Bạn đã bao giờ nghe đến thừa phát lại hoặc văn phòng thừa phát lại chưa? Khái niệm này có lẽ sẽ quen thuộc đối với những người làm trong ngành luật còn đối với người dân, nếu không tìm hiểu thì sẽ không biết được. Vậy thừa phát lại là gì? Quy định và chức năng của thừa phát lại ra sao?.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Thừa phát lại là gì?
Những người làm trong cơ quan nhà nước, được Nhà nước bổ nhiệm để làm những công việc như thi hành án dân sự, tổng đạt giấy tờ, lập vi bằng và những công việc khác theo đúng quy định của pháp luật và nghị định có liên quan được gọi là thừa phát lại.
Họ chỉ làm những việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Một vài công việc cụ thể mà thừa phát lại sẽ làm như:
- Lập vi bằng theo yêu cầu của những cơ quan, cá nhân hoặc tổ chức
- Khi tòa án hoặc cơ quan thi hành dân sự yêu cầu tống đạt thì thừa phát lại sẽ thực hiện.
- Điều kiện thi hành án sẽ được thừa phát lại xác minh nếu đương sự có yêu cầu
- Khi đương sự có yêu cầu, những người làm ở vị trí này sẽ trực tiếp tổ chức thi hành các bản án và quyết định của tòa án.
Tuy nhiên việc có tổ chức thi hành các bản án hay không thì không nằm trong phạm vi của thừa phát lại mà sẽ do Thủ trưởng Cơ quan thì hành án ra quyết định.
Điều kiện hành nghề
Không phải ai cũng có thể trở thành thừa phát lại, phải cần đảm bảo được những tiêu chuẩn và điều kiện như sau:
Thứ nhất: Bạn phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt và có đầy đủ sức khỏe.
Thứ hai: Có bằng cử nhân ngành Luật
Thứ ba: Có kinh nghiệm như từng làm việc trong ngành liên quan đến pháp luật trên 5 năm, từng làm kiểm sát viên, luật sự, công chứng viên, chấp hành viên hoặc thẩm phán. Điều tra viên từ trung cấp trở lên vẫn được.
Thứ tư: Bạn không kiêm nhiệm hành nghề những công việc khác như luật sự, nghề công chứng và một vài công việc theo quy định của pháp luật.
Thứ năm: Cần phải có chứng chỉ chứng nhận đã hoàn thành cá lớp tập huấn liên quan đến nghề thừa phát lại và do Bộ Tư pháp tổ chức.
Quy định thừa phát lại
Trong quá trình làm việc, thừa phát lại cũng sẽ có những quy định riêng, cụ thể như sau:
Thứ nhất không được làm những việc như tiết lộ thông tin về công việc mình đang thực hiện. Đòi hỏi thêm khoản lợi khác ngoài chi phí trong hợp đồng. Kiêm nhiệm hành nghề luật sư, công chứng,…làm việc liên quan đến lợi ích của bản thân và người thân.
Thứ hai những việc nên làm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, lập vi bằng theo yêu cầu, xác minh điều hiện thi hành án, tổ chức thi hành án,…
Thứ ba: Văn phòng thừa phát lại được quy định phải là tổ chức hành nghề của Thừa phát và do 1 Thừa phát lại thành lập tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Thứ tư: Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện,…
Chi phí thừa phát lại
Chi phí để thực hiện công việc của Thừa phát lại có 4 loại bào gồm: Chi phí thi hành án dân sự, chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, chi phí tống đạt.
Thứ nhất chi phí thi hành án dân sự:
Chi phí thi hành án dân sự được quy định tại Điều 17 Thông tư 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC, cụ thể như sau:
- Văn phòng thừa phát lại sẽ thu phí theo mức phí thi hành án dân sự đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận với đương sự về chi phí đối với những vụ việc phức tạp hơn như trường hợp được miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
Thứ hai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án
Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án được quy đinh tại Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC.
- Mức giá lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án tối đa, tối thiểu và nguyên tắc tính được Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai.
- Người yêu cầu và Văn phòng thừa phát lại sẽ thỏa thuận về chi phí thực hiện theo khung giờ hoặc công việc. Ngoài ra còn có chi phí cho người tham gia, người làm chứng,…
- Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận sẽ thỏa thuận với nhau trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án cần phải tiến hành xác minh.
Thứ ba chi phí chi tống đạt
Chi phí tống đạt được quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC.
Mức chi phí tống đạ sẽ do Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án dân sự cùng Sở Tư pháp, Sở Tài chính cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận với các Văn phòng Thừa phát lại đưa ra quyết định.
- Trong địa bàn cấp tỉnh ngoài phạm vi cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại không quá 130.000 đồng/việc.
- Không quá 65.000 đồng/việc trong phạm vi cấp huyện nơi đặt Văn phòng thừa phát lại.
- Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự sẽ thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt trong trường hợp ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, gồm chi phí phát sinh thực tế, tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không được vượt mức lương tối thiểu của người lao động nhà nước bình thường.
Trên đây là một vài thông tin về Thừa phát lại, hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập