Đất nền khu công nghiệp Becamex Chơn Thành đang được các nhà đầu tư khắp Bình Dương ,Tp.HCM và các vùng lân cận tìm đến để đón đầu. Với lợi thế nhiều kinh nghiệm BĐS Invert.vn chia sẻ một cách tổng quan nhất về thị trường đất nền khu công nghiệp Becamex Chơn Thành .
Ví trí đất nền khu công nghiệp Becamex Chơn Thành
Đất nền khu công nghiệp Becamex Chơn Thành thuộc Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có kết nối giao thông khá thuận tiện với các địa phương lớn trong vùng. Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Bình Phước đang được đầu tư nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính sách đầu tư hấp dẫn…, phấn đấu trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nhờ vị trí đắc địa, hạ tầng hoàn thiện, khu công nghiệp Becamex Chơn Thành (huyện Chơn Thành) có tỷ lệ lấp đầy hơn 70%.
Đất nền Becamex Chơn Thành được đầu tư hạ tầng đồng bộ
Khi mới tái lập vào ngày 1-1-1997, Bình Phước gặp rất nhiều khó khăn về kết cấu hạ tầng, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay, tỉnh Bình Phước đã cơ bản xây dựng hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và khu vực để phục vụ phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nổi bật là ba trục giao thông chính, gồm: Quốc lộ 13 kết nối TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và nước bạn Cam-pu-chia thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; trục ĐT 741, 747, 749 kết nối các huyện biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập với thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng, huyện Đồng Phú và tỉnh Bình Dương; trục quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh Tây Nguyên đi qua thị trấn Chơn Thành và tỉnh Bình Dương tạo động lực phát triển cho địa phương và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Bình Phước đã xây dựng thêm 371 km đường dây trung thế, 246 km đường dây hạ thế và gần 500 nghìn kVA dung lượng trạm biến áp, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt hơn 98%...
Ngoài ra, tỉnh đã mời gọi và thu hút được một số nhà đầu tư có uy tín, tiềm lực đến nghiên cứu, tìm hiểu để xúc tiến đầu tư các dự án lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Dabaco.
Phát huy lợi thế khu công nghiệp Becamex Chơn Thành
Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, kết cấu hạ tầng đầu tư đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư thân thiện, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã chú trọng xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) làm đòn bẩy phát triển kinh tế.
Khi mới tái lập, Bình Phước không có KCN nào, nhưng đến nay, toàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 4.868 ha, trong đó có 10 KCN đã lấp đầy gần 80% diện tích. Riêng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư (huyện Lộc Ninh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng đến năm 2025 với diện tích tự nhiên 28.364 ha đã thu hút được 70 doanh nghiệp vào đầu tư với diện tích thuê đất 1.236 ha.
Hiện tại, tỉnh Bình Phước có hai KCN đang trong giai đoạn vừa đầu tư hoàn thiện hạ tầng vừa thu hút đầu tư là Khu liên hợp Becamex - Bình Phước tại huyện Chơn Thành và KCN Sikico tại huyện Hớn Quản. Trong đó, Dự án Khu liên hợp Becamex - Bình Phước có diện tích hơn 4.633 ha, vốn đầu tư hạ tầng khoảng 20 nghìn tỷ đồng sẽ mang tính chất tạo “đòn bẩy”, tạo động lực phát triển cho địa phương.
Dự án đất nền khu công nghiệp Becamex Chơn Thành được kỳ vọng sẽ thu hút khoảng ba tỷ USD vốn đầu tư, dự kiến tạo việc làm ổn định cho khoảng 200 nghìn lao động trực tiếp, cũng như bảo đảm điều kiện sống cho 200 nghìn người dân. Là đơn vị được giao triển khai dự án Khu liên hợp Becamex - Bình Phước, Tổng Giám đốc Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng khẳng định, chắt lọc những kinh nghiệm trong xây dựng mô hình KCN chuẩn quốc tế ở nhiều tỉnh, thời gian tới, đơn vị sẽ phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và cầu thị để tập trung xây dựng khu liên hợp thành công.
Đồng thời tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp, chú trọng xây dựng mô hình chuỗi cung ứng mới, trong đó phát triển chuỗi công nghiệp phụ trợ, cải thiện quy trình kho vận và tạo điều kiện trao đổi hàng hóa nguyên liệu để các doanh nghiệp tận hưởng tối đa tiện ích từ khu liên hợp này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, với vị trí chiến lược là nằm tiếp giáp hai trong ba góc nhọn của tam giác phát triển TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, “yết hầu” giữa Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, muốn thu hút những nhà đầu tư lớn, “đại bàng” về đây làm tổ, ngoài việc kêu gọi đầu tư hoàn thiện hạ tầng, cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh phải luôn sâu sát với thực tế, lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư; phát huy tinh thần đoàn kết, thấu hiểu và hiệp đồng giữa chính quyền, nhà đầu tư, cộng đồng dân tộc anh em trong mọi nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập