Người nổi tiếng

Shark Tam là ai? Thông tin tiểu sử Phạm Văn Tam (Update 2024)

Shark Tam hay có tên thật Phạm Văn Tam là "cá mập" mới toanh từng chụp ảnh, bưng phở mưu sinh đã trở thành chủ tịch tập đoàn Asanzo triệu đô. Hiện ông là Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam.

Tiểu sử nhanh về Shark Tam

1. Tiểu sử nhanh về Shark Tam 

Tên thật: Phạm Văn Tam Sinh năm: 1980 (42 tuổi)
Nơi ở: TP. Hồ Chí Minh Nơi sinh: Quảng Ninh, Việt Nam
Chức vụ: Chủ tịch tập đoàn ASANZO Tài sản: đang cập nhật
Nổi tiếng: Nhà đầu tư Shark Tank mùa 3 (2019) Facebook: đang cập nhật

2. Shark Tam là ai?

Shark Tam tên thật là Phạm Văn Tam sinh năm 1980 trong gia đình có truyền thống làm nghề gốm sứ ở vùng biên giới Móng Cái – Quảng Ninh. Hiện ông đang là Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam, ông có quan niệm mọi thứ đạt được đều cần dựa trên sự chân thành, nhân hiệu và thương hiệu phải đi đôi với nhau.

Shark Tam đã thành lập Quỹ khởi nghiệp Asanzo Fund với tổng số vốn đầu tư lên tới 200 tỷ đồng trong chương trình Shark Tank mùa 3. Để đi đến ngày hôm nay Shark Tam cũng qua rất nhiều con đường, cũng lạc lối. 32 tuổi ông mới bắt đầu có thành tựu, cũng quá trễ để thành công. Hy vọng với kinh nghiệm xương máu của mình, Shark Tam và Quỹ Asanzo sẽ giúp đỡ các Startup rút ngắn thời gian đi tới thành công, giảm thất bại.

3. Thời thơ ấu của Shark Tam

Những năm đầu thập niên 90s, chiếc tivi đen trắng là tài sản quý của nhiều gia đình vùng quê Bắc bộ. Trong khi những đứa trẻ khác say sưa với những bộ phim hay chương trình truyền hình thì cậu bé 12 tuổi Phạm Văn Tam lại bị ‘thôi miên’ bởi những thứ linh kiện bên trong đó. Khi bố mẹ vắng nhà, cậu bé tò mò lôi tivi ra vọc vạch.

Ông Phạm Văn Tam không muốn tiếp bước gia đình và cũng chẳng thích học ĐH nên đã tìm đến con đường kinh doanh. Sau khi học xong THPT, ông đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không đi học đại học. Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ít ai biết rằng ông Tam đã trải qua nhiều công việc như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện...

Năm 18 tuổi, ông Phạm Văn Tam quyết định không vào đại học mà đi học chụp ảnh, sau 2 năm, Tam bắt đầu làm quen buôn bán khu vực cửa khẩu Móng Cái, được ông chủ phân công trông kho và giao hàng cho tiểu thương chợ Nhật Tảo. Từ đây, công việc hàng ngày 2 năm liền của anh là giao hàng và trông hàng, sau đó Tam bị cho nghỉ việc.

Sau nhiều đợt "phong ba bão táp" trắng tay, may mắn đã mỉm cười với Phạm Văn Tam khi trở thành chủ nhân của thương hiệu tivi Việt ASANZO, nhà tài trợ CLB bóng đá Hải Phòng. Không dừng lại ở tivi, ông Tam còn lấn sân sang thị trường điện thoại thông minh.

Năm 2009, làn sóng tivi nước ngoài tràn vào Việt Nam khiến công việc kinh doanh đồ điện tử của giới tiểu thương Nhật Tảo điêu đứng kéo theo Tam cũng mất hết đối tác. Không cam tâm, Tam quyết định tự tạo ra thương hiệu riêng của mình bằng việc cho ra đời thương hiệu điện tử gia dụng. Tuy vậy sản phẩm không được tin tưởng do thiếu đội ngũ bảo hành, 2 năm liên tục Tam làm ăn thất bát.

4. Sự nghiệp của Shark Tam

Việc kinh doanh không hề đơn giản và "dễ ăn". Khi lập doanh nghiệp đầu tiên, ông đã dốc toàn bộ vốn vào khởi nghiệp và thất bại doanh nghiệp đóng cửa sau 1 năm. Không nản lòng, ông tiếp tục dốc sức lập doanh nghiệp thứ 2. Và đứa con của ông cũng "chết yểu" do không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo – thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21, 24 – 32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.

5. Asanzo của Shark Tam ra đời khi nào?

Năm 2016, công ty cổ phần điện tử ASANZO ra đời. Khách hàng mục tiêu của Asanzo nhắm tới chính là những hộ gia đình nông thôn và lao động thu nhập thấp. Tam huy động tất cả nguồn vốn, đầu tư 20 triệu USD cho dây chuyền sản xuất này.

Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.

Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước. Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu lên 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lô hàng 4.000 chiếc tivi đã bị thu hồi do kỹ thuật tháo lắp chưa tốt dẫn đến hư màn hình. Tam bị lỗ hơn chục tỷ nhưng vẫn quyết định làm lại cho đến năm 2017, thương hiệu Asanzo mới bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường.

Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn ASANZO được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỉ đồng, đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.

Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn ASANZO khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỉ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.

6. Shark Tam có còn là chủ của Asanzo?

Đáng chú ý đến tháng 7/2017, ông Phạm Văn Tam giảm tỷ lệ sở hữu của mình tại Tập đoàn Asanzo từ 90% xuống còn 1%, tiếp sau đó các cổ đông tổ chức như CTCP Điện tử ASANZO Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo cũng lần lượt thoái hết vốn. Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỉ đồng.

Mới đây, vào tháng 1/2019, Công ty CP Công nghệ cao ASANZO được thành lập với vốn điều lệ 300 tỉ đồng, đây là công ty do ông Phạm Văn Tam trực tiếp đứng tên.

 

Ngày 21/6, ông Phạm Văn Tam đã lên tiếng giải thích về nghi vấn "ASANZO là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam", theo vị CEO của Asanzo, việc công ty nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, ASANZO ý thức việc đó nên chỉ ghi "Xuất xứ Việt Nam" thay vì "Made in Việt Nam" trên sản phẩm của mình.

Ngoài ra, ông Tam còn cho rằng, từ nửa đầu năm 2018 tới thời kỳ trước, ASANZO vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng rồi giao dần cho các công ty phụ trợ. Do đó, trên thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm khác nhau nhưng cùng modern và logo ASANZO, một gắn nhãn Việt Nam, cái còn lại được các công ty phụ trợ của Asanzo nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.

"Asanzo đã từng có công văn gửi sang phía công an khẳng định công ty không bảo hộ thương hiệu của mình. Do vậy, trước vấn đề mà báo chí đặt ra liên quan đến nhãn mác thương hiệu, trong tập đoàn ASANZO có rất nhiều công ty con khác nhau, bộ phận nào làm sai thì đơn vị đó sẽ chịu trách nhiệm", ông Phạm Văn Tam nhấn mạnh.

Chương trình Shark Tank mùa 3: Từ ông bầu bóng đá đến cá mập khởi nghiệp

7. Chương trình Shark Tank mùa 3: Từ ông bầu bóng đá đến cá mập khởi nghiệp

Những người theo dõi cơn cuồng nhiệt của bóng đá Việt hai năm trở lại đây có thể đã vài lần nghe đến cái tên Phạm Văn Tam. Anh cũng là cái tên treo thưởng nhiều cho đội bóng đá quốc gia, những phần thưởng lên đến vài tỷ đồng. Tập đoàn điện tử Asanzo đã chính thức trở thành nhà tài trợ mới của CLB bóng đá Hải Phòng trong mùa giải 2018.

Ngoài các gương mặt quen thuộc như Shark Nguyễn Mạnh Dũng, Phạm Thanh Hưng, Nguyễn Ngọc Thủy, Thái Vân Linh, Nguyễn Thanh Việt; năm nay chương trình Shark Tank mùa 3 còn đón chào gương mặt mới là Shark Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam và bà Đỗ Liên - Nhà Sáng lập Ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ LIAN. Ông đã thành lập Quỹ Khởi Nghiệp Asanzo Fund với tổng số vốn đầu tư lên tới 200 tỷ đồng.

Ông từng chia sẻ: "Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm và 4 - 5 lần thất bại. Tôi muốn hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp để làm sao tránh tình trạng vết xe đổ như tôi. Để đi đến ngày hôm nay tôi cũng qua rất nhiều con đường, cũng lạc lối. 32 tuổi tôi mới bắt đầu có thành tựu, cũng hơi trễ để thành công. Hy vọng với kinh nghiệm xương máu của mình, tôi và quỹ Asanzo sẽ giúp đỡ các startup rút ngắn thời gian đi tới thành công, giảm thất bại", ông Tam chia sẻ về lý do tham gia chương trình.

Theo đó, ông Tam tiết lộ là mình sẽ không chỉ đầu tư vào ngành công nghệ như mọi người đồn đoán, mà sẽ đầu tư nhiều ngành. Ông sẽ quan tâm nhiều đến những startup có sản phẩm/dịch vụ giải quyết những nhu cầu thực tế trong cuộc sống và nhà sáng lập có sở thích đi đầu.

Tuy nhiên, do Asanzo đang liên quan tới nghi vấn dùng hàng Trung Quốc dán mác "xuất xứ Việt Nam", Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam trong chương trình Shark Tank mùa 3 sẽ tạm thời dừng phát sóng, để chờ kết luận từ các cơ quan chức năng.

Vị doanh nhân người Quảng Ninh không chỉ có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động trong giới khởi nghiệp. Khán giả còn đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của anh trong Shark Tank mùa 3 để có thể tiếp tục theo dõi những màn gọi vốn đầy hấp dẫn và "căng não".

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh