Phong thuỷ

Lễ Cúng Nhập Trạch Vào Nhà Mới: Mâm cúng, văn khấn chi tiết

Khi chuyển nhà mới, gia chủ thường tiến hành lễ cúng Nhập trạch, đây là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về lễ Nhập trạch và không biết tổ chức như thế nào cho đúng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ này.

Lễ Nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch được hiểu đơn giản là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua, thậm chí là nhà vừa mới thuê.

Nhập trạch là buổi lễ để thông báo cho các vị thần đang cai quản vùng đất biết về việc gia đình bạn sẽ chuyển đến nơi đó sinh sống. Bên cạnh đó, cũng mong các ngài có thể phù hộ cho những thành viên trong gia đình khỏe mạnh và cuộc sống tại nơi mới được thuận lợi, bình an.

Việc làm lễ Nhập trạch cũng là để xin phép được chuyển tổ tiên và thần tài – thổ địa đến nhà mới và để gia đạo được tiếp tục phù hộ. Sở gì có lễ Nhập trạch là vì theo quan niệm của ông bà ta, mỗi một vùng đất đều sẽ có những vị thần linh cai quản riêng, chúng ta cần kính trọng và cúng kính để được phù hộ.

Các vật dụng cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch

Trước khi tiến hành lễ Nhập trạch các bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau đây:

  • Bếp (ưu tiên chuẩn bị trước).
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương đồ cúng (hoa tươi, quả tươi, nước). Đồ cúng không cần cầu kỳ.
  • Gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới).
  • Đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu...).

Đặc biệt khi bước vào nhà mới, các thành viên trong gia đình không nên đi tay không mà cần cầm theo tiền hoặc tài sản với mong muốn cuộc sống mới sẽ khấm khá, làm ăn phát đạt.

Vị trí đặt và hướng đặt bàn thờ

Hướng và vị trí đặt bàn thờ rất quan trọng, nên đặt bàn thờ ở nơi sơn tinh đang vượng, bạn có thể tham khảo theo bảng sau:

Tọa hướng

Bếp

Bàn thờ

Cấn - Khôn

Tây Nam, Đông

Đông, Tây Nam

Dần - Thân

Tây Nam, Đông

Đông, Tây Nam

Giáp - Canh

Đông, Bắc

Tây Nam

Mão - Dậu

Nam, Tây, Đông

Đông Bắc

Ất - Tân

Nam, Tây, Đông

Đông Bắc

Thìn - Tuất

Đông Bắc, Tây

Tây, Tây Bắc

Tốn - Càn

Đông Nam, Đông

Đông Nam, Đông

Hướng bàn thờ: Không nên đặt bàn thờ quay thẳng ra cửa hoặc ở những nơi như nhà kho hoặc mất vệ sinh. Sau khi đặt bàn thờ thì đun nước vào đúng giờ đã chọn để kích hoạt trường khí tốt cho khu vực bếp. Nên thắp hương và cắm vào cát bát hương, cắm vào bát thần linh ở giữa trước.

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch năm 2022

Để buổi lễ Nhập trạch được diễn ra suôn sẻ thì bạn cần làm theo những bước sau đây:

Bước 1: Dọn dẹp nhà mới

Gia chủ và các thành viên trong gia đình cần dọn dẹp sạch sẽ nhà mới bao gồm việc hoàn thiện bếp, bàn thờ, bài vị cũng như chuẩn bị bàn ghế.

Bước 2: Xem ngày Nhập trạch

Nên tham khảo các loại sách phong thuỷ hoặc thầy phong thuỷ để chọn được ngày Nhập trạch phù hợp. Vì ngày giờ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc gia đình bạn có gặp nhiều may mắn khi chuyển đến nhà mới hay không.

Bước 3: Thực hiện nghi lễ Nhập trạch

  • Khi bước vào nhà hãy mở tất cả cánh cửa và bật hết điện trong nhà.
  • Gia chủ cầm lư hương và bài vị tổ tiên đi quay bếp than được đặt trước cửa
  • Các thành viên trong gia đình cầm những đồ vật khác như bếp, chiếu theo sau.

Bước 4: Thắp nhang và đọc văn khấn Nhập trạch

Sau khi nghi lễ được tiến hành thì gia chủ có thể ngủ lại một đêm để lấy ngày hoặc dọn vào ở ngay.

Văn khấn lễ Nhập trạch

Trong lễ Nhập trạch, đọc văn khấn là bước vô cùng quan trọng. Nội dung của văn khấn cần đọc như sau:

Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản ở trong khu vực này. Hôm nay ngày.......... tháng.......... năm ........... Con là: ……… ngụ tại............... Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tấu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…………… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng. Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến chúng con khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn điều tốt lành. Cả nhà đều bình an, sức khỏe dồi dào, thịnh vượng an khang. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, mong được phù hộ độ trì.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch

Khi làm lễ Nhập trạch bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nội thất trong nhà nên được an bị từ 1 – 2 tuần trước khi làm lễ Nhập trạch
  • 100 ngày đầu tiên sau khi Nhập trạch nên thắp hương đèn đầy đủ để cho ngôi nhà luôn vượng khí và tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh.
  • Không nên cho người lạ hoặc đôi vợ chồng ở ngủ lại trong nhà mới vì sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ không hay, không có lợi cho các thành viên trong gia đình.
  • Chọn ngày Nhập trạch lúc vận đất ở trạng thái vượng nhất để đảm bảo yếu tố Thiên – Địa – Nhân.

Trên đây là một vài thông tin về lễ Nhập trạch. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Truy cập website INVERT.VN để biết thêm nhiều thông tin khác nhé.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh