Người nổi tiếng

Đặng Lê Nguyên Vũ là ai? Xem tiểu sử "Vua cà phê"

Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những người thành công trên con đường từ số 0 tròn trĩnh. "Vua cà phê" từng khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi những câu nói nổi tiếng của mình về cả cuộc sống xen lẫn những bài học kinh doanh.
"TIền nhiều để làm gì?" trích Đặng Lê Nguyên Vũ
"TIền nhiều để làm gì?" trích Đặng Lê Nguyên Vũ

1. Thông tin nhanh tiểu sử của Đặng Lê Nguyên Vũ

Tên đầy đủ: Đặng Lê Nguyên Vũ Năm sinh: 10 tháng 2, 1971 (49 tuổi)
Tài sản: Đang cập nhật Quê quán: Ninh Hòa, Khánh Hòa, Việt Nam 
Facebook: Đang cập nhật Nơi cư trú: Buôn Ma Thuột
Nổi tiếng: Thương hiệu Trung Nguyên và ly hôn bà Lê Hoàng Diệp Thảo Quốc tịch: Việt Nam
Vợ/chồng: Vợ: Lê Hoàng Diệp Thảo (1998 - 2019) Dân tộc: Kinh
Con cái:
  • Đặng Lê Trung Nguyên
  • Đặng Lê Bình Nguyên
  • Đặng Lê Thảo Nguyên
  • Đặng Lê Tây Nguyên
Nghề nghiệp: Doanh nhân
"Qua đâu có tâm Thần" trích Đặng Lê Nguyên Vũ
"Qua đâu có tâm Thần" trích Đặng Lê Nguyên Vũ

2. Đặng Lê Nguyên Vũ là ai?

Đặng Lê Nguyên Vũ (1971) là một doanh nhân Việt Nam. Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam"

Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ đã nâng dần ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê. Trong quá trình này, vợ ông, Lê Hoàng Diệp Thảo đã bị đưa ra khỏi công ty và hai người đã tranh chấp quyền điều khiển công ty từ năm 2015 tới 2018.
Đặng Lê Nguyên Vũ "Về phía Gia đình tôi phải Hy sinh và đó là diều tôi rất Áy Náy."
Đặng Lê Nguyên Vũ "Về phía Gia đình tôi phải Hy sinh và đó là diều tôi rất Áy Náy."

3. Thời thơ ấu của Đặng Lê Nguyên Vũ

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Từ nhỏ, chứng kiến cảnh mình mẹ phải lo lắng mọi việc trong nhà; gia đình sống trong cảnh nghèo khó; ông Nguyễn Vũ phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho cuộc sống gia đình; ông đi làm thuê từ rất sớm; bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như bẻ ngô, chăn lợn hay giúp mẹ đóng gạch.

Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.

Ông Vũ chính thức bỏ học và vào TP.HCM để tìm kiếm con đường làm giàu với số tiền trong túi là 100.000 đồng. Tuy nhiên người chú ở TP.HCM đã bắt ông quay lại Đắk Lắk với câu nói: Học cho xong đi đã. Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý trở lại trường vài ngày sau đó; tuy nhiên, vẫn luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh.
Nội chiến gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Nội chiến gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo
Đời tư của Đặng Lê Nguyên Vũ - Nội chiến gia đình ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo

Bà Thảo và ông Vũ kết hôn hơn 20 năm trước, có 4 con chung. Cả hai cùng xây dựng và phát triển Trung Nguyên từ những năm cuối thập niên 1990.

Trước đây, ông Vũ, bà Thảo từng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cặp vợ chồng từng đầu ấp tay gối ấy, đã cùng nhau vượt qua hơn 1 thập kỷ khó khăn cả trong kinh doanh lẫn đời thường
Tuy nhiên, sau thời gian dài xảy ra nhiều mâu thuẫn, năm 2015 bà Thảo đơn phương ly hôn, đề nghị được nuôi các con.
Vợ "Vua cà phê"
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Vợ "Vua cà phê"
Năm 2019, ông và bà sau khi ly dị đã đôi co với nhau về việc chia tài sản. Chiều 27/3, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

HĐXX tuyên chấp thuận cho vợ chồng họ ly hôn, giao các con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm tính từ năm 2013 cho đến sau khi học xong đại học.

Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%.

Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. HĐXX cho rằng "cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".
Phiên toá Đặng Lê Nguyên Vũ

4. Sự nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ

Lịch sử hình thành cà phê Trung Nguyên: Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ là Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện phổ biến trên toàn quốc. Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House với 133 cửa hàng và Highlands Coffee với 233 cửa hàng.

Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên dần dần khẳng định chỗ đứng trong thị trường cà phê Việt Nam mặc dù chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn. Theo số liệu của Euromonitor công bố đầu năm 2015 thì cà phê hòa tan Trung Nguyên đang đứng thứ 3 (chiếm 5%) thị phần Việt Nam, sau Nescafe (38,3%) và Vinacafe (37,5%).

Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương, do vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Sau 6 tháng tranh chấp vợ chồng, ngày 21/4/2016 ông đã sang lại tên mình.

Năm 2006, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập hệ thống cửa hàng G7 Mart, một mô hình siêu thị kiểu mới, với mức đầu tư 475 tỷ VNĐ cho mục tiêu 10.000 điểm bán lẻ. Tuy nhiên, hướng đi này đã gặp thất bại chỉ sau 5 năm. Năm 2011, G7 Mart chuyển hướng sang cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản nhưng cũng thất bại sau 4 năm.

Thiền định và con đường tâm linh: Năm 2013, Đặng Lê Nguyên Vũ đi M’drăk để thiền định trong thời gian 49 ngày. Khi trở về ông có cảm nhận bản thân mình đã được Thượng đế lựa chọn để cứu nhân loại. Vợ ông thì cho rằng đó chỉ là ảo giác do nhịn ăn quá lâu, đồng thời tìm cách đưa ông đi chữa bệnh, nhưng ông Vũ đã giận dữ từ chối.

Theo bà Thảo, kể từ đó bà bị đẩy ra khỏi Trung Nguyên và quyền lực tại công ty được ông Vũ giao phó cho một Nhóm quản lý. Thương hiệu Trung Nguyên bị đổi tên thành Trung Nguyên LEGEND.

Giai đoạn 2015-2018: Tranh giành công ty Trung Nguyên với vợ
Trong tháng 5/2016, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vợ ông Vũ đã gửi đơn kiến nghị đến UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên ngày 21/4/2016. Giấy chứng nhận kinh doanh này đã thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo sang ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao tại TP HCM, yêu cầu của bà Thảo đã được chấp thuận.

Ngược lại ông Vũ cũng đi kiện bà Thảo vì bị chiếm đoạt con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH) cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông Vũ yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền của TNH; chấm dứt hành vi nhân danh TNH để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền. Ngày 21/3/2018, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM trong phiên xét xử sơ thẩm đã chấp thuận yêu cầu của ông Vũ.

Trung Nguyên IC, một thành viên của Tập đoàn Trung Nguyên ngày 15.5.2018 đã khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang, buộc bà Thảo chấm dứt hành vi sử dụng trái phép chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang để sản xuất sản phẩm King's Coffee và đòi bà Thảo bồi thường 1.709 tỷ đồng. Bà Thảo cho rằng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ không phải là người đại diện hợp pháp tại Trung Nguyên IC để kiện bà.

Ngày 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn đạt 5.696 tỷ đồng. Đây cũng là giai đoạn công ty chịu ảnh hưởng khi hai vợ chồng ông chủ tập đoàn liên tục xảy ra tranh chấp kiện tụng. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế của Trung Nguyên liên tục giảm qua các năm; từ 1.294 tỷ đồng (năm 2014) xuống 808,5 tỷ đồng (năm 2015); và xuống tiếp 768 tỷ (năm 2016) rồi 681 tỷ đồng (năm 2017).

Trung Nguyên đã chi gần 1.000 tỷ để làm truyền thông; 300 tỷ đồng mua siêu xe; hay 200 tỷ đồng cho chương trình “Lập chí vĩ đại – khởi nghiệp kiến quốc”… Điều này cũng khiến cho tranh chấp và kiện tụng giữa hai vợ chồng lên đến đỉnh điểm.

Chiến lược kinh doanh
Quan điểm của ông là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu", với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.

Đặng Lê Nguyên Vũ phát triển sách lược Tôn Tử áp dụng vào phát triển công ty, đẩy Trung Nguyên đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".
Theo Đỗ Hòa, cựu CEO Trung Nguyên, Trung Nguyên không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân.

Các hoạt động xã hội khác - Diễn giả mang theo nguồn cảm hứng lớn
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mở lòng với người trẻ; đặc biệt là sinh viên; khuyến khích họ khởi nghiệp, sáng tạo; thay đổi bản thâ; thay đổi hoàn cảnh gia đình; cống hiến cho đất nước.

Tham gia gặp gỡ tiếp đón các nhà lãnh đạo kinh tế - chính trị - tôn giáo, các nhà khoa học từng đoạt các giải thưởng lớn, và các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Tham gia hàng ngàn cuộc nói chuyện và gặp gỡ thanh niên, sinh viên Việt Nam và quốc tế để trao đổi với các bạn trẻ về tinh thần sáng tạo, khát vọng làm giàu…

Cho ra đời sự kiện "Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt", chương trình "Hành trình khát vọng Việt" nhằm góp phần xây dựng cho đất nước một thế hệ thanh niên mới mang trong mình nhiều hoài bão lớn, quyết tâm lớn, để mở ra một kỷ nguyên hùng mạnh cho đất nước.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ chi 5 tỷ USD để mua và tặng sách?
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ chi 5 tỷ USD để mua và tặng sách?
Ông Vũ cùng các đồng sự đã và đang đi tiên phong thực hiện những dự án quan trọng nhằm hiện thực hóa lý thuyết mà ông theo đuổi, các dự án trọng yếu bao gồm:
  • Dự án hình thành quỹ cà phê toàn cầu: cơ chế Think-Tank để thảo luận và truyền bá tinh thần cà phê toàn cầu, đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư cho các dự án mang tính tiên phong và hình mẫu cho tinh thần đó.
  • Dự án Thánh địa cà phê toàn cầu: là một siêu dự án phức hợp (Complex Mega Project) tạo ra một địa bàn thể hiện tinh thần cà phê toàn cầu tại tỉnh Đăk Lắk, Việt Nam.
  • Dự án cà phê tiên phong tại Hoa Kỳ nhằm truyền bá giá trị "Sáng tạo có trách nhiệm", với mong muốn đóng góp vào quá trình dịch chuyển chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ phục vụ cho hòa bình, ổn định, và phát triển của thế giới.
“Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại –Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh Niên Việt” được khởi động ngày 30 tháng 6 năm 2018, trong đó có hoạt động tặng sách với kinh phi dự kiến 200 triệu cuốn sách với nguồn lực chi phí gần 5 tỷ USD với 100 đầu sách thuộc 12 lĩnh vực; trang bị tủ sách, tủ phim đến các địa phương. 5 đầu sách quan trọng được Trung Nguyên Legend trao tặng gồm: “Quốc gia khởi nghiệp” (tác giả Saul Singer và Dan Senor); “Đắc nhân tâm” (Dale Carnegie); “Nghĩ giàu, làm giàu” (Napoleon Hill); “Không bao giờ là thất bại. Tất cả là thử thách” (Chung Ju Yung); và “Khuyến học” (Fukuzawa Yukichi). Trước đó, Trung Nguyên Legend cũng đã trao tặng rộng rãi các đầu sách này từ năm 2013.
Trung Nguyên Legend đã khởi động “Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại –Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh Niên Việt”.

5. Những câu nói hay của Đặng Lê Nguyên Vũ

Không cần phi thường, chỉ cần đồng cảm. Dĩ nhiên tôi là người nghiêm khắc, nhưng tôi cũng là người sẵn sàng tin và dám chấp nhận trả giá.

Dân thành phố và thế hệ thanh niên hiện nay quá yếu ớt. Mới áp lực một chút đã phải giảm stress, phải tìem kiến sự cân bằng, thế là không được. Muốn phát triển phải tự gây sức ép cho mình.

Người khác làm được thì ta làm được. Nước khác làm được. Ta nhất định làm được.
Đàn ông cần nhất là mạnh mẽ, còn bao dung thì hãy để cho phụ nữ. Tốt nhất, đàn ông chỉ nên là đàn ông và phụ nữ chỉ nên là phụ nữ.

Muốn thành công thì phải có khát vọng. Muốn hạnh phúc phải phụng sự. Trách nhiệm càng cao vinh quang càng lớn.

Nếu đặt mục tiêu xóa nghèo thì cứ nghèo mãi. Còn nếu đặt mục tiêu làm giàu, thì cái nghèo tự khắc sẽ biến mất lúc nào không biết.

Tôi và Trung Nguyên muốn góp phần tạo nên một dân tộc hình mẫu, dẫn dắt - có khát khao vĩ đại với lòng tin và tâm huyết đặt vào thế hệ trẻ.

6. Những hoạt động gần đây của Đặng Lê Nguyên Vũ

Thành công hay thất bại ở phía trước không phải là vấn đề, tiền càng không phải là vấn đề, mà điều quan trọng nhất là khi nhận thấy một cơ hội để thay đổi, khám phá ra một bản thể mới của chính mình, thì tại sao không?! Từ bài học thành công của chính mình, Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn lan tỏa nguồn năng lượng mới, khởi nghiệp xây dựng sự nghiệp, xây dựng kinh tế đất nước, góp phần xây dựng quốc gia hùng mạnh tới mọi thanh niên Việt Nam.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email