Trong giới doanh nhân thành đạt của Việt Nam, không thể không kể đến bà Nguyễn Thị Phương Thảo, một nữ doanh nhân có tiếng, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bà cũng là người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc khởi nghiệp và học tập rèn luyện. Đội ngũ INVERT sẽ tóm lược chi tiết tiểu sử về nữ doanh nhân này cho các bạn cùng tham khảo ngay sau đây.
Tiểu sử chi tiết về Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Năm 17 tuổi, bà du học tại Liên Xô chuyên ngành Tài chính với thành tích học tập xuất sắc. Ngay từ khi còn là sinh viên năm 2, bà đã kinh doanh các mặt hàng điện tử, nông sản từ châu Á sang Đông u và kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi chỉ mới 21 tuổi.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, bà Thảo cùng chồng là ông Nguyễn Thanh Hùng thành lập nên công ty SOVICO Holdings chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, điện tử, may mặc... tại Liên bang Nga.
Đến khi trở về nước, bà Thảo cùng góp vốn thành lập nên ngân hàng Techcombank và ngân hàng VIB. Đến năm 2007, SOVICO Holdings của bà Thảo cùng HDBank, tập đoàn T&C thành lập nên Vietjet Air.
Năm 2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo chính thức trở thành Giám đốc điều hành của Vietjet Air. Dưới sự lãnh đạo tài tình của mình, hãng hàng không giá rẻ Việt Nam đã có những bước tăng trưởng thần tốc. Tính đến năm 2019, Vietjet đã đứng đầu thị trường hàng không Việt Nam và chiếm tới 41,2% thị phần.
Ngoài nắm quyền điều hành tại Vietjet, bà Thảo còn là Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng HDBank, Chủ tịch HĐQT của SOVICO Holdings, Chủ tịch Công ty Địa ốc Phú Long...
Với việc nắm nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều công ty lớn của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu một khối tài sản vô cùng đồ sộ. Bà là tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và là nữ tỷ phú Đô la đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á (tính đến tháng 10/2021).
- Tên khai sinh: Nguyễn Thị Phương Thảo
- Ngày sinh: 7/6/1970
- Quê quán: Hà Nội, Việt Nam
- Nơi cứ trú: 52 Ngô Thì Nhậm, Phường Ngô Thì Nhậm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Dân tộc: Kinh
- Nghề nghiệp: CEO, doanh nhân
Chức vụ hiện tại:
- Chủ tịch tập đoàn Vietjet Air
- Phó Chủ tịch Thường trực Ngân hàng TMCP Phát Triển HCM ( HDB)
- Chủ tịch HĐQT công ty CP Sovico Holdings.
- Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng Khoán Phú Gia.
Lĩnh vực: Hàng không, Tập đoàn đa ngành
Cổ phiếu đang nắm giữ: HBD, VJC
Giá trị tài sản: 28.774 tỷ đồng
Gia đình: Chồng là Nguyễn Thanh Hùng, con trai là Nguyễn Phước Hùng Anh Victor.
Hồ sơ wiki:
Tóm tắt quá trình công tác
Giai đoạn 1988 - 1992: Sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân Pheklanop Nga
Giai đoạn 1993- 1997: sinh viên học viện Kinh doanh Quốc tế Nga, sinh viên Đại học Nghệ thuật hiện đại.
Giai đoạn 1997- 2007: Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Sovico
Giai đoạn 1/2005- 12/2005: Cổ đông, sáng lập viên Ngân hàng TMCP Quốc tế.
Giai đoạn 1/2006- 12/2006: Thành viên HĐQT, cổ đông Ngân hàng TMCP Techcombank
Giai đoạn 2007- 10/2008: Chủ tịch điều hành Công ty cổ phần Sovico
Giai đoạn 2003 đến nay: Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM
Giai đoạn 2005 đến nay: Thành viên Ban chấp hành- Hội hữu nghị Việt Nga
Giai đoạn 2007 đến nay: Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng không Vietjet
Giai đoạn 2008 đến nay: Chủ tịch Công ty cổ phần Sovico
Giấc mơ làm cô giáo
Khác xa với thế hệ 10x ngày nay, kéo thời gian trở về thời xa xưa, ít ai được sinh ra trong một gia đình đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Phương Thảo đây là một trong số những con người may mắn ấy khi được sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Từ bỏ giấc mơ làm một cô giáo đứng trên bục giảng, nữ tỷ phú từng có chia sẻ: “ Khi còn nhỏ, tôi ước mình sẽ là cô giáo giống như mẹ tôi. Ước rằng sau khi tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định ở giảng đường, mua căn chung cư và chiếc xe máy “ cá vàng” là đủ.”
Bà đã may mắn khi có cơ hội được đi du học đại học ngành kinh tế tài chính khi vừa mới tròn 17 tuổi.
Con đường học vấn của nữ tỷ phú gốc Hà Nội
Là người có nhiệt huyết với học hành, đam mê với kinh doanh, bà đã có bằng cử nhân ngành Tài chính tín dụng của Học viện Thương mại Matxcova Nga, đồng thời cũng học tại Cao đẳng Kinh tế lao động quốc gần Mátxcơva, sau đó bà đã giữ cho mình bằng tiến sĩ Điều khiển học kinh tế.
Nhờ khả năng học hành chỉnh chu và giỏi giang, không chỉ có thành tích học tập xuất sắc, bà đã dần bộc lộ tài năng kinh doanh thiên bẩm và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Ngay khi còn là sinh viên năm hai, bà đã bắt tay vào kinh doanh và bước chân vào thương trường. Mặc dù còn chân ướt chân ráo nhưng bà đã tìm hiểu khá kỹ càng thị trường Đông Âu lúc bấy giờ, còn đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng và mọi thứ đều rất khan hiếm. Tận dụng sự thiếu thốn đó, bà đã nảy ra ý định đưa về Việt Nam mặt hàng thị trường khan hiếm này, từ đó thúc đẩy kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Sự nghiệp bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chăm chỉ đổi thành công
Công việc đòi hỏi sự chăm chỉ cần cù đã thôi thúc bà dậy làm việc lúc 05.00 sáng và kết thúc vào 02.00 sáng ngày hôm sau. Chỉ sau 3 năm bà đã có 1 triệu USD đầu tiên. So với thời lúc bấy giờ là cực kỳ lớn. Bà đã thuận lợi trở thành một cô nàng triệu phú đô la đầu tiên khi chỉ mới 21 tuổi nhờ vào kinh doanh các loại mặt hàng điện tử máy móc, với số vốn khá lớn này, bà cũng bắt đầu chuyển sang đầu tư kinh doanh một số mặt hàng công nghiệp như máy móc và phân bón.
Bước ngoặt cuộc đời cùng Vietjet Air
Có lẽ Vietjet Air là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của bà Nguyễn Thị Phương Thảo., Cùng với việc thực hiện “giấc mơ bay” có thể cho là hão huyền, bà cũng đã từng chia sẻ rằng, “Trước khi vật chất tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có một quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết đến chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình“.
Để tạo nên một hãng máy bay tăng trưởng như hiện nay thì bà đã phải gặp rất nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Tất nhiên bà còn phải đứng trước sự cạnh tranh của các hãng hàng không lớn hơn như Vietnam Airlines và con mắt không tin tưởng của thị trường.
Tuy nhiên không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân lấy tên Vietjet Air, để có thể định hướng phát triển hãng hàng không mới này theo mô hình máy bay giá rẻ cùng với mục tiêu trở thành một Emirate châu Á.
Từ 2014 đến 2016, đã chiếm 29 % thị phần trên tổng thị phần của tất cả các hãng gộp lại. Từ thành tích đáng kể này, Vietjet Air đã trở thành đối thủ của Vietnam Airlines.
Có thể nói bà Thảo không phải mẫu nữ doanh nhân nói suông mà bà giống như kiểu một nữ chiến binh có tinh thần lăn xả chiến đấu cực kỳ lớn. Chính vì thế bà là một nguồn động lực lớn để cho tới trẻ ngày nay có tinh thần học hỏi. Mong rằng bà sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc cho hãng hàng không Vietjet Air để có thể vươn cao bay xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập