Người nổi tiếng

Steve Jobs là ai? Tóm tắt tiểu sử Steve Jobs chi tiết

Steve Jobs, ông không chỉ là một huyền thoại về sáng tạo mà còn là người tự tay thay đổi công nghệ của cả một thời đại bằng cách gây dựng nên Apple.
Tiểu sử của Steve Jobs
Tiểu sử của Steve Jobs

1. Tóm tắt tiểu sử của Steve Jobs

Tên đầy đủ: Steve Jobs Quốc tịch: Hoa Kỳ
Ngày sinh: 24 tháng 2 năm 1955 Học vấn: Reed College (bỏ học năm 1972)
 
Ngày mất: 05 tháng 10 năm 2011 Tài sản: 3 tỷ $ (2011)
Nơi cư trú: Palo Alto, California, Hoa Kỳ Tôn giáo: Phật giáo Thiền tông (trước đó Lutheran)
Gia đình:
  • Cha: Abdulfattah Jandali - giáo sư khoa học chính trị người Syria.
  • Mẹ: Joanne Schieble -  nhà ngôn ngữ học người Mỹ.
  • Em gái:  Mona Simpson - tiểu thuyết gia người Mỹ.
  • Vợ:Laurene Powell (1991–2011)
  • Con cái: 4 (Erin Siena Jobs, Eve Jobs, Lisa Brennan Jobs, Reed Jobs)
Nghề nghiệp
  • Chủ tịch và CEO của Apple Inc.
  • Tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar.
  • Thành viên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney.
Steve Jobs là ai?
Steve Jobs là ai?

2. Steve Jobs là ai?

Steve Jobs là một doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ, ông còn là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.

Steve Jobs học vấn: Jobs học tại trường Trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểu bang California. Sau giờ học, ông thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California và được thuê làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ.

Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College, một trong số 10 trường cao đẳng hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Steve Jobs đã bỏ học sau sáu tháng và dành 18 tháng tiếp theo để tham gia các lớp học sáng tạo tại trường Reed trong khi phải ngủ dưới sàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễn phí mỗi tuần tại đền Hare Krishna.

Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắt đầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniakz - kĩ sư cho hãng Atari - một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiền bạc cho chuyến đi hành hương tại Ấn Độ.

Sau đó, Jobs đến Ấn Độ cùng với Daniel Kottke, người bạn học tại trường Reed (sau này là nhân viên đầu tiên của Apple), để tìm kiếm sự khai sáng tâm hồn. Ông trở về như một tín đồ Phật giáo, đầu cạo trọc và mặc đồ truyền thống của Ấn Độ. Trong thời gian này, Jobs đã thử ma tuý, cho biết rằng trải nghiệm LSD là "một trong số hai hay ba thứ quan trọng nhất từng làm trong đời"".

Ngày 18 tháng 3 năm 1991, Steve làm đám cưới với Laurene Powell và họ có ba đứa con. Ông cũng có một đứa con gái từ mối quan hệ trước - Lisa Brennan-Jobs.

Jobs quay lại công việc trước đây của mình tại hãng Atari và được giao nhiệm vụ tạo một mạch điện tử cho trò chơi Breakout. Nolan Bushnell, nhà sáng lập Atari, cho biết Atari trả 100 đô la Mỹ cho mỗi con chip được loại ra khỏi chiếc máy.

Jobs đã thoả thuận với Wozniak chia đôi số tiền thưởng nếu Wozniak có thể giảm số lượng chip đến mức thấp nhất, Wozniak đã giảm lượng chip xuống còn 50. Vào thời điểm đó, Jobs nói với Wozniak rằng Atari chỉ đưa cho họ 700 USD (thay vì con số thật sự là 5.000 USD) và Wozniak chỉ nhận được con số phân nửa là 350 USD.
Khởi nghiệp với công ty máy tính Apple
Khởi nghiệp với công ty máy tính Apple

3. Sự nghiệp của Steve Jobs

Khởi nghiệp với công ty máy tính Apple
  • Năm 1976, khi Jobs 21 tuổi và Wozniak 26 tuổi, họ sáng lập công ty Apple Computer trong gara nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I.
  • Năm 1977, Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ.
  • Năm 1980, Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.
  • Năm 1983, John Sculley thay thế Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Hội đồng quản trị Apple lại đứng về phía John Sculley. Jobs từ bỏ công ty, nhưng trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một sản phẩm gây tiếng vang, máy tính cá nhân Macintosh.
Pixar và Disney
Năm 1986, Steve Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar Studios) với giá 10 triệu đô la, trong đó 5 triệu đô la dùng làm vốn cho hãng. Ban đầu đặt tại xưởng Kerner của Lucasfilm tại San Rafael, California; sau này di dời đến Emeryville, California. Hãng này theo dự định ban đầu được xây dựng để trở thành một nhà phát triển phần cứng đồ hoạ công nghệ cao. Sau hàng năm buôn bán máy tính Pixar Image không thu về lợi nhuận, hãng đã ký hợp đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ, trong đó Disney sẽ cộng tác tài chính và phân phối.

Bộ phim đầu tiên hợp tác do sản xuất mang tên Câu chuyện đồ chơi đã đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với xưởng phim khi ra mắt vào năm 1995. Hơn 10 năm sau đó, dưới điều hành của giám đốc sáng tạo John Lasseter của Pixar, hãng phim đã cho ra đời những phim hoạt hình nổi tiếng như A Bug's Life (1998), Câu chuyện đồ chơi 2 (1999), Monsters, Inc. (2001), Đi tìm Nemo (2003), Gia đình siêu nhân (2004), Cars (2006), Chú chuột đầu bếp (2007), WALL-E (2008), Up (2009) và Câu chuyện đồ chơi 3 (2010). Trong số đó, Đi tìm Nemo, Gia đình siêu nhân, Chú chuột đầu bếp, WALL-E, Up và Câu chuyện đồ chơi 3 đều nhận được Giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất - giải thưởng được đưa ra vào năm 2001.

Ông đổi tên hãng thành Pixar (sau là Pixar Studios). Pixar sản xuất những bộ phim rất thành công biến Jobs trở thành tỷ phú. Năm 2003, vì hợp đồng của Pixar với Disney dần hết hạn, Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới.
Đầu năm 2004, Jobs tuyên bố rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với Disney hết hạn. Tháng 10 năm 2005, Bob Iger lên thay thế Eisner tại Disney, sau đó Iger nhanh chóng nối lại quan hệ với Jobs và Pixar.

Ngày 24 tháng 1 năm 2006, Jobs và Iger thông báo Disney đã đồng ý mua Pixar với việc chuyển giao toàn bộ cổ phần trị giá 7,4 tỷ đô la Mỹ. Khi thoả thuận kết thúc, Jobs trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của hãng Walt Disney, nắm trong tay khoảng 7% cổ phần của hãng. Trong khi đó, Eisner chỉ nắm 1,7% và Roy E. Disney, thành viên của gia đình Disney, cho đến khi qua đời chỉ có khoảng 1% cổ phần của hãng.

Công ty máy tính NeXT
Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer. Cũng như Apple Lisa, máy trạm NeXT ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao. Chiếc máy tính NeXT mà nhà sáng tạo và chủ tịch World Wide Web Tim Berners-Lee sử dụng tại CERN đã trở thành máy chủ đầu tiên trên WWW.

Jobs bán ra sản phẩm NeXt cho những người trong lĩnh vực học thuật và khoa học vì tính công nghệ mới sáng tạo và thực nghiệm mà nó tích hợp, bao gồm kernel (phần mềm, ứng dụng ở mức thấp trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng) Mach, chip xử lý tín hiệu kỹ thuật số và cổng Ethernet.

Năm 1993, sau khi chỉ bán bán ra được 50.000 máy, NeXT chuyển hoàn toàn sang phát triển phần mềm với việc phát hành NeXTSTEP/Intel.

Trở lại Apple: Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ. Thoả thuận mua bán đạt được vào cuối năm 1996, đưa Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập.
Tháng 9 năm 1997, Jobs chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời. Tháng 3 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận cho Apple, Jobs cho ngừng một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc.

Dưới sự chỉ huy của Jobs, công ty từng bước tăng doanh thu đáng kể qua việc ra mắt iMac và những sản phẩm mới khác. Tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2000, Jobs chính thức từ bỏ chức vụ mang tính lâm thời và trở thành tổng giám đốc điều hành của Apple.

Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone, một loại điện thoại di động cảm ứng đa chạm, chứa đựng hầu hết các tính năng của iPod, có trình duyệt riêng dành cho điện thoại và màn hình trình duyệt mang tính cách mạng.

Năm 2006, ông mở rộng chương trình tái chế của Apple đến bất kì khách hàng Mỹ nào mua một chiếc Mac mới. Chương trình này bao gồm phí giao hàng tận nhà và loại bỏ những thành phần không thân thiện với môi trường trong sản phẩm cũ của hãng.

Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi Steve Jobs tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy Macintosh. 2 chiếc máy đầu tiên được chuyển sang nền Intel là iMac và MacBook Pro.

Rút khỏi Apple: Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức tổng giám đốc điều hành của Apple, nhưng vẫn hoạt động tại công ty trên danh phận chủ tịch hội đồng quản trị. Vài giờ sau tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5%,cổ phiếu của hãng Walt Disney giảm xuống 1,5%. Hơn nữa ông đã ngừng điều trị y tế từ tháng 1 năm 2011.

3. Tài sản của Steve Jobs

Toàn bộ tài sản của ông ước tính khỏang 5,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009, điều này khiến ông được xếp vào hạng 43 trong những người Mỹ giàu có nhất.

Mặc dù Jobs chỉ kiếm được 1 đô la Mỹ mỗi năm trong vai trò tổng giám đốc điều hành của Apple, ông nắm giữ 5,426 triệu cổ phần của Apple, cũng như 138 triệu cổ phần của Disney (mà ông đã nhận được đổi lại với việc Disney mua Pixar).

Sản phẩm công nghệ gắn liền với Steve Jobs
Apple II (1983): Giới thiệu lần đầu vào tháng 1/1983, là chiếc máy tính đưa Apple đến với các tín đồ làng công nghệ. Máy được trang bị bộ nhớ RAM 64KB, được xem là dung lượng bộ nhớ khổng lồ thời điểm đó.
Máy tính All-in-One Macintosh (1984): là chiếc máy tính có tất cả đầu tiên trên thế giới. Máy gây kinh ngạc với người dùng thời điểm đó bởi tốc độ nhanh cùng công nghệ cảm ứng, thay vì sử dụng chuột.

Máy tính iMac (1998): là thế hệ mới của chiếc Macintosh. Mặc dù nhận được không nhiều tình cảm, song mẫu máy này mang lại cho Apple vị trí lớn đối với các học sinh trung học, sinh viên.

Power Mac G4 (1999): được xem là một siêu máy tính thời bấy giờ, còn là trợ thủ đắc lực của các nhà làm ảnh/video chuyên nghiệp và cả các nhạc sĩ.

Hệ điều hành Mac OS X (2001): Mac OS X là thế hệ kế tiếp của Mac OS, hệ điều hành ban đầu của Apple từ năm 1984. Trước năm 2005, hệ điều hành Mac OS X chỉ dành cho các máy tính PowerPC (do chính Apple sản xuất). Phiên bản mới nhất Mac OS X Lion ra mắt hồi tháng 7/2011 với nhiều tính năng cải tiến.
iPod (2001): 2001 là một năm thành công của Apple. iPod đã làm thay đổi cách người dùng thưởng thức âm nhạc và cùng với iTunes làm thay đổi cả ngành công nghiệp âm nhạc.

Điện thoại iPhone (2007): Điện thoại iPhone ra mắt đã mở ra cho người dùng cách thức giao tiếp với nhau hoàn toàn mới, cách thức duyệt web, các công nghệ tích hợp và cả thiết kế mê hoặc

Máy tính bảng iPad (2010): máy tính bảng iPad ra đời năm 2010, đã trở thành sát thủ của ngành công nghiệp máy tính cá nhân.

4. Huyền thoại Steve Jobs qua đời

Tháng 10/2003, Steve Jobs phát hiện mắc chứng ung thư tuyến tụy. Sau khi thực hiện phẫu thuật và trở lại vào năm 2004, ông thông báo mình đã khỏi bệnh hoàn toàn, giấu đi nhiều chi tiết quan trọng trong báo cáo sức khỏe. Thực tế, căn bệnh đã sớm di căn vào gan, khiến sức khỏe ông giảm sút nhanh chóng. Steve Jobs qua đời vào ngày 5/10/2011, sau 8 năm kiên trì chiến đấu với bệnh tật.

Thành tựu: Trong cuộc đời của mình, ông đã nhận được một số giải thưởng bao gồm Huân chương Công nghệ Quốc gia và Giải thưởng dành cho Dịch vụ Công cộng.

Ông được giới thiệu vào Đại sảnh vinh danh California năm 2007. Cùng năm đó, ông được tạp chí Fortune vinh danh là người quyền lực nhất trong kinh doanh.

Năm 2009, tạp chí Fortune đã gọi ông là CEO của thập kỷ. Năm sau, ông xếp thứ 17 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới của Forbes.

Năm 2010, ông được tạp chí Financial Times bầu chọn là người của năm.

Steve Jobs ra đi, ông không chỉ để lại cho thế giới những kiệt tác công nghệ mà còn là những bài học về một thái độ sống tích cực, niềm đam mê và sự nỗ lực không mệt mỏi. Hãy luôn tin tưởng bản thân và học hỏi nhiều điều từ những người thông thái để tìm ra cách chấp nhận và đối phó trước những trở ngại và thách thức phía trước.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: steve jobs học vấnsteve jobs chếtsteve jobs moviesteve jobs câu nói
Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email