Nhắc đến cái biệt danh Tiền còi, chắc hẳn không ai trong giới ngân hàng và bất động sản còn cảm thấy lạ lẫm. Bởi đó chính là ông Vũ Văn tiền, một doanh nhân thành công là người đứng đầu tập đoàn Geleximco. Bài viết này là đôi nét về Vũ Văn tiền mà có thể một vài trong số chúng ta chưa hiểu rõ về doanh nhân này.
Doanh nhân Vũ Văn Tiền là ai?
Tỷ phú Vũ Văn Tiền sinh ngày 10/5/1959, ông là con lớn trong gia đình có 5 anh em tại Tiền Hải, Thái Bình. Ông Tiền tốt nghiệp hai trường đại học gồm Đại học Kỹ thuật Quân sự và Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện ông là người đứng đầu tập đoàn đa ngành Geleximco, ông từng là chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank).
Ông Vũ Văn Tiền được xem là đại gia ngầm trong lĩnh vực bất động sản khi sở hữu nhiều khu đất vàng và dự án bất động sản nghìn tỉ tại hai miền Nam - Bắc.
Thông tin tiểu sử về tỷ phú Vũ Văn Tiền
Tên đầy đủ: Vũ Văn Tiền
Biệt danh: Tiền "còi
Sinh năm: 09/05/1959
Nguyên quán: Thái Bình
Nơi cư trú: 64 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Trình độ học vấn:
- Cử nhân kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân ( 1979- 1984).
- Kỹ sư - Học viện Kĩ thuật quân sự ( 1985 - 1989).
Chức vụ hiện tại:
- Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (AB Bank).
- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng Khoán An Bình ( ANBINHSEC).
- Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO).
- Tổng giám đốc CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO).
- Chủ tịch HĐQT CTCP Giấy An Hòa.
- Chủ tịch HĐQT CTCP Xi măng Thăng Long.
Gia đình: Vợ là Nguyễn Thị Quỳnh Mai và 3 người con gái.
Ông có các anh em gồm:
- Vũ Văn Hậu : Phó tổng giám đốc Geleximco, Phó chủ tịch hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, Nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CPĐT Tổng hợp Hà Nội SHN
- Vũ Thị Hương: Ủy viên HĐQT Ngân hàng An Bình, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco.
- Vũ Thị Nhung
Hồ sơ wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vũ_Văn_Tiền
Hành trình đi lên từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Vũ Văn Tiền
Với tư duy kinh tế nhạy bén từ nhỏ, cùng một cái nhìn và lòng quyết tâm xây dựng sự nghiệp, sau gần chục năm đầu quân cho Tổng công ty Vật tư nông nghiệp.
Năm 1992, ông Vũ Văn Tiền đã xin ra ngoài để thành lập công ty tư nhân của riêng mình.
Đầu năm 1993, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Geleximco đã được thành lập và là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Đầu năm 2007, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần. Và cho tới hiện tại, Geleximco đang là một tập đoàn cực kỳ lớn mạnh và hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên có 4 lĩnh vực kinh doanh được coi là chính thức: sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ, hạ tầng và bất động sản, tài chính ngân hàng với việc góp vốn đầu tư và ngân hàng An Bình.
Từ đây, tập đoàn đang có vốn điều lệ là 61 tỷ đồng và doanh thu hằng năm đạt tới hàng ngàn tỷ đồng, tăng trưởng đạt hơn 10 % trên một năm. Vượt qua nhiều thử thách, ông đưa tập đoàn trở thành tập đoàn mạnh nhất ở Việt Nam thời bây giờ với những dự án hàng chục tỷ đồng.
Chặng đường hoạt động của tập đoàn Geleximco
Là công ty đầu tiên cũng là công ty giúp ông khởi nghiệp, ông hầu như dành hết mọi tâm đắc cho công ty này. Theo như lời kể của ông Tiền thì ông đã có gần chục năm công tác tại Tổng công ty Vật tư nông nghiệp từ năm 1986 cho đến đầu năm 1992.
Được thành lập ban đầu với hình thức là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Geleximco là một trong số những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năm 2007, Geleximco chuyển thành hình thức Công ty cổ phần. Hiện tại, công ty là một tập đoàn đa ngành và hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
4 lĩnh vực sản xuất chính của công ty là:
- Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ: Đàu tư vào công ty giấy An Hòa, Xi măng Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Cảng Cái Lân,...
- Hạ tầng - Bất động sản: Geleximco hiện nay có nhiều dự án đang triển khai tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Thành phố Giao Lưu, Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa bình,...
- Tài chính - Ngân hàng: Đàu tư vào ngân hàng An Bình ( AB Bank), Chứng khoán An Bình (ABS), QLQ An Bình ( ABF), Bảo hiểm Hàng không,...
- Giáo dục đào tạo và Công nghệ thông tin: CMC Group, Viện quản lý Toàn cầu Việt Nam.
Theo như trang chủ của công ty Geleximco đưa tin: “ Vốn điều lệ của công ty đàn là 6.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt hàng ngàn tỷ đồng và tăng trưởng hơn 10% / năm. Đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 6000 người, 5 chi nhánh tại Hà Tây, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cần Thơ, Quảng Ninh; 20 công ty thành viên, hàng chục công ty liên doanh, liên kết hoạt động trên địa bàn cả nước.
Trụ sở của công ty được đặt tại tòa nhà Geleximco số 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
Thông qua những khoản đầu tư của Geleximco, ông Tiền đã nắm giữ vị trí chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp lớn như Ngân hàng An Bình, Chứng khoán An Bình, Xi măng Thăng Long,...
Ông khẳng định rằng: “Tôi cũng quyết đoán, không muốn phụ thuộc nên khó có thể trụ lại được trong một môi trường với cơ chế nặng bao cấp.” Vì thế, ông đã tự gây dựng nên công ty của riêng mình mang tên Geleximco, là một Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp với nhiệm vụ chính là chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu sang các nước Đông Âu.
Cũng là người có hoàn cảnh nghèo khó và không hề khá giả về vật chất, ông nhớ lại những ngày tháng cơ cực, Ông còn trẻ, tình cờ một lần qua nhà bạn chơi thì đứa con nhỏ của bạn khóc khản cả tiếng vì đói sữa, ông chợt giật mình và nghĩ tới cuộc sống hiện tại, ông tự nhủ rằng mình phải cố gắng để tương lai sau này không đi theo vết xe đổ của người bạn, cố gắng làm việc để thoát khỏi cái nghèo, để có thể lo và chu cấp chu đáo nhất cho những đứa trẻ mới sinh có sữa uống cơm ăn áo mặc. Có thể nói đây cũng là một động cơ lớn thúc đẩy ông có ý chí làm giàu
Trong những điều tâm huyết, tập đoàn Geleximco tiền thân là Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng với số vốn điều lệ ban đầu là 2,5 tỷ đồng.
27 năm từ chặng đường thành lập, công ty đã dần khẳng định được vị thế của mình vào 5 lĩnh vực kinh doanh bao gồm: sản xuất công nghiệp, bất động sản, thương mại dịch vụ và tài chính ngân hàng đồng thời công ty cũng đầu tư vào đào tạo công nghệ thông tin.
Tập đoàn hiện nay gồm có nguồn nhân lực là 27 công ty thành viên cùng với công ty liên kết, từ đó tạo nên hàng ngàn người lao động, giúp người lao động có công ăn việc làm.
Những dự án nghìn tỷ làm nên cái tên Geleximco
Thương hiệu An Bình
Gắn liền với Geleximco trong mảng tài chính ngân hàng và bất động sản, cái tên Ngân hàng TMCP An Bình là cái tên nổi bật nhất. Trải qua 20 năm hoạt động và 17 lần tăng vốn, ABBank đưa vốn điều lệ lên gần 4.800 tỷ đồng.
Dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế
Với vốn đầu tư 1,060 tỷ đồng, dự án đang phát triển vượt bậc qua nhiều năm.
Dự án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco
Quy mô: lên đến 197,32 ha. Nằm tại 2 xã Đông La và La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Dự án được UBND tỉnh Hà tây cũ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 4/2011, đến đầu 2020.
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - TP Hòa Bình
Được khởi công tháng 10/2010. Đoạn đường qua tỉnh Hòa Bình dài hơn 20km do Geleximco làm chủ đầu tư, kiêm nhà thầu chính, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng.
Theo tính toán của công ty, tổng mức đầu tư dự án dài khoảng 33km, rơi vào 18.000 tỷ đồng, trong đó đoạn qua Hòa Bình cần 6,745 tỷ đồng, và qua đoạn Hà Nội cần 11,200 tỷ đồng.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập