Trong xã hội ngày nay có nhiều hạnh vi phạm pháp vô cùng nguy hiểm. Có những hành vi vi phạm cả những nguyên tắc về đạo đức và pháp luật, trong đó có rửa tiền. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến từ rửa tiền, biết nó là điều xấu nhưng vẫn không hiểu rõ rửa tiền là gì? và Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Rửa tiền là gì?
Trên thế giới có nhiều vụ án rửa tiền gây chấn động vì nó quá lớn như Standard Chartered hỗ trợ Iran rửa 250 tỷ USD. Hay vụ rửa tiền tại ngân hàng lớn nhất Đan Mạch mang tên Danske với số tiền 220 tỷ USD. 380 tỷ là con số của vụ rửa tiền tại ngân hàng Wachovia. Vậy rửa tiền là gì?
Việc chuyển đổi tài sản hoặc những lợi nhuận thu được từ các hành vi phạm tội hoặc tham nhủng, thành tài sản hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là rửa tiền. Nói một cách dễ hiểu là kẻ xấu sẽ rửa tiền bằng cách biến những tài sản và thu nhập mà chúng có được từ những hoạt động phi pháp thành loại tài sản hợp pháp để cho các cơ quan chức năng không tìm ra nguồn gốc phi pháp đó.
Sau khi sở hữu những đồng tiền đã được làm sạch đó, kẻ xấu sẽ tích lũy bằng cách dùng tiền để mua bất động sản, đầu tư chúng khoán hoặc chi tiêu bình thường trong xã hội.
Từ nhiều cách tẩu tán khác nhau, những số tiền bất chính đó sẽ làm giàu cho tội phạm tham nhũng hay những tội phạm khác và chúng luôn tìm cách che dấu để cơ quan chức năng không thể nào phát hiện ra nguồn gốc của số tiền đó.
Vậy đối tượng nào sẽ thực hiện hành vi rửa tiền? Thông thường những người muốn giữ kín thu nhập của mình khi nó quá lớn, tổ chức khủng bố, đối tượng tham nhũng và người buôn lậu,…Những đối tượng này có hành vi rửa tiền cao nhất vì đa số tiền họ kiếm được là phạm pháp.
Rửa tiền là hành vi vi phạm pháp luật và có ảnh hưởng rất xấu đến một đất nước. Khi rửa tiền gia tăng, đồng nghĩa với việc tội tham và tham nhũng đang lộng hành càng nhiều. Ngoài ra nó cũng sẽ làm suy yếu doanh nghiệp tư nhân và làm giảm tính minh bạch về tiền bạc và đầu tư nước ngoài.
2. Thực trạng rửa tiền tại Việt Nam
Nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam được đánh giá ở mức độ trung bình nhưng thực trạng lại khá phức tạp vì tội phạm có nhiều hành vi rửa tiền tinh vi và rất khó thể kiểm soát. Ngân hàng chính là hệ thống được tội phạm lựa chọn để hợp pháp hóa các khoản thu bất chính cao nhất.
Vì đa số những đối tượng rửa tiền tại Việt Nam là những người tham ô tài sản có chức cao họ sẽ dùng cách chuyển tiền vào ngân hàng để hợp pháp số tiền đã nhận hối lộ, trốn thuế,…nhưng dưới tên của người khác. Điều này giúp cho việc rửa tiền khó bị phát hiện.
Tại Việt Nam ngoài ngân hàng thì bất động sản nằm trong nhóm nguy cơ rửa tiền thứ hai. Như chúng ta đã biết ngày nay bất động sản phát triển, các dự án được dựng lên như nấm mọc sau mưa chính vì vậy đây là môi trường và cùng là điều kiện tốt để tội phạm rửa tiền. Nếu như dùng tiền bất chính để mua bán, trao đổi mà không thông qua sàn giao dịch thì rất dễ "qua mặt" của cơ quan pháp luật. Đồng thời, thị trường bất động sản hiện nay cũng không phải được minh bạch 100%.
Thứ ba là rửa tiền thông qua lĩnh vực chứng khoán. Mặc dù không có trường hợp rửa tiền nào liên quan đến lĩnh vực chứng khoán bị truy tố từ năm 2012 đến 2017 nhưng đây vẫn được xem là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền xếp thứ 3. Tội phạm để tránh bị phát hiện có thể chia nhỏ số tiền ra dưới cái tên của nhiều chủ tài khoản chứng khoán khác nhau để có thể tránh sự truy xét.
3. Vậy các giai đoạn rửa tiền mà tội phạm áp dụng sẽ như thế nào?
Để rửa tiền, tội phạm sẽ thực hiện những giai đoạn cụ thể như sau:
Bước 1 sắp xếp: Đây là giai đoạn đễ bị phát hiện nhất, nhưng nếu trót lót thì việc rửa tiền của tội phạm sẽ dễ dàng. Trong giai đoạn này, chúng sẽ tìm mọi cách để có thể đưa số tiền đó vào hệ thống tài chính.
Bước 2 phân tán: Tại giai đoạn này, chúng sẽ phân tán khoản tiền đó ra nhiều dự án và nhiều nơi bằng việc chuyển đổi giữa các ngân hàng để hợp thức hóa tiền hoặc đầu tư, mua bán các dự án bất động sản. Chuyển đổi càng nhiều, dấu vết nguồn gốc của tiền bẩn sẽ dần dần bị xóa sạch.
Bước 3: Sau khi chuyển đổi bằng nhiều cách, tiền phạm pháp sẽ trở nên hợp pháp và chúng có thể sử dụng số tiền này để chi tiêu bình thường trong xã hội.
Trên đây là nhưng thông tin về rửa tiền và tình hình rửa tiền tại Việt Nam. Đây là tội nghiêm trọng nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về hành vi rửa tiền để có thể ngăn chặn triệt tiêu ngay từ đầu.
4. Thực trạng "rửa tiền" qua bất động sản tại Việt Nam
Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm rất tinh vi và khó phát hiện, có thể xuất hiện ở bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cùng với ngân hàng, bất động sản cũng là lĩnh vực có nguy cơ cao bị tội phạm rửa tiền “tấn công”.
Hoạt động rửa tiền thông qua bất động sản có thể là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác vì so với các thị trường khác thì đầu tư bất động sản tương đối thuận lợi và không có quá nhiều thủ tục ràng buộc khi tham gia thị trường.
Bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.
Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như các vụ đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng bị điều tra về rửa tiền, trong số các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các tài sản là các bất động sản. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.
Vụ việc điển hình thời gian qua là đường dây đánh bạc qua mạng do Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Phú Thọ triệt phá, Phan Sào Nam đã chuyển cho dì ruột là Phan Thu Hương (ngụ quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) đứng ra giao dịch, mua bán nhiều căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, bà Hương đã mua 1 bất động sản tại quận 3, TP. Hồ Chí Minh có giá tới 270 tỷ đồng. Ngoài ra, Nam còn sử dụng hàng chục tỷ đồng nhờ bạn bè đứng tên để mua bất động sản nhằm "rửa tiền".
Việc kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản cũng gặp phải nhiều thách thức trong việc phòng, chống rửa tiền. Trong đó, việc thanh toán tiền mặt đối với các giao dịch bất động sản tại Việt Nam hiện nay khá phổ biến và giao dịch tự phát không qua sàn giao dịch; số lượng giao dịch lớn và giá trị giao dịch cao; chưa có quy định, ràng buộc pháp luật về giao dịch giá trị lớn phải thực hiện qua hệ thống ngân hàng… đang làm gia tăng nguy cơ rửa tiền qua lĩnh vực này.
Thêm vào đó, hệ thống cập nhật thông tin khách hàng, kiểm tra thông tin nhận biết khách hàng đặc biệt là giao dịch bất động sản ngoài sàn giao dịch còn nhiều bất cập; hệ thống cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản đang được Bộ Xây dựng triển khai theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 không có quy định về thu thập thông tin nhận dạng khách hàng mua bất động sản là các chính trị gia và các thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi đối với lĩnh vực bất động sản; Luật phòng, chống rửa tiền không yêu cầu chủ đầu tư dự án phải thực hiện và báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền… cũng gây khó khăn trong phòng chống loại tội phạm này.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản. Một trong những quy định rõ nhất, đó là đưa ra các dấu hiệu nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản như: Doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng, hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng; không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính; giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp; hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả mạo; các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý; địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính xác và có thay đổi địa chỉ so với những lần giao dịch trước…
Hồi đầu tháng 7/2019 vừa qua, Bộ Xây dựng cũng có công văn gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn có rất nhiều luồng tiền đã đổ vào thị trường bất động sản trong những năm qua nhưng việc kiểm tra nguồn gốc vốn đầu tư vào thị trường này cũng không phải dễ dàng, nhất là trong bối cảnh tiền mặt vẫn được sử dụng nhiều trong giao dịch mua bán như tại Việt Nam.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập