INVERT cập nhật mới và đầy đủ các File về bản đồ hành chính đất nước Nepal chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích cần tìm.
1. Giới thiệu đất nước Nepal
Vị trí địa lý: Nằm ở phía nam dãy Himalaya ở Nam Á, giáp Trung Quốc và Ấn Độ, là nước có những đỉnh núi cao nhất thế giới. Tọa độ: 28000 vĩ bắc, 84000 kinh đông.
Diện tích: 140.800 km2
Khí hậu: Mùa hè hơi lạnh và mùa đông khắc nghiệt ở phía bắc đến mùa hè cận nhiệt đới và mùa đông ôn hòa ở phía nam. Ở các vùng có độ cao dưới 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình tháng 1: 10 - 20oC, tháng 7: 30oC. Ở vùng núi nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -4oC đến 20oC, tháng 7: dưới 30oC. Ở vùng núi cao mùa hè mát hơn và mùa đông lạnh hơn. Lượng mưa trung bình ở các vùng tương ứng là 900 - 1.800 mm; 1.700 - 2.200 mm; 1.000 mm.
Địa hình: Đồng bằng ở phía nam, vùng trung tâm là đồi núi, phía bắc là dãy Himalaya.
Tài nguyên thiên nhiên: Thạch anh, gỗ, tiềm năng thuỷ điện, than non, đồng, cô ban, quặng sắt.
Dân số: khoảng 27.797.500 người (2013)
Các dân tộc: Người Newar, Ấn Độ, Tây Tạng, Magar, Tamang, Bhotia, Rai, Limbu, Sherpa.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Nê-pan
Lịch sử: Nê-pan có lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, chế độ phong kiến bắt đầu từ thế kỷ V. Vào nửa thế kỷ XVIII, Nê-pan là một quốc gia phong kiến thống nhất, sau đó bị Anh xâm lược. Năm 1816, Anh đã buộc Nê-pan ký hiệp ước bất bình đẳng, cho phép Anh được quyền kiểm soát chính sách đối ngoại. Năm 1846, dòng họ quý tộc Rana nắm quyền thực sự ở nước này, quốc vương chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Năm 1951, chế độ Rana bị lật đổ, quyền lực của Quốc vương được khôi phục. Năm 1990, phong trào dân chủ phát triển mạnh, Nhà vua cho phép các chính đảng hoạt động và xây dựng chính quyền dân chủ. Tháng 5-1991, Nê-pan tổ chức bầu cử Quốc hội tự do có nhiều đảng phái tham gia. Ngày 21/4/2006, nhà vua Gyanendra thông báo từ bỏ quyền lực tuyệt đối, sau đó, Quốc hội thông qua tuyên bố lịch sử, theo đó Nhà vua chỉ giữ vai trò tượng trưng. Hiện nay, Nê-pan đang trong quá trình thay đổi thể chế, trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 14/12/1955.
Tôn giáo: Đạo Hin-đu (90%), Đạo Phật (5%), Đạo Hồi (3%), các tôn giáo khác (2%)
Kinh tế: Nê-pan là một trong những nước nghèo và kém phát triển trên thế giới với gần 1/2 số dân sống dưới mức nghèo khổ. Nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế, thu hút hơn 80% dân số và chiếm 41% GDP. Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản: đay, mía, thuốc lá và ngũ cốc. Ngành dệt và thảm trong những năm gần đây đã mở rộng và chiếm khoảng 80% giá trị ngoại tệ. Từ tháng 5-1991 chính phủ đã tiến hành cải cách, khuyến khích thương mại và đầu tư nước ngoài, cắt giảm các chi phí, tư nhân hoá các ngành công nghiệp quốc doanh và giảm bớt viên chức chính phủ. Những năm gần đây do mất ổn định, kinh tế Nêpan vẫn chưa bắt được đà phát triển.
- Sản phẩm công nghiệp: Thảm, hàng dệt, đay, đường, hạt có dầu; thuốc lá, xi măng, gạch.
- Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, ngô, lúa, mì, cây có củ, sữa, thịt trâu.
Văn hóa: Văn hóa Nê-pan tương đồng với những nền văn hóa lân cận là Tây Tạng và Ấn Độ, về trang phục, ngôn ngữ, và thực phẩm. Văn hóa của các nhóm sắc tộc khác nhau phong phú theo cách riêng biệt, trong đó, văn hóa Newari là văn hóa truyền thống và có bản sắc riêng nhất của Kathmandu. Đa số các lễ hội trong nước xuất phát từ văn hóa Newari. Nê-pan được coi là quê hương của đạo Phật nơi, nơi Phật tổ Như Lai ra đời.
Giáo dục: Trình độ biết đọc biết viết thấp khoảng 28%. Giáo dục tiểu học là miễn phí. Hầu hết trẻ em đều học tiểu học, nhưng các phương tiện học tập còn rất thiếu. Ở khu vực nông thôn, trẻ em gái chỉ học đến 12 tuổi, sau đó là ở nhà làm nghề nông. Trường trung học chỉ có khu vực đô thị. Trường đại học Tribhunan ở Catmandu là trường đại học lớn ở Nê-pan.
Thủ đô: Cat-man-đu (Kathmandu)
Các thành phố lớn: Lalipur, Bhaktapur, Biratnaga...
Đơn vị tiền tệ: rupee Nê-pan (NP); 1 NP = 100 paisa.
Quốc khánh: 3-10 (1990)
Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Cat-man-đu, Hanuman Dô-ka, Thánh đường của các thánh sống, dãy Himalaya, Nagakot, Bagaon, thung lũng Pok-ha, núi Ê-vê-rét, v.v..
Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, ESACP, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, Interpol, ITU, SAARC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
Quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/5/1975
2. Bản đồ hành chính nước Nepal khổ lớn
3. Bản đồ Google Maps của nước Nepal
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập