngọn núi này thì sẽ có đến 53 nhà leo núi không may thiệt mạng.

"Nữ thần của sự sinh sản" là tên của ngọn núi Annapurna khi dịch từ tiếng Phạn. Đây là ngọn núi cao thứ 10 hành tinh, 8.091 m. 
"Nữ thần của sự sinh sản" là tên của ngọn núi Annapurna khi dịch từ tiếng Phạn. Đây là ngọn núi cao thứ 10 hành tinh, 8.091 m. 

Đỉnh núi Baintha Brakk (7.285 m)

Baintha Brakk là đỉnh núi xinh đẹp với độ cao 7.285m, tuy nhiên bên cạnh sự xinh đẹp thì đây cũng là đỉnh núi cực kỳ nguy hiểm và có sườn núi Panamah Muztagh được ví như kẻ ăn thịt người. Để có thể chinh phục được đỉnh núi này thì bạn sẽ cần vượt qua những địa hình khó khăn với đỉnh dốc, khe nước lớn. Thế nhưng, không vì những khó khăn này mà con người nản lòng mà từ bỏ.

Tuy nhiên, cho đến nay thì chỉ có khoảng 3 lần có người thành công leo lên đỉnh núi vào năm 1977, 2001 và lần gần đây nhất là bởi nhà leo núi Kyle Dempster và Hayden Kennedy vào năm 2012.

Đỉnh Baintha Brakk cao 7.285 m, nhưng nguy hiểm khi có sườn núi Panmah Muztagh có biệt danh "kẻ ăn thịt người
Đỉnh Baintha Brakk cao 7.285 m, nhưng nguy hiểm khi có sườn núi Panmah Muztagh có biệt danh "kẻ ăn thịt người

Thông kê danh sách hơn 100 dãy núi cao nhất thế giới (cập nhật năm 2022)

Thứ hạng Tên núi Chiều cao (m) Quốc gia
1 Núi Everest 8.848,86 Nepal / Tây Tạng
2 K2 8.600 Pakistan / Tân Cương
3 Kanchenjunga 8.586 Nepal / Ấn Độ
4 Lhotse 8.516 Nepal / Tây Tạng
5 Makalu 8.485 Nepal / Tây Tạng
6 Cho Oyu 8.188 Nepal / Tây Tạng
7 Dhaulagiri 8.167 Nepal
8 Manaslu 8.163 Nepal
9 Nanga Parbat 8.125 Kashmir (Pakistan)
10 Annapurna I 8.091 Nepal
11 Gasherbrum I 8.080 Pakistan / Tân Cương
12 Broad Peak 8.051 Pakistan / Tân Cương
13 Gasherbrum II 8.034 Pakistan / Tân Cương
14 Shishapangma 8.027 Tây Tạng
15 Gyachung Kang 7.952 Nepal / Tây Tạng
  Gasherbrum III 7.946 Kashmir (Pakistan)
16 Annapurna II 7.937 Nepal
17 Gasherbrum IV 7.932 Kashmir (Pakistan)
18 Himalchuli 7.893 Nepal
19 Distaghil Sar 7.884 Kashmir (Pakistan)
20 Ngadi Chuli 7.871 Nepal
  Nuptse 7.864 Nepal
21 Khunyang Chhish 7.823 Kashmir (Pakistan)
22 Masherbrum 7.821 Kashmir (Pakistan)
23 Nanda Devi 7.816 Ấn Độ
24 Chomo Lonzo 7.804 Tây Tạng
25 Batura Sar 7.795 Kashmir (Pakistan)
26 Kanjut Sar 7.790 Kashmir (Pakistan)
27 Rakaposhi 7.788 Kashmir (Pakistan)
28 Namcha Barwa 7.782 Tây Tạng
29 Kamet 7.756 Ấn Độ
30 Dhaulagiri II 7.751 Nepal
31 Saltoro Kangri 7.742 Kashmir
32 Jannu 7.711 Nepal
33 Tirich Mir 7.708 Pakistan
  Molamenqing 7.703 Tây Tạng
34 Gurla Mandhata 7.694 Tây Tạng
35 Saser Kangri I 7.672 Kashmir (Ấn Độ)
36 Chogolisa 7.665 Kashmir (Pakistan)
  Dhaulagiri IV 7.661 Nepal
37 Kongur Tagh 7.649 Tân Cương
  Dhaulagiri V 7.618 Nepal
38 Shispare 7.611 Kashmir (Pakistan)
39 Kongur Tiube 7.530 Tân Cương
40 Trivor 7.577 Kashmir (Pakistan)
41 Gangkhar Puensum 7.570 Bhutan / Tây Tạng
42 Minya Konka 7.556 Tứ Xuyên
43 Annapurna III 7.555 Nepal
44 Muztagh Ata 7.546 Tân Cương
45 Skyang Kangri 7.545 Pakistan / Tân Cương
46 Changtse 7.543 Tây Tạng
47 Kula Kangri 7.538 Tây Tạng
48 Mamostong Kangri 7.516 Kashmir (Ấn Độ)
49 Saser Kangri II E 7.513 Kashmir (Ấn Độ)
50 Đỉnh Ismoil Somoni 7.495 Tajikistan
51 Saser Kangri III 7.495 Kashmir (Ấn Độ)
52 Noshaq 7.492 Afghanistan / Pakistan
53 Pumari Chhish 7.492 Kashmir (Pakistan)
54 Pasu Sar 7.476 Kashmir (Pakistan)
55 Yukshin Gardan Sar 7.469 Kashmir (Pakistan)
56 Teram Kangri I 7.462 Kashmir
57 Jongsong Peak 7.462 Nepal / Tây Tạng / Ấn Độ
58 Malubiting 7.458 Kashmir (Pakistan)
59 Gangapurna 7.455 Nepal
60 Peak Pobeda 7.439 Kyrgyzstan / Tân Cương
61 K12 7.428 Kashmir
62 Yangra (Ganesh I) 7.422 Nepal / Tây Tạng
63 Sia Kangri 7.422 Kashmir
64 Momhil Sar 7.414 Kashmir (Pakistan)
65 Kabru N 7.412 Nepal / Ấn Độ
66 Skil Brum 7.410 Pakistan / Tân Cương
67 Haramosh 7.409 Kashmir (Pakistan)
68 Istor-o-Nal 7.403 Pakistan
69 Ghent Kangri 7.401 Kashmir
70 Ultar Sar 7.388 Kashmir (Pakistan)
71 Rimo I 7.385 Kashmir
72 Churen Himal 7.385 Nepal
73 Teram Kangri III 7.382 Kashmir
74 Sherpi Kangri 7.380 Kashmir (Pakistan)
75 Labuche Kang 7.367 Tây Tạng
76 Kirat Chuli 7.362 Nepal / Ấn Độ
  Abi Gamin 7.355 Ấn Độ / Tây Tạng
77 Nangpai Gosum 7.350 Nepal / Tây Tạng
  Gimmigela (The Twins) 7.350 Nepal / Ấn Độ
78 Saraghrar 7.349 Pakistan
79 Chamlang 7.321 Nepal
80 Chomolhari[10] 7.315 Bhutan / Tây Tạng
81 Chongtar 7.315 Kashmir (Tân Cương)
82 Baltoro Kangri 7.312 Kashmir (Pakistan)
83 Siguang Ri 7.309 Tây Tạng
84 The Crown 7.295 Kashmir (Tân Cương)
85 Gyala Peri 7.294 Tây Tạng
86 Porong Ri 7.292 Tây Tạng
87 Baintha Brakk (The Ogre) 7.285 Kashmir (Pakistan)
88 Yutmaru Sar 7.283 Kashmir (Pakistan)
89 Baltistan Peak 7.282 Kashmir (Pakistan)
90 Kangpenqing 7.281 Tây Tạng
91 Muztagh Tower 7.276 Kashmir (Pakistan)
92 Mana Peak 7.272 Ấn Độ
  Dhaulagiri VI 7.268 Nepal
93 Diran 7.266 Kashmir (Pakistan)
93a Labuche Kang III / East 7.250 Tây Tạng
94 Putha Hiunchuli 7.246 Nepal
95 Apsarasas 7.245 Kashmir
96 Mukut Parbat 7.242 Ấn Độ / Tây Tạng
97 Rimo III 7.233 Kashmir
98 Langtang Lirung 7.227 Nepal
99 Karjiang 7.221 Tây Tạng
100 Annapurna Dakshin 7.219 Nepal
101 Khartaphu 7.213 Tây Tạng
102 Tongshanjiabu 7.207 Bhutan (/Tây Tạng)
103 Singhi Kangri 7.202 Kashmir
104 Norin Kang 7.206 Tây Tạng
105 Langtang Ri 7.205 Nepal / Tây Tạng
106 Kangphu Kang 7.204 Bhutan (/Tây Tạng)
107 Lupghar Sar 7.200 Kashmir (Pakistan)

Hy vọng với những thông tin nêu trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về top đỉnh núi cao nhất thế giới hiện nay cũng như những con số cụ thể liên quan đến hành trình chinh phục đỉnh cao của các nhà leo núi trên thế giới.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại Bình Dương