Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018 - 2019.
Bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Theo BÁO CAND, 4 bị can bị bắt tạm giam gồm: bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý BĐS Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng, Trợ lý Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sáng nay (8/10), tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 07/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với bà Trương Mỹ Lan và 03 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019.
Cụ thể, 4 bị can bị bắt tạm giam gồm:
1. Trương Mỹ Lan (SN 1956, tại TPHCM), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
2. Trương Huệ Vân (SN 1988, tại TPHCM), Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor.
3. Nguyễn Phương Hồng (SN 1984, tại TPHCM), Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
4. Hồ Bửu Phương (SN 1972, tại TPHCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án và triệt để thu hồi tài sản.
Nguyên nhân sai phạm liên quan đến Vạn Thịnh Phát
Trước đó, tại Kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ cho biết, vị trí nhà đất tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo (phường Cô Giang, quận 1, TPHCM) do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là tài sản nhà nước, việc giải quyết phải được thực hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt nên đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật.
Theo kết luận thanh tra, dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư có tổng diện tích đất 1.954m2, có nguồn gốc là đất công, trước đây là khách sạn Vạn Xuân, được Kiến trúc sư trưởng TPHCM cấp phép xây dựng cho Liên hiệp dịch vụ - sản xuất - thương mại (thuộc Tổng Công ty thương mại Sài Gòn).
Ngày 24/12/1999, UBND TPHCM chấp thuận cho giải thể việc hợp tác kinh doanh giữa Công ty dịch vụ và thương mại TPHCM và Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, đồng thời cho phép Công ty dịch vụ và thương mại TPHCM được chuyển nhượng phần góp vốn trong khách sạn Vạn Xuân cho Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, với mức chuyển nhượng như định giá của Hội đồng định giá tài sản liên danh tại biên bản ngày 2/11/1991 (không kể giá trị sử dụng đất) là 587.332 USD, nhằm tạo điều kiện để Công ty dịch vụ và thương mại TPHCM thu hồi bảo toàn vốn. Đồng thời, cho phép Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát tiếp tục đầu tư thêm vốn, bổ sung thêm một số chức năng theo quy định luật pháp và tiếp tục hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý đất của TPHCM.
Tiếp đó, ngày 22/2/2000, UBND TPHCM có văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển nhượng phần hùn vốn khách sạn Vạn Xuân. Trong đó nêu Công ty dịch vụ và thương mại TPHCM thu hồi khoản vốn chuyển nhượng hùn vốn khách sạn Vạn Xuân là 8.223.235.332 đồng, nộp ngân sách. Các khoản lỗ từ kinh doanh khách sạn Vạn Xuân do Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát giải quyết.
Đến ngày 6/2/2006, UBND TPHCM có quyết định cho Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát được thuê đất sản xuất kinh doanh tại số 187A, 187H, 193-203 Trần Hưng Đạo. Trong đó diện tích thuê là 1.985m2, mục đích cho thuê là để làm khách sạn và văn phòng, thời hạn cho thuê đất hết năm 2020.
Ngày 7/12/2012, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ về tài chính bất động sản DATC, có chứng thư thẩm định giá trị quyền sử dụng đất tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo là 204.281.789.000 đồng.
Ngày 21/1/2013, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng TPHCM có biên bản họp thẩm định giá. Ngày 1/2/2013, Sở Tài chính có tờ trình về việc thẩm định giá theo cơ chế thị trường để Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi chuyển hình thức sử dụng đất từ “thuê đất” sang “giao đất có thu tiền sử dụng đất” để làm văn phòng cho thuê và trụ sở văn phòng (đất chuyên dùng). Tổng giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng.
Đến ngày 17/4/2012, UBND TPHCM có quyết định về việc duyệt giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng. Đến ngày 17/4/2015, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp đủ số tiền trên vào ngân sách.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ thể hiện: "UBND TPHCM không tính doanh thu bãi đỗ xe theo quy định, làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. TPHCM áp dụng suất đầu tư không đúng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô nhỏ hơn 20 ha, làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng, dẫn tới làm giảm giá trị quyền sử dụng đất".
Thời điểm thanh tra, dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng làm trụ sở của công ty, văn phòng cho thuê VTP Office Building.
Theo Thanh tra Chính phủ: Vị trí nhà đất trên là tài sản công, việc giải quyết phải được thực hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt. Do đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự gây thất thoát tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không để thất thoát tài sản của nhà nước.
Tìm hiểu bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Giới thượng lưu ngày nay chắc hẳn cũng không cảm thấy xa lạ gì mỗi khi chúng ta nhắc đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1992 có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát - chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, khách sạn, dịch vụ tài chính, cơ sở hạ tầng và F&B (dịch vụ nhà hàng và ăn uống).
Đội ngũ INVERT sẽ đồng hành cùng bạn đi tìm hiểu sâu hơn về Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát này, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn để đánh giá sự phát triển của một tập đoàn.
Thông tin tiểu sử Trương Mỹ Lan
- Tên thân mật: Trương Muội.
- Sinh ngày: 13/10/1956.
- Quê quán: Trung Quốc.
- Nơi sinh sống: Việt Nam.
- Chức vụ hiện tại: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
- Gia đình: Chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hong Kong. Con gái là Chu Nguyệt Phấn, sinh năm 1994 (vào năm 2016, cô là Chủ tịch ZS Hospitality Group).
Nhìn ra được tiềm năng phát triển mạnh của ngành dịch vụ khách sạn, bà đã quyết tâm thành lập công ty để nhằm đáp ứng các loại hình dịch vụ lúc bấy giờ. Lấy tên là Vạn Thịnh Phát. Công ty đã nhanh chóng gặt hái nhiều thành tựu và dần chuyển đổi công ty sang hướng kinh doanh bất động sản.
Năm 2007, số vốn điều lệ của công ty tăng lên hơn 6.000 tỷ đồng. Con số này đã ngầm minh chứng được sự thống trị cũng như vị trí đặc biệt quan trọng của bà Trương Mỹ Lan trong ngành bất động sản.
Lịch sử hình thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Là một tập đoàn thuộc sở hữu của Gia tộc họ Trương, được xếp vào hạng những công ty gia đình giàu có và cực kỳ bí ẩn tại Việt Nam. Thông tin về tập đoàn này hầu hết chỉ được tổng gọn trên vài dòng thông tin ngắn trên mạng.
Năm 1991, Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập, do bà Trương Mỹ Lan sáng lập. Chỉ sau đó 1 năm, do nền kinh tế nhà nước có nhiều thay đổi, công ty đã chuyển sang loại hình doanh nghiệp mang tên Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Công ty đăng ký hoạt động kinh doanh các loại hình thương mại, cung cấp loại hình dịch vụ nhà hàng khách sạn hạng sang.
Đến 2007, danh sách 4 cổ đông bao gồm: Trương Chí Trung, Trương Mễ, Lâm Thị Hòa, Ngô Thanh Nhã nắm giữ 80% cổ phần của công ty, số cổ phần tương đương (4.800 tỷ đồng). Mỗi cổ đông sẽ đóng góp vào công ty 5% cổ phần, tương đương với 300 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này, nhằm mở rộng quy mô của tập đoàn, VTP Group đồng sáng lập 2 tập đoàn lớn khác: Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát ( VTP Investment Group) với số vốn điều lệ ban đầu là 12.800 tỷ đồng và Tập đoàn Đầu tư An Đông ( An Dong Group) với vốn điều lệ là 9.000 tỷ đồng.
Ngày 06/12/2019, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thay đổi đăng ký kinh doanh, nâng số vốn lên đến trên 13.000 tỷ đồng nhờ vào phát hành cổ phiếu. Điều đặc biệt, cổ đông lớn của tập đoàn, đa phần là các thành viên trong gia đình bà Trương Mỹ Lan.
Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Là một công ty uy tín trong lĩnh vực hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực. Vào những ngày mới bắt đầu, tập đoàn đã đầu tư và phát triển lĩnh vực kinh doanh ngành dịch vụ khách sạn và F&B.
Sau đó, VTP Group đã chuyển hướng dần sang đầu tư nhiều lĩnh vực khác nhau như: bất động sản, giao thông hạ tầng, giáo dục, du lịch, nông nghiệp,...
Thông tin doanh nghiệp đã được công ty thay đổi 52 lần. ngành nghề kinh doanh của tập đoàn lên đến 140 ngành nghề đa lĩnh vực. Trong đó, bất động sản thuộc top ngành nghề kinh doanh chính của công ty.
Quá trình phát triển của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Năm 2007, tập đoàn Vạn Thịnh Phát có tham gia thành lập một công ty con tên là công ty cổ phần đầu tư Vạn Thịnh Phát, và công ty An Đông. Đồng thời tập đoàn cũng hợp tác với công ty cổ phần đầu tư Time Squares Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để có thể hình thành nên một nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.
Nhóm công ty này đã có một khoảng thời gian phát triển khá tốt, trở thành một nhóm công ty đầu tư bất động sản thuộc top đầu tại Việt Nam cũng như giữ được vị thế của mình trên thị trường thế giới.
Là người Việt gốc Hoa, bà Trương Mỹ Lan, từng hai đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, bà Lan đã nhận biết được giá trị của việc đầu tư bất động sản cũng như kinh doanh và tất cả các mặt lĩnh vực khác như hạ tầng giao thông, chức vụ tài chính, bằng sự nỗ lực và quyết tâm của một người đứng đầu, bà Lan đã không ngừng trau rồi kiến thức, tìm và phát hiện ra tiềm năng của tập đoàn, bà cũng không ngừng phát triển tập đoàn. Đặt mục tiêu đưa tập đoàn đến với thị trường thế giới Châu Âu ngày càng sớm càng tốt. Thể hiện được ưu thế ưu việt của một tập đoàn gia đình mà ít tập đoàn gia đình nào có thể làm được.
Mang tầm nhìn khả năng lãnh đạo xuyên suốt, chiến lược marketing đúng đắn của chủ tịch tập đoàn, VTP Group ngày càng lớn mạnh và phát triển, mặc dù đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính của thế giới nói chung và của riêng Việt Nam, thế nhưng công ty vẫn giữ được chỗ đứng và thế mạnh của mình. Tiếp nối vào sự phát triển lớn mạnh không ngừng ấy, vào năm 2012, tập đoàn đã vươn mình với vốn điều lệ lên đến 13 tỷ đồng.
Tầm nhìn và sứ mệnh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Phương châm cùng cố để phát triển, bền vững, tăng trưởng luôn là một phương châm được chủ tịch tập đoàn đặt lên hàng đầu, để tạo nên một quyết tâm trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu của Việt Nam.
Vạn Thịnh Phát Group luôn đề cao sức mạnh tập thể đoàn kết thì mới có thể tạo nên một tập đoàn vững mạnh. Đặc biệt chú trọng vào phát triển và đào tạo nguồn lực. Nguồn nhân lực luôn là một tài sản quý báu của bất cứ một doanh nghiệp hay công ty nào. Mục tiêu của tập đoàn là phải đem đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, những trải nghiệm tuyệt vời nhất cùng với sản phẩm đa dạng và chất lượng cao.
Một số dự án nổi bật ghi danh VTP Group
Cao ốc căn hộ dịch vụ Sherwood Residence
Tọa lạc tại mặt tiền số 127 Pasteur, quận 3, TP HCM.
Đây là công trình đầu tiên về tòa nhà căn hộ được công nhận đạt chuẩn 5 sao do Tổng cục du lịch đánh giá. Chiều cao 22 tầng, gồm 228 căn hộ hiện đại và 12 căn penthouse sang trọng bậc nhất.
Windsor Plaza Hotel
Nằm ngay tại số 18 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP. HCM.
Đây được đánh giá là một địa điểm cực kỳ lý tưởng dành cho du khách muốn trải nghiệm TP HCM, Windsor Plaza Hotel hay còn gọi tên tiếng Việt là Khách sạn thương mại An Đông, còn là điểm dừng chân được chính phủ Việt Nam lựa chọn để tổ chức Hội Nghị APEC năm 2006.
Năm 2005, Khách sạn thương mại An Đông chính thức trở thành địa điểm tổ chức Lễ hội bia Đức Oktoberfest hằng năm.
The Garden Complex
Tên cũ: Khu cao ốc liên hợp Gia cư Thương mại Thuận Kiều.
Vị trí: Số 190 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Được thiết kế theo phong cách không gian mở, hiện đại bao quanh bởi nhiều cây xanh nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, hoài cổ. Ngoài ra nó còn nằm ở trung tâm, khi mà gần ngay nhiều khu thương mại và trường học.
Nhà hàng Hữu Nghị Amigo
Địa chỉ: số 55-57 Đại lộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM.
Nhà hàng nổi tiếng nhờ vào nguyên liệu bò nhập khẩu cao cấp và chế biến đúng chuẩn. Thức ăn ở đây đa phần được chế biến theo phong cách Steakhouse Classic. Dần dần qua nhiều năm, nhà hàng đã đánh dấu được vị trí của mình trong lòng nhiều khách hàng về cả chất lượng thức ăn lẫn quy trình phục vụ.
Mối liên hệ giữa Vạn Thịnh Phát và Viva Land được công khai
Theo website chính thức của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTPGroup) xuất hiện thông tin về đối tác, trong đó đối tác “tin đồn” Viva Land chính thức xuất hiện trên website của Tập đoàn này.
Thông tin trên website của Vạn Thịnh Phát giới thiệu Viva Land như sau: “Viva Land là công ty quản lý và phát triển bất động sản. Được thành lập vào năm 2020 bởi đội ngũ các chuyên gia bất động sản quốc tế giàu kinh nghiệm, Viva Land hướng đến mục tiêu tạo ra những không gian đẳng cấp, xanh và bền vững nhất cho các thế hệ và cộng đồng cùng phát triển thịnh vượng”.
Viva Land từng được giới bất động sản (BĐS) nhắc đến là doanh nghiệp có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát. Chỉ mới thành lập khoảng hơn 2 năm gần đây nhưng Viva Land lại nắm vai trò quản lý nhiều dự án tại những vị trí đắc địa ở Hà Nội và TPHCM.
Mối liên hệ giữa hai Tập đoàn này có thể thấy thông qua hai dự án mà Viva Land tiếp nhận từ Vạn Thịnh Phát.
Cụ thể, Viva Land hiện quản lý dự án Saigon Peninsula (còn được Viva Land gọi tên là VVS5, theo website của tập đoàn này). Đây được xem là siêu dự án ở khu vực quận 7, tổng vốn đầu tư dự tính 6 tỷ USD. Tuy nhiên dự án đã bất động hơn một thập kỷ rưỡi qua.
Trên website của Vạn Thịnh Phát cũng công bố Sunny World là đối tác của Tập đoàn.
Cho tới thời điểm hiện tại, tập đoàn vẫn luôn là một cái tên đặc biệt mỗi khi nhắc đến. Mong rằng tập đoàn sẽ phát triển hơn nữa và có thể đưa Việt Nam gần lại với thị trường Châu Âu hơn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập