Kiến thức

Giải ngân là gì? Những lưu ý về giải ngân

Khi làm việc với ngân hàng, hoặc đi vay mượn tiền với số lượng lớn, chúng ta thường nghe đến từ giải ngân. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ hoặc không làm việc trong ngân hàng thì rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về vấn đề giải ngân. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn giải ngân là gì và Những lưu ý về giải ngân.

Giải ngân là gì?
Giải ngân là gì?

1. Giải ngân là gì?

Khi ngân hàng xuất một khoản tiền ra theo thỏa thuận vay mượn hoặc hợp đồng được ký kết với khách hàng thì gọi là giải ngân. Từ giải ngân cũng được dùng trong trường hợp một tổ chức chi tiền ra để cho một tổ chức khác hoặc người khác vay. Tuy nhiên từ này được dùng trong ngân hàng nhiều hơn.

Tùy theo thỏa thuận trên hợp đồng giữa bên cho vay và bên được vay mà việc giải ngân sẽ được thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần. Và người vay có thể nhận tiền được giải ngân theo nhiều hình thức khác nhau như nhận tiền mặt, chuyển khoản qua thẻ hoặc phiếu mua hàng, Séc,…

Có hai hình thức để giải ngân đó chính là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa. Mỗi hình thức sẽ có đặc điểm riêng và đa số hai hình thức này được áp dụng để khách hàng vay mua nhà.

Thứ nhất đối với giải ngân phong tỏa: Nếu chọn hình thức này thị khách hàng có thể yên tâm vì tính án toàn của nó vô cùng cao. Nếu bạn muốn mua nhà mà chưa có tiền phải vay ngân hàng nhưng lo sợ khi đưa tiên rồi, quá trình làm hồ sơ nhà sẽ gặp vấn đề thì giải ngân phong tỏa sẽ là giải pháp hữu hiệu.

Lúc này ngân hàng sẽ cho bạn vay tiền để mua nhà và chuyển số tiền này cho người bán. Tuy nhiên người bán chỉ có thể rút tiền khi thủ tục mua nhà được hoàn tất. Người bán nhà có thể rút tiền ra sử dụng hoặc gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Mặc dù phương pháp này an toàn cho người mua, nhưng có một vài người bán sẽ không đồng ý khi họ đang cần tiền gấp.

Thứ hai giải ngân không phong tỏa: Ở hình thức giải ngân này, nếu bạn vay mua nhà thì số tiền đó sẽ được chuyển thẳng cho bên bán. Và tài khoản này sẽ không bị khóa cho đến thi hoàn tất thủ tục như giải ngân phong tỏa, nên người bán nhà có thể sử dụng tiền được ngay. Nhưng hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên ngân hàng không muốn khách hàng áp dụng và nếu cho vay thì cũng sẽ vay được khoản tiền nhỏ.

Một quy trình giải ngân sẽ trải qua nhiều bước chứ không phải khách hàng muốn là được ngay. Thông thường quy trình giải ngân sẽ trải qua những trình tự sau: Kê khai và xác nhận thông tin  - Chuẩn bị hồ sơ giải ngân – Ngân hàng thẩm định hồ sơ – Phê duyệt hồ sơ sau khi thẩm định – giải ngân.

Vì giải ngân là vấn đề tiền bạc nên mỗi bước trong quy trình giải ngân sẽ được thực hiện và kiểm tra một cách chi tiết, nghiêm ngặt trước khi ngân hàng giải ngân. Chính vì vậy các bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để tránh sau này phải làm lại vì sai xót hoặc thiếu giấy tờ.

2. Những lưu ý về giải ngân

Để có thể được ngân hàng giải ngân bạn cần phải nắm rõ về hồ sơ cũng như quy trình giải ngân. Bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau.

Thứ nhất hồ sơ giải ngân: Khi chuẩn bị hồ sơ giải ngân, bạn cần phải có những giấy tờ sau: CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu chưa kết hôn thì phải có giấy chứng nhận độc thân, giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chức minh mục đích của nguồn vốn sau khi vay, giấy tờ chứng minh tài sản để đảm bảo (sổ đỏ, giấy tờ xe,…)

Thứ hai: phải đảm bảo thông thin bạn kê khai với ngân hàng là sự thật, không được gian dối. Hồ sơ chuẩn bị phải đầy đủ không được thiếu.

Thứ ba: Khi ngân hàng yêu cầu hồ sơ, đối với những giấy tờ mang tính xác minh ở chính quyền địa phương thì nên có nhiều bản sao đã công chứng để đỡ mất thời gian.

Thứ tư: Trong thời gian vay của ngân hàng, bạn phải đảm bảo mục đích sử dụng vốn như lúc đầu đã đưa ra. Ngoài ra bạn nên đảm bảo đúng thời gian thanh toán vì ngân hàng sẽ căn cứ vào những lần thanh toán của khách hàng để xem xét những lần giải ngân về sau.

Thứ năm: Trong quá trình vay, nếu như bạn có bất kỳ thông tin nào bị thay đổi thì phải báo lại với ngân hàng để có sự hỗ trợ sớm nhất.

Thứ sáu: Trước khi vay nên tìm hiểu kỹ về những thông tin như thời hạn, lãi xuất và điều kiện cho vày,…bạn phải chắc chắn không còn vướn mắc về sau mới nên quyết định vay.

Trên đây là một vài thông tin về giải ngân, cũng như lưu ý giải ngân mà các bạn cần nắm. Không chỉ đối với giải ngân và trong tất cả những vấn đề khác có liên quan đến ngân hàng và tiền bạc thì các bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi vay. Đặc biệt khi vay ở những tổ chức bên ngoài, nên như không nắm rõ, các bạn có thể bị lừa hoặc vay tiền với lãi xuất rất cao.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email