Trong 9 tuyến cao tốc nối vùng Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh lân cận thì có 04 tuyến cao tốc từ TP HCM đi các tỉnh. Cụ thể: tuyến cao tốc TP HCM - Mộc Bài, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Còn 5 tuyến cao tốc nối vùng TP HCM với tỉnh lân cận như Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc TP HCM - Trung Lương, tuyến đường Vành Đai 3 TP. HCM.
Hiện tại, tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Dầu Giây – Phan Thiết, TP HCM - Trung Lương đã được đi vào sử dụng. Còn đối với các tuyến như cao tốc Bến Lức – Long Thành, TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành Đai 3 TP. HCM thì trong giai đoạn đang xây dựng. Các tuyến còn lại đang ở giai đoạn nghiên cứu, lập báo cáo tiền khả thi.
1. Cao tốc TP HCM - Mộc Bài
Thông tin chung về cao tốc HCM Mộc Bài:
Tên quy hoạch | Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài |
Chiều dài | 53,5 km |
Mặt đường rộng | 17 m |
Điểm đầu | Giao với đường vành đai 3, địa phận huyện Hocmon |
Điểm cuối | Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, địa phận Tây Ninh |
Số làn xe | 4 làn xe (giai đoạn 1), sau mở rộng thành 6 – 8 làn xe bề rộng từ 34,5m đến 42m |
Vốn hóa | 16.729 tỉ đồng. Nguồn vốn HCM, Tây Ninh và vốn huy động nhà đầu tư |
Vận tốc thiết kế | 120 km/h |
Tổng diện tích đất | 435 ha |
Số hộ dân cần giải tỏa | 572 hộ dân bị ảnh hưởng |
Tiến độ thực hiện toàn tuyến |
2019 – 2020: thực hiện các thủ tục đầu tư 2021 – 2025: đầu tư xây dựng 2026: Đưa vào khai thác |
Cách đây bốn năm, TP.HCM và Tây Ninh đã hợp tác triển khai dự án tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài nhằm thúc đẩy tiến trình đầu tư. Tuy nhiên, kế hoạch trễ tiến độ đề ra khiến dự án chưa được thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho đến năm 2022. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, dự án đã được điều chỉnh cục bộ với hướng tuyến đoạn tránh khu vực đất quốc phòng qua TP.HCM và Tây Ninh.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài kết nối với cả hai đường vành đai 3 và 4 của TP.HCM. Đương vành đai 3 đã khởi công vào tháng 6/2023 và dự kiến thông xe phần cao tốc vào năm 2025. Đường vành đai 4 đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư và dự kiến khởi công trong năm 2024, hoàn thành vào năm 2028. Việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là rất cần thiết để đồng bộ với tiến độ khai thác đường vành đai 3 và đường vành đai 4, mở thêm hướng liên kết không chỉ trong khu vực mà còn giao thông giữa các nước.
Ngày 12/7/2023, HĐND TP.HCM đã thống nhất chủ trương điều chỉnh quy mô và đảm bảo thực hiện cân đối đủ vốn ngân sách TP tham gia dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Tuyến cao tốc này sẽ có tổng chiều dài 51,17km và đầu tư bốn làn xe cao tốc, bổ sung thêm hai làn đường khẩn cấp hai bên. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến tăng lên 21.517 tỉ đồng do tuyến điều chỉnh dài hơn và chiều rộng nền đường được mở rộng từ 17m lên 25,5m.
Về tiến trình triển khai, TP.HCM dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trước ngày 31/8/2023 và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày 31/12/2023. Dự án dự kiến khởi công trước ngày 30/4/2025 và hoàn thành, thông xe trước ngày 31/12/2027. Các bước tiến này sẽ đồng bộ với việc cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia cũng vừa được khởi công, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết giao thông giữa hai nước.
2. Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Tên dự án | Cao tốc Bến Lức – Long Thành |
Chủ đầu tư | Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) |
Lộ trình các tuyến | Đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai |
Tổng vốn đầu tư: | Giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng. |
Thời gian khởi công | Tháng 7/2014 |
Địa phận đi qua | TP.HCM, Long An, Đồng Nai |
Thông số | Dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h |
Cao tốc Bến Lức - Long Thành chia thành hai thành phần:
- Đoạn An Phú - Vành đai II có chiều dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, với tốc độ thiết kế 80 km/h. Giai đoạn 1 của đoạn đường này có bốn làn xe, với chiều rộng nền đường 26,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
- Đoạn Vành đai II - Long Thành - Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, với vận tốc thiết kế 120 km/h (cầu Long Thành có vận tốc thiết kế 100 km/h). Giai đoạn 1 của đoạn đường này cũng có bốn làn xe, với chiều rộng nền đường 27,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
Vào ngày 09/7/2023, đoàn công tác của Cục quản lý Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện chuyến khảo sát tại các gói thầu trong dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Trong báo cáo đối với đoàn công tác, lãnh đạo VEC đã thông báo rằng tất cả các nhà thầu đã cam kết hoàn thành các gói thầu trong vòng 12 tháng, trong đó gói thầu J2 (một trong ba gói thầu sử dụng nguồn vốn của JICA) đã hoàn thành giai đoạn thi công.
Đồng thời, cũng trong công văn gửi Phó thủ tướng Trần Lưu Quang và Thủ tướng về việc hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, Bộ Giao thông vận tải đã thông báo rằng để giải quyết các vấn đề gây cản trở cho dự án, vào ngày 3-4-2023, Bộ đã trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với các điểm chính sau:
- Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến ngày 30/9/2025 thay vì ngày 31/12/2023 như kế hoạch ban đầu.
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án xuống còn 30.073 tỉ đồng (giảm 1.247 tỉ đồng).
- Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án phù hợp với tổng mức đầu tư điều chỉnh, trong đó bổ sung phần vốn Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) từ nguồn tiền tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng giá trị khoảng 6.000 tỉ đồng, để VEC có cơ sở để thực hiện đầu tư các hạng mục còn lại trong dự án.
3. Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tên quy hoạch | Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây |
Chiều dài | 55,7km |
Điểm đầu | Nút giao thông An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh |
Điểm cuối | Nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. |
Tình trạng | Đã hoàn thành |
Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I (đoạn An Phú-Vành đai II): Vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ là 80 km/giờ và 4 làn xe, rộng 26,5 m.
- Giai đoạn II (đoạn Vành đai II-Long Thành-Dầu Giây): 4 làn xe, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 120 km/giờ. Chiều rộng mặt đường là 27,5 m và chiều rộng làn đường khẩn cấp là 6m.
Tuyến cao tốc được trang bị hệ thống thu phí tự động sử dụng công nghệ DSRC và hệ thống biển báo điện tử cho hệ thống giao thông thông minh.
Kể từ khi khai thác, lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành liên tục tăng cao (trung bình 10,45%/năm). Tuy nhiên, phạm vi từ TPHCM đến Long Thành đã vượt quá năng lực thông hành của tuyến, không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Việc đầu tư mở rộng đoạn này trở nên cấp bách, đặc biệt khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2025.
Dựa trên đề xuất của VEC và ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao cho VEC nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây theo quy hoạch.
Bộ GTVT đã đề nghị VEC chủ động nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với VEC và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để đảm bảo việc thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án được tiến hành, nhằm đáp ứng sớm nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực.
4. Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tên dự án | Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành |
Chiều dài | 69km |
Địa phận đi qua | TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước |
Số làn xe | 6 – 8 làn |
Vốn đầu tư | 24.150 tỉ đồng |
Ngày 9/7/2023, UBND tỉnh Bình Phước đã đề xuất tách một đoạn đường dài 7,1 km thành dự án độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công. Bộ GTVT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đồng ý báo cáo Chính phủ về việc bố trí 5.000 tỷ đồng cho Dự án cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, trong đó có 1.000 tỷ đồng hỗ trợ cho đoạn đường 7,1 km tại Bình Phước.
Bộ GTVT đánh giá rằng việc tách đoạn đường này thành dự án độc lập sẽ mang lại lợi ích về nguồn lực địa phương, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tự chủ cung cấp vật liệu. Đồng thời, phương án này cũng hấp dẫn đầu tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP) đối với đoạn đường qua tỉnh Bình Dương.
UBND Bình Dương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương, trong khi xây dựng công trình sẽ triển khai theo hình thức PPP. Bộ GTVT yêu cầu UBND Bình Dương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định của pháp luật, để cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Vào ngày 18/5/2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua nghị quyết đồng thuận triển khai dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Dự án sẽ có chiều dài khoảng 60,4 km, trong đó có đoạn 7,1 km trên địa bàn Bình Phước.
Dự án yêu cầu giải phóng mặt bằng lộ giới 60m và đầu tư đường cao tốc với 6 làn xe cao tốc và 2 làn xe dừng khẩn cấp. Giai đoạn 1 bao gồm đoạn từ đường Vành đai 3 đến cầu Khánh Vân và đoạn từ cầu Khánh Vân đến biên giới Bình Dương - Bình Phước. Giai đoạn 2 là từ Vành đai 3 đến ranh giới Bình Dương - Bình Phước.
Dự kiến áp dụng hình thức hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) cho dự án này. Tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 là gần 16.200 tỷ đồng, trong đó có 7.388 tỷ đồng dành cho việc giải phóng mặt bằng và 8.808 tỷ đồng cho công tác xây dựng. Nguồn vốn sẽ được huy động từ ngân sách trung ương, địa phương và vốn đầu tư hợp tác công tư (PPP) và các nguồn khác.
Vào ngày 7/4/2023, dự án đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Cũng trong năm 2023, Bộ GTVT cung cấp toàn bộ hồ sơ, kết quả nghiên cứu và tài liệu liên quan cho tỉnh Bình Dương để triển khai dự án.
5. Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Tên dự án | Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương |
Ký hiệu toàn tuyến | CT14 |
Tổng vốn đầu tư | 65.000 tỷ |
Chiều dài | 200.3 km |
Làn xe | Dự kiến 6 làn xe |
Tốc độ quy định | 80 – 120 km/h |
Điểm đầu dự án | Giao điểm với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây |
Điểm cuối dự án | Giao điểm với Cao tốc Liên Khương – Prenn (TP Đà Lạt) |
Giai đoạn triển khai | Giai đoạn 1: Dầu Giây – Tân Phú Giai đoạn 2: Tân Phú – Bảo Lộc Giai đoạn 3: Bảo Lộc – Liên Khương |
Mới đây, Bộ GTVT thông tin rằng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đã được đề xuất vào danh mục đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, đoạn Dầu Giây - Tân Phú sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã chính thức thông báo về dự án quan trọng của cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc vào ngày 7/4/2023. Theo thông tin mới nhất, dự án này dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào tháng 9/2023.
Theo kế hoạch, dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2026 và sẽ được liên kết với các tuyến cao tốc khác trong khu vực. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy phát triển kinh tế và giao thông trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và kết nối giữa các địa phương.
6. Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tên dự án | Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu |
Chiều dài | 77.6 km |
Địa phận đi qua | TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước |
Số làn xe | 6 làn xe, tốc độ 100 – 200 km/h |
Vốn đầu tư | 19,012 tỷ đồng |
Hình thức đầu tư | (PPP) |
Dự kiến hoàn thành | 2025 |
Vào sáng ngày 18/6/2023, Bộ GTVT đã cùng tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khởi công giai đoạn 1 của dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Lễ khởi công diễn ra tại Km34 + 200 thuộc địa phận P.Mỹ Xuân, TX.Phú Mỹ, Bà Rịa- Vũng Tàu, với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Nai cũng tổ chức lễ động thổ tại Km7 + 250, xã An Phước, H.Long Thành.
Trong buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Nguyễn Văn Thọ, nhấn mạnh đây là dự án thể hiện quyết tâm của Bà Rịa-Vũng Tàu, đã áp dụng các cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư. Từ tháng 7/2022 đến nay, đã hoàn thành khối lượng công việc lớn để có thể khởi công ngày hôm nay.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km, còn đoạn qua Bà Rịa-Vũng Tàu là 19,7km.
Dự án được chia thành 3 thành phần: Thành phần 1 do Đồng Nai làm chủ đầu tư, dài 16km, tổng mức đầu tư 6.012 tỉ đồng; Thành phần 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, dài 18,2km, tổng mức đầu tư 6.852 tỉ đồng; Thành phần 3 do Bà Rịa-Vũng Tàu làm chủ đầu tư, dài 19,5km, tổng mức đầu tư 4.693 tỉ đồng.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kết nối với sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, góp phần đẩy mạnh liên kết kinh tế vùng.
7. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Tên dự án | Đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết |
Chiều dài | 98km |
Vốn đầu tư | 750 triệu USD. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1: 14,356 tỷ đồng dưới hình thức đối tác công tư (PPP) |
Dự kiến hoàn thành | 2025 |
Điểm đầu | Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (trên quốc lộ 1A) |
Điểm cuối | Nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai |
Thời gian khởi công | Cuối năm 2020 |
Hoàn thành | Năm 2023 |
Vào ngày 29/4/2023, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và tuyến Mai Sơn - quốc lộ 45 đã chính thức thông xe, mở ra sự kết nối giữa các địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông.
Buổi lễ thông xe đã được tổ chức cùng lúc vào 8h sáng tại hai điểm cầu: nút giao Phan Thiết ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và hầm Thung Thi, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi lễ tại hai địa điểm này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trong diễn văn của mình nhấn mạnh rằng việc thông xe hai tuyến cao tốc này mang ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, khu vực và cả nước. Ông đã đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị thi công và ban quản lý dự án đã hoàn thành và thông xe hai tuyến cao tốc đúng vào ngày lễ quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách di chuyển.
8. Cao tốc TP HCM - Trung Lương
Tên dự án | Dự án đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương |
Chiều dài | 40km; đường nối 20km |
Địa bàn TP.HCM | 1,2km đường cao tốc và 14km đường nối |
Chủ đầu tư | Bộ GTVT |
Ngân sách dự án | Vốn vay ODA |
Vị trí dự án | Qua địa phận TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang |
Thời gian thực hiện | Hoàn thành tháng 6/2012 |
Vào tháng 2 năm 2010, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài 61.9 km theo quy hoạch đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/giờ, với mặt cắt ngang chính gồm 8 làn cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp, đã được đưa vào khai thác. Đây là một dự án quan trọng giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM tới Tiền Giang chỉ còn 30 phút, thay vì 90 phút như trước đây.
Tuy nhiên, từ năm 2019 khi tuyến đường dừng thu phí, lượng xe đi qua đã tăng khoảng 30%, với hơn 50.000 lượt xe mỗi ngày gây ra tình trạng ùn tắc và tai nạn thường xuyên. Vì vậy, cơ quan quản lý đã phải giảm tốc độ tối đa từ 120 km/giờ xuống còn 100 km/giờ, và tốc độ tối thiểu từ 80 km/giờ chỉ còn 60 km/giờ để đảm bảo an toàn giao thông.
Gần đây, tại buổi làm việc của Ban Quản lý dự án 7 thuộc Bộ GTVT với UBND tỉnh Long An về tiến độ mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đơn vị tư vấn đã đề xuất phương án mở rộng tuyến cao tốc này lên 8 làn xe và 2 làn khẩn cấp, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng.
Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào năm 2025 và hoàn thành sau 2 năm. Thông tin này khiến người dân rất vui mừng, nhưng đồng thời cũng lo ngại vì vấn đề về tốc độ thực tế của tuyến cao tốc này chưa đạt yêu cầu, chẳng khác gì một đoạn đường quốc lộ.
Bên cạnh việc mở rộng cao tốc, TP.HCM cũng đang thực hiện nâng cấp và mở rộng hàng loạt cầu và đường nhằm tăng diện tích, giúp phương tiện lưu thông thông thoáng hơn. Các công trình cải tạo cầu Phạm Văn Chí (quận 6), cầu kênh Tẻ (nối quận 4 với quận 7), cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương (nối quận 5 với quận 8), cầu Tân Kỳ – Tân Quý (nối quận Tân Phú với quận Bình Tân)… đang được thực hiện mạnh mẽ.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng có điểm kết nối với tỉnh Long An tại đường ĐT830, khu vực quan trọng với nhiều khu công nghiệp và cảng sông đang hoạt động. Đường ĐT 830 đang được đầu tư mở rộng, kết nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ và cao tốc, thúc đẩy kinh tế khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng đang được đẩy nhanh để kịp hoàn thành toàn tuyến vào cuối năm. Việc mở rộng tuyến đường này là một cầu nối quan trọng, giúp kết nối các khu công nghiệp trong tỉnh với nhau và nối với Cảng Quốc tế Long An, đóng góp vào phát triển công nghiệp của tỉnh Long An.
9. Tuyến đường Vành Đai 3 TP. HCM
Tên dự án: Vành Đai 3 | Quy mô: 97,7 km |
Chủ đầu tư: Bộ GTVT | Vốn đầu tư: 35,6 ngàn tỷ đồng |
Đơn vị thi công: Ban Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long | Tiến độ thi công: Chia làm 4 đoạn |
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Từ năm 2011 và điều chỉnh từ năm 2013 |
Vào sáng ngày 29/6/2023, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khởi công dự án đường Vành đai 3 TP.HCM qua Bình Dương, một dự án quan trọng trong việc nâng cao khả năng kết nối đô thị vệ tinh và phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Sự kiện này trở nên đặc biệt hơn khi có sự hiện diện và thực hiện nút khởi động bởi Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Lễ khai trương được tổ chức tại nút giao Bình Chuẩn, điểm giao giữa đường Vành đai 3 TP.HCM và đường Mỹ Phước - Tân Vạn.
Dự án Vành đai 3 TP.HCM dài tổng cộng 76,34 km, đi qua các tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, với tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỉ đồng. Dự án đã đề ra kế hoạch bàn giao 70% diện tích đất trong tháng 6 để phục vụ cho công tác khởi công và hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trước ngày 31/12/2023.
Theo thiết kế, đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ bao gồm một phần là đường cao tốc với tốc độ thiết kế là 100 km/giờ, chiều rộng nền đường 19,75m, được phân chia thành 4 làn xe với dải phân cách, cùng hai đường song hành hai bên với 2 làn xe dành riêng cho giao thông đô thị, tốc độ thiết kế là 60 km/giờ. Ngoài ra, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM qua Bình Dương còn được lên kế hoạch xây dựng 2 cầu vượt tại nút giao Bình Chuẩn và 2 hầm chui dành cho xe máy và ô tô trên đường song hành.
Hiện tại, tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đã được đi vào sử dụng, còn 02 tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành và Dầu Giây - Phan Thiết thì trong giai đoạn đang xây dựng, các tuyến còn lại đang ở giai đoạn nghiên cứu, lập báo cáo tiền khả thi.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (5)