INVERT cập nhật mới và đầy đủ các File về bản đồ hành chính đất nước Marshall chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích cần tìm.
1. Giới thiệu đất nước Marshall
Vị trí địa lý: Ở châu Đại Dương, là một quần đảo trên đường từ Ha-oai đi Pa-pua Niu Ghi-nê. Gồm hai dãy đảo có 30 đảo san hô vòng và 1.152 đảo. Tọa độ: 9000 vĩ bắc, 168000 kinh đông.
Diện tích: 181,3 km2
Khí hậu: Nhiệt đới, nóng ẩm và ẩm; quần đảo nằm ở vành đai bão. Nhiệt độ trung bình: 26 - 330C. Lượng mưa trung bình: 1.800 mm.
Địa hình: Các đảo đá vôi, san hô và đảo cát thấp.
Tài nguyên thiên nhiên: Phốt phát, hải sản.
Dân số: khoảng 52.634 người (2013)
Các dân tộc: Người bản địa Mi-crô-nê-xi-a chiếm đa số.
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh; thổ ngữ Mác-san.
Lịch sử: Quần đảo Mác-san hình thành sớm, người Mi-crô-nê-xi-a đã tới đây định cư từ hàng ngàn năm trước. Từ thế kỷ XIV, người Tây Ban Nha, người Đức, đến đầu thế kỷ XX là người Nhật và người Mỹ thay nhau cai trị quần đảo. Năm 1947, Liên hợp quốc áp dụng quy chế lãnh thổ uỷ trị, quần đảo Mác-san được đặt dưới sự quản lý của Mỹ. Tháng 11-1986, Mỹ chính thức chấm dứt chế độ quản lý quần đảo, Mác-san trở thành nhà nước tự quản và liên kết tự do với Mỹ. Tháng 12-1990, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phê chuẩn chấm dứt chế độ uỷ trị ở Mác-san.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa.
Kinh tế:
Tổng quan: Nền kinh tế của quần đảo này dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào các trang trại nhỏ và các cây trồng có giá trị thương mại. Công nghiệp có quy mô nhỏ, chủ yếu làm hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến cá và làm cùi dừa khô. Ngành du lịch, sử dụng gần 10% lực lượng lao động.
Sản phẩm công nghiệp: Cùi dừa khô, cá, hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ trai, gỗ, và ngọc trai, v.v..
Sản phẩm nông nghiệp: Dừa, ca cao, khoai nước, cây bánh mỳ, hoa quả, lợn, gà.
Giáo dục, Y tế: Giáo dục phổ cập bắt buộc từ 6 đến 14 tuổi. Sau đó, học sinh phải trải qua kỳ thi quốc gia để vào hai trường trung học. Chỉ có gần 50% số học sinh được vào trung học. Ở các trường tiểu học vẫn dạy bằng tiếng Anh và tiếng Mác-san, còn ở các cấp học cao hơn chủ yếu dùng tiếng Anh. Việc học đại học và trên đại học phải ra nước ngoài.
Chăm sóc y tế ở thành thị tại Mác-san khá tốt.
Thủ đô: Ma-giu-rô (Majuro)
Đơn vị tiền tệ: Đôla Mỹ (USD); 1 USD - 100 cent
Quốc khánh: 01-5 (1979)
Quan hệ quốc tế:
Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, ESCAP, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IMF, Interpol, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, WMO, v.v..
Quan hệ đối ngoại với Việt Nam: Ngày 01 tháng 7 năm 1992, Việt Nam và Mác-san thiết lập quan hệ ngoại giao.
2. Bản đồ hành chính nước Marshall khổ lớn
3. Bản đồ Google Maps của nước Marshall
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập