Trong 12 tháng đầu đời, sự phát triển của em bé diễn ra rất nhanh chóng. Mặc dù em bé có thể khác nhau về kích thước, nhưng cân nặng lại là chỉ số quan trọng cho thấy chế độ dinh dưỡng tốt và sự phát triển thể chất phù hợp. Vậy bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 1-12 tháng là bao nhiêu kg? Hãy cùng INVERT tìm hiểu và giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 1 - 12 tháng theo WHO
BMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Body Mass Index", hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể. Được phát minh vào năm 1832 bởi một nhà bác học người Bỉ, chỉ số BMI được sử dụng để đánh giá trọng lượng cơ thể của trẻ em và người lớn.
Mục đích của chỉ số này là để giúp đánh giá liệu trẻ em có cân đối, béo phì hoặc suy dinh dưỡng hay không. Từ đó, cha mẹ có thể điều chỉnh cách chăm sóc, thực đơn ăn uống hàng ngày cho con để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe.
Lưu ý: Về cân nặng, trẻ 0-6 tháng tuổi tăng trung bình từ 125gr-600gr/tuần. Trẻ 7-12 tháng tuổi tăng trung bình 500gr/tháng.
1. Bảng cân nặng bé trai từ 1 - 12 tháng qua chỉ số BMI
Trong đó:
- Dưới -2SD: Cân nặng của bé trai thấp hơn so với chuẩn.
- TB: Các chỉ số của bé trai đang đạt chuẩn trung bình.
- Trên +2SD: Cân nặng của bé trai cao hơn so với chuẩn.
2. Bảng cân nặng bé gái từ 1 - 12 tháng qua chỉ số BMI
Trong đó:
- Dưới -2SD: Cân nặng của bé gái thấp hơn so với chuẩn.
- TB: Các chỉ số của bé gái đang đạt chuẩn trung bình.
- Trên +2SD: Cân nặng của bé gái cao hơn so với chuẩn.
Bảng chiều cao, cân nặng của bé trai & bé gái từ 0 - 10 tuổi
Để đánh giá tình trạng cân nặng của trẻ, ta có thể dựa vào chỉ số BMI. WHO đã công bố bảng chỉ số BMI chuẩn cho trẻ em. Bảng này sẽ giúp bạn kiểm tra xem con mình có đang có cân nặng phù hợp với chiều cao hay chưa. Hãy tham khảo bảng này để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt cho con yêu của bạn:
Trong đó:
- Dưới -2SD: Các chỉ số của bé trai & gái thấp hơn so với chuẩn.
- TB: Các chỉ số của bé trai & gái đang đạt chuẩn trung bình.
- Trên +2SD: Các chỉ số của bé trai & gái cao hơn so với chuẩn.
Nguyên tắc đo cân nặng của trẻ sơ sinh đúng cách
Hiện nay, có rất nhiều loại cân ba mẹ để đo cân nặng cho trẻ sơ sinh, bao gồm: cân lòng máng, cân trao, cân tròn, cân điện tử và cân đồng hồ. Tuy nhiên, để đo được chính xác nhất, bố mẹ nên chọn những loại cân có độ chia tối thiểu là 100g và đặt cân ở vị trí mát mẻ, kín gió, bằng phẳng và chắc chắn.
Dưới đây là một số lưu ý khi tiến hành đo cân nặng cho bé:
- Chỉnh vị trí số 0 và đặt cân bằng phẳng để đo cân nặng của bé.
- Đo cân nặng vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy, đi tiểu và chưa ăn gì là cách đo chính xác nhất.
- Mặc tối thiểu quần áo cho bé, bỏ giày dép, mũ và các vật dụng khác trên người.
- Nếu đo cân cho cả ba mẹ và bé, cần nhìn thẳng và đọc số cân sau khi ổn định và trừ đi cân nặng của ba mẹ để biết cân nặng của bé. Nếu bé có thể nằm ngửa hoặc ngồi, đặt bé trong máng hoặc thúng cân và đợi đến khi cân ổn định.
- Cần đọc cân nặng của bé chi tiết đến số lẻ như 9.6kg, 8.4kg,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
Trong việc xác định thể trạng của trẻ, di truyền là yếu tố quan trọng nhất, nhưng cũng không phải là duy nhất. Một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, bao gồm:
- Sinh non: Trẻ sinh non có khả năng sẽ có cân nặng thấp hơn so với trẻ sinh đúng hạn.
- Sức khỏe của mẹ bầu: Nếu mẹ không được chăm sóc tốt hoặc thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai, trẻ có khả năng sẽ sinh ra nhẹ cân.
- Giới tính: Bé gái thường sẽ có cân nặng và chiều cao thấp hơn một chút so với bé trai.
- Nội tiết tố: Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
- Các yếu tố di truyền: Những chứng bệnh di truyền có thể làm thể trọng của trẻ khác với các trẻ em khác ở mức bình thường.
- Các vấn đề sức khỏe: Các bệnh mạn tính hoặc rối loạn ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức trung bình.
- Thời gian ngủ: Thời gian ngủ nhiều hơn sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
- Thuốc và loại sữa mà trẻ đang sử dụng: Một số loại thuốc và loại sữa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, làm chậm tốc độ tăng cân và chiều cao của trẻ.
Bảng thời gian ngủ, ăn sữa, ăn dặm của trẻ 0 - 12 tháng tuổi
Tháng tuổi | Dinh dưỡng | Giấc ngủ | |
Lượng sữa cho bú | Ăn dặm | Ngày và đêm | |
Sơ sinh | 1 lần bú: 30-35 ml Ngày bú 8-12 lần Mỗi cữ cách 2-3 tiếng |
18 -20 tiếng | |
1 tháng | 1 lần bú: 35-60 ml Ngày bú 6-8 lần Mỗi cữ cách 2-3 tiếng |
18 -20 tiếng | |
2 tháng | 1 lần bú: 60-90 ml Ngày bú 5-7 lần Mỗi cữ cách 3-4 tiếng |
16 -18tiếng | |
3 tháng | 1lần bú: 60-90 ml Ngày bú 5-7 lần Mỗi cữ cách 3-4 tiếng |
14 -15 tiếng | |
4 tháng | 1 lần bú: 60- 120 ml Ngày bú 5-6 lần Mỗi cữ cách 4 tiếng |
13-14 tiếng | |
5 tháng | 1 lần bú: 120 -180 ml Ngày bú 5 lần Mỗi cữ cách 4 tiếng |
13-14 tiếng | |
6 tháng | 1 lần bú: 180 -240 ml Ngày bú 3-4 lần |
1 bữa ăn dặm bột ngọt + hoa quả bổ sung | 13-14 tiếng |
7 tháng | 1 lần bú: 200 -240 ml Ngày bú 3-4 lần |
1-2 bữa ăn dặm bột ngọt,mặn + hoa quả bổ sung | 13-14 tiếng |
8 tháng | 1 lần bú: 200 -240 ml Ngày bú 3-4 lần |
2 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung | 13-14 tiếng |
9 tháng | 1 lần bú: 240 ml Ngày bú 2-3 lần lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml |
3 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung | 12 – 13 tiếng |
10 tháng | 1 lần bú: 240 ml Ngày bú 2-3 lần lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml |
4 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung | 12 – 13 tiếng |
11 tháng | 1 lần bú: 240 ml Ngày bú 2-3 lần lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml |
5 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung | 12 – 13 tiếng |
12 tháng | 1 lần bú: 240 ml Ngày bú 2-3 lần lượng sữa bú mỗi ngày 500-700ml |
6 bữa ăn dặm bột mặn + hoa quả, sữa chua bổ sung | 12 tiếng |
Lưu ý: Các chỉ số trong bảng chỉ mang tính tham khảo và thời gian ngủ thực tế của bé có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với bảng.
- Trong những tháng đầu đời, bé sẽ dành hầu hết thời gian để ngủ. Vì vậy, mẹ cần đánh thức bé để bú thường xuyên, khoảng mỗi 3 đến 4 giờ.
- Khi bé bước sang tháng thứ 3, bé sẽ ngủ ít hơn, chỉ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Do đó, để tôn trọng đồng hồ sinh học của bé, mẹ nên tập cho bé thói quen ngủ đêm nhiều hơn.
- Khi bé đạt 6 tháng tuổi, bé có thể ngủ xuyên đêm mà không cần đánh thức bé để bú.
Mẹo để mẹ biết lượng sữa cho con bú đã đủ chưa?
Để biết lượng sữa cho con bú đã đủ chưa, mẹ có thể căn cứ vào các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuần tuổi: Trong giai đoạn này, để đảm bảo bé được bú đủ, mẹ có thể sử dụng cân nặng của bé làm thước đo. Nếu bé tăng khoảng 1kg so với lúc mới sinh ra thì đó là dấu hiệu bé đang được bú đủ sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xem xét số lượng tã bé dùng trong ngày, từ 6-9 tã, và thời gian bé ngủ đủ, khoảng 2-3 tiếng mỗi lần ngủ.
Giai đoạn từ 6 tuần đến 12 tháng: Trẻ sẽ cần những chất dinh dưỡng đa dạng để phát triển, và mẹ có thể theo dõi sự tăng trưởng của bé thông qua việc đo cân nặng. Bé từ 6 tuần đến 4 tháng sẽ tăng trọng từ 150 đến 210 gram mỗi tuần, từ 4 đến 6 tháng là từ 120 đến 150 gram mỗi tuần, và từ 6 đến 12 tháng là từ 60 đến 120 gram mỗi tuần. Bé cần được thay tã từ 4-6 lần mỗi ngày và ngủ đủ giấc, không khóc quấy.
Nếu bé đạt được các chỉ số tăng trưởng trong bảng cân nặng, thời gian ngủ và lượng sữa mẹ được bú trên, mẹ đã làm rất tốt trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé.
Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn nắm được bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 1-12 tháng. Từ đó, bố mẹ có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp giúp bé phát triển toàn diện.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập