Thông tin quy hoạch

Tiến độ dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành MỚI NHẤT

Tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đã bắt đầu chính thức được phê duyệt tiến hành triển khai xây dựng. Dự kiến tuyến đường có chiều dài 140km từ Đăk Nông đến Bình Phước. Với tổng mức chi phí dự kiến sẽ là 23.000 tỷ đồng và được Tập đoàn Vingroup phối hợp với Bộ Giao thông vận tải 2 tỉnh triển khai.

Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự án có tên gọi là "Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)".

Ngày 21/6/2023, Văn phòng Chính phủ đã phát hành Văn bản số 4593/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tăng tốc độ trình phê duyệt chủ trương đầu tư cho Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km.
Đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông)-Chơn Thành (Bình Phước) có tổng chiều dài khoảng 140 km.

Thông tin tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Dự án tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ được xây dựng từ khu vực Gia Nghĩa thuộc địa phận Đắk Nông và đến Chơn Thành thuộc địa phận tỉnh Bình Phước. Tuyến đường sẽ phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của cả 2 tỉnh và các tỉnh thành liên khu vực. 

Theo như kế hoạch triển khai, dự án sẽ có chiều dài 140km, trong đó đi qua bộ phận tỉnh Đắk Nông là 38km, đi qua Bình Phước sẽ là 102 km. Điểm đầu của tuyến đường đi từ khu vực thành phố Gia Nghĩa và điểm cuối là Chơn Thành - Bình Phước. Kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành-Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của cao tốc TPHCM-Chơn Thành. 

Dự án sẽ có quy hoạch thành 6 làn xe và bề rộng là 17m, vận tốc thiết kế 80-100 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỷ đồng. Đây là một trong những chiến lược được Phó thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá rất cao về tầm nhìn của 2 tỉnh cũng như sự kết nối tốt đến các tỉnh thành lân cận. Tạo điều kiện cho di chuyển, đi lại cũng như lưu thông hàng hóa không chỉ cho Đắk Nông, Bình Phước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh thành Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TPHCM.

Nguồn vốn đầu tư dự án sẽ triển khai cụ thể: Bình Phước khoảng 3.000 tỷ đồng, Đăk Nông khoảng 1.000 tỷ đồng. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối các nguồn vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ, bảo đảm tổng số vốn Nhà nước tham gia dự án không quá 50% tổng mức đầu tư. Phần còn lại, nhà đầu tư và ngân hàng chịu trách nhiệm thu xếp theo quy định.

Phạm vi thu hồi đất: Tuyến đường cao tốc đã được cắm mốc giới tim đường. Phạm vi đất thu hồi làm cao tốc là 100m (tính từ tim đường ra mỗi bên 50m). Dự kiến, việc xây dựng cao tốc tại Đắk Nông sẽ thu hồi khoảng 400ha đất.

Bản đó quy hoạch đường cao tốc Bình Phước - Đắk Nông
Bản đó quy hoạch đường cao tốc Bình Phước - Đắk Nông

Lộ trình triển khai & hướng tuyến cao tốc qua các tỉnh

Lộ trình triển khai và hướng tuyến cao tốc qua các tỉnh đã được quy định như sau:

Trong giai đoạn 1, ưu tiên triển khai đầu tư với quy mô 4 làn xe, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hạn chế khó khăn khi mở rộng. Tuyến đường sẽ có bề rộng mặt đường 19m và mỗi 2 - 2,5km sẽ có một điểm dừng xe khẩn cấp theo quy định. Giai đoạn này bao gồm ba phân đoạn:

  • Phân đoạn 1: Tiến hành đầu tư 69,5km từ Km1827 tại ranh giới tỉnh Đắk Nông, rồi đi theo hướng Đông - Nam của QL14 tới ranh giới TP Đồng Xoài.
  • Phân đoạn 2: Tiến hành đầu tư 29,5km từ ranh giới TP Đồng Xoài hướng tuyến đi trùng với đường Vành đai 2 đến điểm giao cao tốc TPHCM - TDM - Chơn Thành tại thị xã Chơn Thành và tuyến đường dẫn 2km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa. Đoạn qua TP Đồng Xoài (đường Vành đai 2) có bề rộng mặt đường 20m do có bố trí hệ thống chiếu sáng ở giữa.
  • Phân đoạn 3: Tiến hành đầu tư 27,8km từ Km1827 đến Km1915+900 tại QL14.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch 6 làn xe cao tốc và 2 làn xe dừng khẩn cấp. Bề rộng mặt đường sẽ là 32,25m và đoạn qua TP Đồng Xoài rộng 33m.

Bản đồ quy hoạch cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông với khu vực Đông Nam Bộ
Bản đồ quy hoạch cao tốc Chơn Thành - Đắk Nông với khu vực Đông Nam Bộ

Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành dự kiến được đầu tư 26.000 tỷ đồng (PPP)

Mới đây, dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành dự kiến đầu tư 26.000 tỷ đồng (PPP) và là một trong những dự án quan trọng, trọng điểm trong ngành giao thông vận tải theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình và dự án quan trọng của quốc gia. Dự án này sẽ nằm trong khu vực phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), và hiện đang được tỉnh Bình Phước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến sẽ được phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 6/2023.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án này thông qua Văn bản số 658/TTg-CN ngày 22/7/2022. UBND tỉnh Bình Phước đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và đề xuất phương án đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành dưới hình thức đối tác công tư (PPP).

Liên danh Vingroup - Techcombank đã chính thức đề xuất thực hiện dự án theo hình thức PPP trong văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ GTVT đầu tháng 5/2022, và đã nhận được sự chấp thuận từ Bộ GTVT để chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án.

Dự án dự kiến có chiều dài khoảng 128,8 km, chạy qua hai tỉnh Bình Phước (101 km) và Đắk Nông (27,8 km), với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và chiều rộng nền đường 24,75m. Tuy nhiên, quy hoạch duyệt cho dự án là 6 làn xe và chiều rộng nền đường 32,25 m, điều này sẽ yêu cầu thực hiện giải phóng mặt bằng một lần.

Về hướng tuyến, dự án bắt đầu từ Km1915+900 của Quốc lộ 14, thuộc xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông, và kết thúc tại điểm giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Đoạn tuyến mới dài khoảng 2 km sẽ được xây dựng để kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Tổng mức đầu tư dự án ước tính là 25.987 tỷ đồng (PPP), trong đó bao gồm chi phí xây dựng (16.609 tỷ đồng), chi phí giải phóng mặt bằng (4.640 tỷ đồng), chi phí quản lý dự án tư vấn và chi phí khác (996 tỷ đồng), chi phí dự phòng (2.484 tỷ đồng), và chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng (1.258 tỷ đồng).

Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Phước dự định vốn Nhà nước tham gia khoảng 9.987 tỷ đồng (chiếm khoảng 38,43% tổng mức đầu tư), trong đó ngân sách Trung ương góp khoảng 5.987 tỷ đồng và ngân sách địa phương đóng góp khoảng 4.000 tỷ đồng. Phần còn lại sẽ do nhà đầu tư huy động vốn, chiếm khoảng 61,57% tổng mức đầu tư, và thời gian hoàn vốn dự án dự kiến là khoảng 21 năm 4 tháng.

Khi hoàn thành, dự án cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước về TP Hồ Chí Minh. Đồng thời kết nối thuận tiện đến sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Đoạn đường này dự kiến sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vùng này phát triển kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là một liên kết quan trọng giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là một liên kết quan trọng giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Tiến độ dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành 2023

1. Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trình chủ trương đầu tư 4/2023

Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có thông tin vừa được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra trong báo cáo về tình hình triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành GTVT, phục vụ kỳ họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành GTVT.

Vào ngày 6/4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định số 347/QĐ-TTg bổ sung hai dự án cao tốc vào danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, ngành giao thông vận tải theo Quyết định số 884/QĐ-TTg ngày 23/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Hai dự án cao tốc này là cao tốc Bình Phước - Đắk Nông và cao tốc Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng.

Trước đó, ngày 27/3/2023, Văn phòng Chính phủ đã thông báo số 94/TB-VPCP về kết luận của thường trực Chính phủ về vai trò quan trọng của hai dự án đầu tư đường cao tốc trong tuyến Bắc - Nam phía Tây (bao gồm đoạn qua Chơn Thành - Bình Phước và TP Gia Nghĩa - Đắk Nông) và cao tốc Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng.

Đây là lần đầu tiên Dự án PPP đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được đưa vào báo cáo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành GTVT. Dự án dự kiến dài 140 km, quy mô 6 làn xe, và tiến trình đầu tư sẽ được thực hiện trước năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Bình Phước làm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua văn bản số 658/TTg-CN ngày 22/7/2022. UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận liên danh Vingroup - Techcombank là nhà đầu tư đề xuất cho dự án này.

Trong quá trình nghiên cứu Dự án, UBND tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Nhà đầu tư để nghiên cứu phương án đầu tư với quy mô 4 làn xe và bề rộng nền đường 19m. Tuy nhiên, sau cuộc họp ngày 12/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu phương án đầu tư với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh. Dự án hiện đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và dự kiến sẽ được trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 4/2023.

Để đảm bảo tính khả thi của Dự án, UBND tỉnh Bình Phước đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 5.987 tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2022 và các nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện Dự án.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cơ cấu ngân sách của Bình Phước chưa thật sự bền vững, việc nhận được sự hỗ trợ của Trung ương sẽ giúp giải quyết nhiều khó khăn trong việc cân đối vốn cho các dự án phát triển, trong đó có tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Bình Phước đề nghị bổ sung 5.800 tỷ đồng ngân sách cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Bình Phước đề nghị bổ sung 5.800 tỷ đồng ngân sách cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.

2. Phó Thủ tướng yêu cầu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án 6/2023

Ngày 21/6/2023, văn phòng Chính phủ mới ban hành Văn bản số 4593/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài và Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.

Theo nội dung Văn bản số 4593/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương thống nhất phương án tài chính của Dự án Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, đảm bảo xác định rõ cơ cấu vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn cho dự án.

Cũng theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 6/2023 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo đúng quy định.

Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài khoảng 128,8 km, đi qua địa phận tỉnh Bình Phước (101 km) và tỉnh Đắk Nông (27,8 km), quy mô đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh, chiều rộng nền đường 24,75 m, thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô quy hoạch được duyệt (quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m).

Tổng mức đầu tư dự án ước tính khoảng 25.987 tỷ đồng. Bao gồm chi phí xây dựng (16.609 tỷ đồng), giải phóng mặt bằng (4.640 tỷ đồng), quản lý dự án tư vấn và chi phí khác (996 tỷ đồng), dự phòng (2.484 tỷ đồng) và chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng (1.258 tỷ đồng).

Phối cảnh tuyến cao tốc Gia Nghĩa Chơn Thành
Phối cảnh tuyến cao tốc Gia Nghĩa Chơn Thành

Điểm thuận lợi từ tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Chiến lược xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành là một trong những sự đầu tư có tầm nhìn rộng từ phía lãnh đạo các tỉnh Bình Phước và Đắk Nông. Chúng ta có thể thấy rằng việc đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng giao thông sẽ mang lại rất nhiều tiềm năng không chỉ riêng cho khu vực mà còn cho rất nhiều tỉnh thành lân cận.

Dự án được đẩy nhanh quá trình và cố gắng hoàn thành trong những tháng cuối năm 2025. Đây là chiến lược lớn tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, cũng như bất động sản của cả 2 tỉnh là Bình Phước và Đắk Nông.

1. Kết nối giao thông thuận tiện

Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy, tuyến đường Gia Nghĩa - Chơn Thành sau khi được hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ mang đến kết nối giao thông hoành chỉnh, đa dạng hơn. Dân cư đi lại thoải mái, an toàn và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra sẽ giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên lưu thông và dễ dàng hơn. 

Việc kết nối từ khu vực Đắk Nông, Bình Phước đến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TPHCM cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt tuyến đường này có lợi rất lớn đối với TPHCM. Đây là tuyến cao tốc hỗ trợ “thoát mác” cho khu vực đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam. 

Vốn dĩ nước ta đang thiếu các tuyến đường Bắc Nam, Đông-Tây mang tính chất là đường trục chính để đáp ứng nhu cầu vận tải. Vì thế cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành chính là “giải thoát” giúp nền kinh tế cũng “dễ thở” hơn.

2. Tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội

Thông qua tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành việc vận chuyển hàng hóa đến khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, TPHCM cũng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cho kinh tế và cho xã hội. Mặc dù chiến lược này chỉ mới bắt đầu, nhưng với tầm nhìn xa từ phái các nhà lãnh đạo thì chắc chắn cả 2 tỉnh sẽ có những sự phát triển mới, nổi bật và vươn cao hơn trong tương lai.

Ba dự án cao tốc ở Tây Nguyên đang được nghiên cứu
Ba dự án cao tốc ở Tây Nguyên đang được nghiên cứu

3. Tạo động lực phát triển bất động sản

Một khi cơ sở hạ tầng đã được hoàn chỉnh và nâng cấp thì chắc chắn giá trị bất động sản của khu vực cũng sẽ được nâng cao hơn. Tuyến đường có thể giúp các nhà đầu tư xem xét và triển khai nhiều dự án mới, tăng thêm chất lượng về dịch vụ, thương mại. Tiền đè tích cực giúp bất động sản Bình Phước và Đắk Nông ngày một tăng giá. 

Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì việc chuẩn bị tinh thần đầu tư ở hai khu vực này là điều hoàn toàn nên làm. Bởi vì khi dự án được triển khai và hoàn chỉnh hơn thì sẽ mang đến một giá trị sinh lời hấp dẫn.

Mức đền bù đường cao tốc Đắk Nông: Qua rà soát sơ bộ, thống kê hiện trạng đất, tài sản trên đất trong phạm vi quy hoạch tuyến cao tốc trên địa bàn, tổng diện tích đất phải thu hồi khoảng 451 ha, dự kiến kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.400 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng 1.000 tỷ đồng
Toàn cảnh Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (Bình Phước)
Toàn cảnh Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (Bình Phước)
Trên đây là bài viết chia sẻ về thông tin xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn nắm bắt được rõ tình hình triển khai cũng như những lợi thế từ tuyến đường cao tốc mang lại cho 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông. 
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại Bình Phước