Một năm có 12 tháng và 365 ngày theo dương lịch, điều này có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên có những năm sẽ có thêm một tháng hoặc thêm một ngày, người ta gọi đó là nhuận. Vậy tại sao lại có ngày, tháng, năm nhuận? Dưới đây là những thông tin mới về ngày, tháng, năm nhuận.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Tại sao có ngày nhuận 29/02?
Trước khi tìm hiểu về tại sao có ngày, tháng, năm nhuận? thì các bạn cần biết năm nhuận là gì? và năm nhuận có bao nhiêu ngày? Theo dương lịch một năm có 365 ngày, nếu năm đó nhuận sẽ có một ngày dư ra trở thành 366 ngày. Còn theo âm lịch, năm nhuận có một tháng thứ 13. Điều này nhằm đảm bảo sự đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch.
1.1 Theo khoa học về ngày nhuận
Tại sao có ngày nhuận? Theo khoa học, trái đất mất khoảng 365 ngày và 6 giờ để hoàn thành một vòng quay xung quanh mặt trời. Theo đó, cứ 4 năm sẽ có thêm một ngày vì được 6 giờ của mỗi năm cộng lại (6 nhân 4 = 24). Chính vì vậy sẽ xuất hiện ngày, tháng, năm nhuận.
Vào năm nhuận tháng hai có 29 ngày, vì riêng tháng này thông thường có 28 ngày. Chính vì vậy người ta thêm một ngày dư vào cho tháng 2.
Theo dương lịch thì năm nhuận sẽ dư ra một ngày như đã nói ở trên. Còn theo âm lịch, chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất mất khoảng 29,53 ngày. Chính vì vậy một năm sẽ có khoảng 354 ngày (con số này được làm tròn). Để năm âm lịch phù hợp với chu kỳ của thời tiết, cứ sau vài năm, người ta sẽ thêm một tháng nhuần.
Tại sao có tháng nhuận, năm nhuận? Đối với dương lịch, tháng nhuận là tháng 2, vào tháng này sẽ có tận 29 ngày. Theo âm lịch thì sẽ có 1 tháng được lặp lại 2 lần trong năm, tháng này được gọi là tháng nhuận. Còn về Năm nhuận là năm có chứa ngày nhuận, chính là ngày 29 tháng 2 theo dương lịch. Đối với lịch âm năm nhuận là năm có tháng 13.
1.2 Theo sách lịch Vạn niên của Tân Việt - Thiếu Phong
Dương lịch còn gọi là lịch mặt trời (Công lịch hiện hành). Đây là lịch pháp quốc tế. Khi mặt trời đi qua điểm Xuân phân, theo hướng Đông của Hoàng đạo, đi một vòng trở về điểm Xuân phân trải qua 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, là một năm hồi quy.
Lấy tròn 365 ngày là một năm, còn thiếu 5 giờ 48 phút 46 giây. Tính 4 năm đủ một ngày; vì vậy cứ 4 năm tăng thêm một ngày. Thông thường Tháng hai của năm có 28 ngày, nếu năm nhuận thì có 29 ngày và ứng với năm nhuận thì 366 ngày.
Nếu 4 năm có một ngày nhuận thì 5 giờ 48 phút 46 giây x 4 = 23 giờ 15 phút 04 giây. Như vậy cứ một lần nhuận thì quá lên 44 phút 56 giây, dồn 25 lần nhuận là 17 giờ 58 phút 24 giây – bằng ¾ ngày. Theo đó, cứ 100 năm bỏ đi một lần nhuận và 400 năm giảm 3 lần nhận tính bình quân, mỗi 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây, Cần 3000 năm sau mới có 2 ngày lệch.
Âm lịch còn gọi là lịch mặt trăng, lập nên theo biểu kiến mặt trăng quay quanh trái đất. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng mất 365 ngày 6 giờ 9 phút 9 giây. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thì mặt trăng quay quanh trái đất 12 ⅓ lần.
Để cho tròn số, mỗi năm 12 tháng có 354 ngày, thiếu 11 ngày. Trong 3 năm sẽ dư khoảng 32 ngày; cho nên âm lịch cứ 3 năm phải bù thêm một tháng nhuận để cân bằng. Cứ 19 năm phải bù thêm 7 tháng nhuận, tháng nhuận là tháng hữu tiết, vô khí.
2. Tổng hợp các năm nhuận từ 2000 đến nay
Từ năm 2000 đến nay có những năm nhuận nào, các bạn có thể tham khảo qua danh sách liệt kê dưới đây:
Năm dương lịch nhuận: 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2020;
Năm âm lịch nhuận: 2001, 2004, 2006, 2009, 2012, 2014, 2017, 2020.
3. Cách tính năm nhuận đơn giản
Năm nhuận âm lịch và dương lịch có cách tính khác nhau. Theo đó, Dương lịch được tính theo chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, còn âm lịch được tính theo chu kỳ Mặt Trăng xoay quanh Trái Đất. Nếu như bạn muốn biết và tính xem năm nào là năm thuận thì vô cùng đơn giản. Dưới đây là cách tính theo Dương lịch và âm lịch, cụ thể:
3.1 Đối với năm nhuận theo dương lịch:
Bạn chỉ cần lấy năm đó chia cho 4, nếu phép chia hết thì là năm nhuận, còn phép chia có dư thì không phải năm nhuận. Tóm lại, năm nhuận là năm có thể chia hết cho 4.
Ví dụ: Năm 2020 : 4 = 505 (dư 0) Vậy năm 2020 là năm nhuận;
Năm 2019 : 4 = 504 (dư 3) vậy 2019 không phải là năm nhuận.
Năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày? Tháng 2 sẽ có 29 ngày trong năm nhuận theo lịch dương (bình thường có 28 ngày). Trong dương lịch, 1 năm có 365 ngày. Nhưng có 6 giờ được dư ra mỗi năm. Chính vì vậy cứ sau 4 năm sẽ dư ra một ngày rơi vào tháng 2 của năm nhuận.
3.2 Đối với năm nhuận theo lịch âm:
Để biết năm theo âm lịch có nhuận hay không, bạn lấy năm đó chia cho 19. Nếu có số dư là 0; 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm đó nhuận.
Ví dụ Năm 2020 : 19 = 106 (dư 6) vậy đây là năm nhuận theo âm lịch;
Năm 2019 : 19 = 106 ( dư 5) vậy 2019 không phải là năm nhuận.
Điều nay được tính dựa trên cơ sở sau: Lịch âm rất quan trọng yếu tố mặt trăng. Mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ nằm thẳng hàng vào mồng 1 âm. Lúc này người từ trái đất sẽ không thấy ánh sáng từ mặt trăng vào ban đêm vì mặt trăng quay nửa tối của mình về phía trái đất.
Các thời điểm mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng sẽ là sơ sở để tính lịch âm, nó còn gọi là thời điểm sóc. Sau 29 ngày, thời điểm sóc lại xuất hiện thì tháng đó thiếu (số ngày được làm tròn và không tính giờ). Còn nếu thời điểm sóc cách nhau 30 ngày thì tháng đó đủ. Dựa trên điều này, sẽ có 11 ngày âm lịch bị lệch so với dương lịch.
Vì lẽ đó, sau 3 năm, lịch âm sẽ dư 33 ngày (11 nhân 3 = 33). Chính vì vậy sau 3 năm sẽ có 1 tháng nhuận. Tuy nhiên vì năm âm lịch chậm hơn năm dương lịch. Nên cứ 19 năm sẽ có một lần cách 2 năm sẽ có tháng nhuận.
Trên đây là những lý giải về việc tại sao lại có ngày, tháng, năm nhuận và cách tính năm nhuận. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (11)