Nay Invert cập nhật những trường hợp nào khi xây dựng mà không cần xin giấy phép và thủ tục cấp giấy phép xây dựng thực hiện như thế nào?
Nhà ở là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân. Đây là loại nhà phổ biến nhất và khi xây nhà ở thì hộ gia đình. Được biết, Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Trường hợp không cần phải xin giấy phép xây dựng
- Xây có nhà ở riêng lẻ ở nông thôn (tuy nhiên xây dựng nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì phải xin phép)
- Sửa chữa hoặc cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị khi có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
- Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp
- Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các cấp quyết định đầu tư
2. Trường hợp phải xin giấy phép xây dựng
Không phải mọi trường hợp xây dựng nhà ở đều phải có giấy phép, chỉ những khu vực sau đây mới phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
Tại đô thị: Nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Tại nông thôn: Nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
3. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1
Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
Bản sao bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập