Chắc đến Địa ốc Alibaba là mọi người đều nhớ đến ngay vụ án chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản của nhân viên công ty này khi bị các đơn vị chức năng cưỡng chế dự án ma ở Bà Rịa – Vũng Tàu, dẫn đến 2 nhân viên bị giam giữ để điều tra, xử lý về các tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Hôm nay Invert.vn viết về thông tin những gì xung quanh CEO Nguyễn Thái Luyện là ai? "Ông trùm" địa ốc Alibaba tai tiếng như thế nào?
Xem thêm: Sếp nữ Nguyễn Huỳnh Tú Trinh 24 tuổi của địa ốc Alibaba đập xe công an là ai?
Mục lục bài viết [Ẩn]
Có thể nói CEO Nguyễn Thái Luyện tổ chức, vận hành công ty địa ốc Alibaba theo cách không giống ai. Luyện liên tục gây chú ý bởi những phát ngôn, cách hành xử gây sốc.
Cái sốc đầu tiên là mức độ tăng trưởng "Thánh Gióng" ở các công ty mà Luyện lập ra. Điển hình công ty gốc, tức công ty CP địa ốc Alibaba, tháng 5/2016 khi thành lập vốn 1 tỷ đồng. Hơn 4 tháng sau, trong lần thay đổi đầu tiên, Luyện loan báo vốn điều lệ đã lên đến 20 tỷ đồng. Và hơn 1 năm khi thành lập, tức lần thay đối thứ 2, Luyện "nổ" vốn điều lệ là 1.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, Luyện còn chỉ đạo một số nhân viên cấp quản lý tiến hành lập ra các công ty bất động sản, tưởng chừng như là hoạt động độc lập nhưng đều là vệ tinh của địa ốc Alibaba và trong sự kiểm soát, chỉ đạo của Ceo Nguyễn Thái Luyện.
1. Tiểu sử của ông Nguyễn Thái Luyện
Nguyễn Thái Luyện sinh năm bao nhiêu? |
Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1985. |
Nguyễn Thái Luyện quê ở đâu? |
Ông sinh ra tại Gia Lai, đăng ký hộ khẩu tại 65 Đào Duy Từ, xã Tân Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. |
Trình độ học vấn của Nguyễn Thái Luyện |
Ông từng tốt nghiệp học trường Đại học Mở |
2. Xuất thân của Nguyễn Thái Luyện
Trước khi trở thành CEO của Alibaba, ông Nguyễn Thái Luyện là nhân viên môi giới đất nền trên địa bàn các tỉnh lân cận TPHCM. Vào giữa năm 2016, Nguyễn Thái Luyện bắt đầu lấn sân vào thị trường địa ốc.
3. Nguyễn Thái Luyện có những công ty nào?
Nguyễn Thái Luyện là cổ đông lớn nhất ở 20 công ty gồm:
1. Công ty CP Địa ốc Alibaba | 11. Công ty CP BĐS Địa ốc Ali Land |
2. Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ali | 12. Công ty CP BĐS Địa ốc Chiến Thắng |
3. Công ty CP Vận Tải Alibaba | 13. Công ty CP BĐS Bigbang. |
4. Công ty CP Alibaba Law Firm. | 14. Công ty CP Địa ốc Đầu tư và Phát triển Sparta Land |
5. Công ty TNHH Truyền thông Ali | 15. Công ty CP Địa ốc Đầu tư và Phát triển TL Land |
6. Công ty TNHH Xây dựng Maluna | 16. Công ty CP Ali Xanh |
7. Công ty TNHH Alibaba Tân Thành | 17. Công ty CP Địa ốc Đầu tư và Phát triển 108 |
8. Công ty CP Địa ốc Long Thành Ali | 18. Công ty TNHH Giải pháp Tài chính MTV Ali |
9. Công ty CP Địa ốc Tia Chớp | 19. Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Địa ốc Xanh |
10. Công ty CP Địa ốc Chiến Binh Thép | 20. Công ty TNHH Thời trang Ali33 |
4. Những phát ngôn gây sốc của CEO Nguyễn Thái Luyện
- “Học cái gì để ra làm công an xã? Học ngu ra làm công an xã. Các anh chị để ý mấy thằng quậy quậy, phá làng phá xóm, chẳng làm gì thì kêu vô làm công an xã. Nó chẳng chịu đi học”.
- “Học cái gì ra làm chủ tịch xã?” Học làm côn đồ. Mấy người làm công an xã hay chủ tịch xã xin xỏ, chạy chọt ở trên vị trí hết, không có học, không có trình độ gì hết trơn”.
- “Địa ốc Alibaba chưa bao giờ nói dối, tôi chưa bao giờ nói không đúng sự thật“.
- “Anh chị thấy doanh thu từ vài chục tỷ lên vài trăm tỷ, làm gì có doanh nghiệp bất động sản nào 3 năm làm được kỳ tích lớn như vậy? Đến thời điểm hiện tại anh chị thấy chúng ta tự hào vì là tập đoàn địa ốc lớn nhất khu vực, bây giờ mình có thể tự hào là lớn nhất khu vực Đông Nam Á rồi đó“.
- “Từ ngày hôm qua chúng ta bán 973 đơn, đến hôm nay chúng ta bán 1200 sản phẩm. Tôi nói với anh chị, từ cổ chí kim chưa bao giờ làm được những chuyện như thế…“.
- “Đem so với Thành Cát Tư Hãn, tôi phải giỏi hơn Thành Cát Tư Hãn ấy chứ. Tôi giỏi hơn cả Gia Cát Lượng“.
- "CEO Nguyễn Thái Luyện “lớn tiếng” không cho khách hàng rút tiền"
Trước đó, trong buổi gặp gỡ, giải quyết vấn đề với vợ chồng khách hàng Lê Huy Tường, CEO Nguyễn Thái Luyện của Tập đoàn Địa ốc Alibaba đã bất ngờ “lớn tiếng” và nhất quyết khẳng định không cho nhận lại tiền đầu tư. Tại sao một CEO luôn miệng cam kết hỗ trợ khách hàng khi khó khăn, giờ lại bảo không cho khách hàng rút tiền, vậy có khác gì mất tiền?
Theo ghi nhận tại buổi trao đổi, vợ chồng khách hàng Lê Huy Tường trước đó có đầu tư dự án Alibaba Long Phước 14 và đã thanh toán 95%. Đến nay, do hoàn cảnh gia đình đang gặp khó khăn nên muốn Tập đoàn Địa ốc Alibaba hỗ trợ lấy lại hết số tiền đã đầu tư và lợi nhuận đã cam kết. Tuy nhiên, vợ chồng khách hàng này lại gặp vướng mắc vì bị mất phiếu thu. Mặc dù trước đó, khách hàng đã làm bản tường trình rồi nhưng đến khi gặp ông Nguyễn Thái Luyện thì ông chỉ cho biết, về phía công ty chỉ có thể hỗ trợ khách hàng tái đầu tư chứ không cho rút tiền liền. Thế chẳng khác nào không muốn trả tiền cho khách?
Công ty lúc nào cũng rêu rao là Tập đoàn lớn chưa bao giờ để khách hàng mất tiền. Vậy mà bây giờ khi khách hàng cần tiền để giải quyết khó khăn thì lại nhất quyết ôm khư khư, không cho nhận lại, còn bắt buộc phải tái đầu tư sau 6 tháng mới cho nhận lại vốn và lợi nhuận cộng dồn tương ứng số tháng đã đầu tư. Gì mà tầm nhìn sứ mệnh “Giúp khách hàng giàu lên có số má khu vực Đông Nam Á”. Giàu đâu chưa thấy mà giờ đã bị chôn vốn ở đây.
Lên gặp CEO Luyện, khách hàng nói chuyện rất đàng hoàng thế nhưng đại diện Tập đoàn lại không giải quyết thỏa đáng. Nếu không đồng ý tái đầu tư thì có khi vợ chồng khách hàng Lê Huy Tường phải đợi cả năm nữa mới lấy được tiền. Sao lại có chuyện lạ lùng đến vậy? Lúc này ông Lê Huy Tường có phản ứng thái độ thì ngay lập tức CEO Luyện kêu bảo vệ lôi vị khách này ra khỏi công ty. Không có thái độ tôn trọng đối với khách hàng lớn tuổi đã đành, lãnh đạo đứng đầu Tập đoàn danh tiếng này còn lớn tiếng nói “Chị làm mất chứng từ ở chỗ khác người ta không hỗ trợ gì đâu. Chị mang tới nói chuyện kiểu như vầy, người ta cầm giấy tờ đập thẳng vào mặt chị”. Không thể nào chấp nhận được một vị CEO của cả một Tập đoàn lớn mà lại nói chuyện và hành xử với khách hàng thô lỗ đến thế.
Khách hàng người ta đầu tư cả năm trời tới ngày lấy tiền, biết bị mất phiếu thu nên đã làm đơn giải trình (có cả hình chụp lại phiếu thu photo ra), đồng thời khách hàng cũng rất khẩn thiết nhờ hỗ trợ lấy hết tiền gốc cộng lợi nhuận để giải quyết việc gia đình. Vậy mà không cho khách lấy tiền, bắt tái đầu tư nếu không thì phải đợi 6 tháng đến 1 năm nữa.
Nghe báo chí nói nhiều về Địa ốc Alibaba lừa đảo, bỏ tiền vào đầu tư đừng mong lấy ra được mà không ai tin. Bọn giả nhân giả nghĩa, ăn trên đầu trên cổ khách hàng, lấy lòng tin người khác nuôi sống mình.
Người đời có câu “Sống có đức, mặc sức mà ăn”, còn sống vô đức “Xương cũng chẳng có mà gặm”. Kinh doanh kiểu miệng lưỡi, bán cho bằng được rồi có vấn đề không giải quyết cho khách hàng chắc chắn sẽ bị quả báo.
5. Các lùm xùm của CEO Nguyễn Thái Luyện và tập đoàn địa ốc Alibaba
Alibaba đang rao bán vô số các “dự án ma” trên khắp cả nước, kêu gọi khách hàng đầu tư khi chưa được chính quyền cấp phép. Trong đó sai phạm nghiêm trọng nhất là ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mặc dù cho đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai vẫn chưa cấp phép cho bất cứ dự án khu dân cư nào của Alibaba nhưng công ty này vẫn rao bán rầm rộ trên mạng. Mới nhất là dự án Ali Aqua Nhơn Trạch, được quảng cáo là “Một siêu dự án mang đẳng cấp Nhật Bản”. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch Lê Thành Mỹ: Huyện chưa cấp phép dự án KDC nào cho công ty này.
“Nóng” nhất là tại huyện Long Thành, nơi có dự án Sân bay quốc tế Long Thành, Alibaba đang rao bán hàng loạt dự án khu dân cư: Alibaba Long Thành, Alibaba An Phước, Alibaba Long Phước, Alibaba Bàu Cạn…, cho dù lãnh đạo huyện này cũng khẳng định chưa cấp phép cho bất cứ dự án nào của Alibaba.
Theo thống kê mới nhất của Đồng Nai, Alibaba đang rao bán đến 29 dự án đất nền, trong đó nhiều nhất là tại huyện Long Thành với 27 dự án, Xuân Lộc và Nhơn Trạch mỗi huyện có 1 dự án. Với dự án ảo mới nhất tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, lãnh đạo UBND huyện cũng quả quyết là không có dự án nào của Công ty Alibaba được phê duyệt. Khi phát hiện công ty này đang rao bán đất nền tại xã Xuân Lộc, UBND huyện đã cho lực lượng tháo dỡ tất cả biển quảng cáo và tường bao xung quanh khu đất, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn phải tăng cường quản lý, không để tái diễn tình trạng rao bán đất nền trái phép.
Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa hoàn thành báo cáo xác minh các dự án “ma” của Alibaba trên địa bàn. Công ty này đang hợp tác với 5 doanh nghiệp ở TPHCM và Đồng Nai, gồm: Công ty CP Alibaba Law Firm, Công ty CP Địa ốc đầu tư và phát triển Spartaland, Công ty CP Địa ốc Chiến Binh Thép, Công ty CP Bất động sản Chiến Thắng và Công ty TNHH Alibaba Tân Thành, phân phối chuyển nhượng đất nền 7 dự án tại thị xã Phú Mỹ với tổng cộng 3.333 nền đất, thu về số tiền hơn 771 tỷ đồng.
Các dự án đều trong tình trạng chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý (chưa được cấp phép đầu tư, không có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không có giấy phép cải tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng, chưa tách thửa, chưa nghiệm thu hạ tầng) nhưng đã rao bán ồ ạt. Một số dự án đất nền tại Phú Mỹ đã bị cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm, hoặc không chấp hành tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
Chiều 25-6, tại xã Châu Pha, nơi Alibaba đặt trụ sở và quảng cáo là có dự án Khu dân cư Tân Thành Center City 1, 3 con đường nhựa đã được phủ đầy đất để đối phó với cơ quan chức năng. Theo Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ Nguyễn Văn Thắm, dù vậy chính quyền vẫn cưỡng chế.
Xã Tóc Tiên cũng có 3 khu đất được cho là dự án “ma” của Alibaba. Cả 3 khu đất đều vướng quy hoạch một số dự án như: đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Nghĩa trang Tóc Tiên mở rộng, quy hoạch cây xanh.
6. CEO Nguyễn Thái Luyện chửi công an, chủ tịch xã
Ngày 3/7/2019, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã gửi thư mời đến trụ sở công ty của ông Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Công ty Địa ốc Alibaba để làm việc liên quan đến những phát ngôn miệt thị công an xã, chủ tịch xã Tóc Tiên (TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vào tối 17/6 trên mạng xã hội.
Theo đó, ông Nguyễn Thái Luyện xuất hiện trong đoạn video lan truyền “gây bão” trên mạng xã hội, khi hỏi nhân viên của mình: “Học cái gì để ra làm công an xã?”, rồi ông này liền tự trả lời: “Học ngu ra làm công an xã. Các anh chị để ý mấy thằng quậy quậy, phá làng phá xóm, chẳng làm thì thì kêu vô làm công an xã. Nó chẳng chịu đi học”.
Sau khi nhục mạ, miệt thị công an xã, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện hỏi tiếp: “Học cái gì ra làm chủ tịch xã?”. Ông Luyện cũng lập tức tự trả lời: “Học làm côn đồ. Mấy người làm công an xã hay chủ tịch xã xin xỏ, chạy chọt ở trên vị trí hết, không có học, không có trình độ gì hết trơn”.
Đoạn video với những phát ngôn “rất sốc” này đã gây bức xúc trong dư luận, đặc biệt là đối với những cán bộ làm việc tại UBND xã Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ) nói riêng, và chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung – địa bàn có dự án “ma” bị cưỡng chế có liên quan đến Công ty CP địa ốc Alibaba và nhân viên công ty này
7. Nhưng sau đó, Xin lỗi sau khi phát ngôn
Vào ngày 14-6 hai nhân viên của công ty là Nguyễn Huỳnh Tú Trinh (SN 1995, quê Tiền Giang) và Trần Quốc Tĩnh (SN 1995, quê Đà Nẵng) đã có hành vi hô hào, kích động và đập phá làm hư hỏng xe cuốc do cơ quan nhà nước thuê để cưỡng chế đối với dự án bất động sản của công ty địa ốc Alibaba.
Sau đó xử lý trường hợp này VKS đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam hai bị can này trong ngày 22-6 để điều tra về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trong đoạn ghi hình này ông Luyện hỏi nhân viên: “Học cái gì ra làm công an xã, học cái gì ra làm chủ tịch xã? ”. Tiếp đó, ông Luyện trả lời: “Học ngu ra làm công an xã, học làm côn đồ ra làm chủ tịch xã.”
Ông này giải thích mấy anh chị để ý: “Mấy thằng mà nó quậy quậy, phá làng phá xóm, làm cái gì đi kêu vô làm công an xã, nó chẳng chịu học hành gì. Mấy người làm Công an xã hay chủ tịch xã xin xỏ, chạy chọt rồi lên vị trí đó, không có học, không có trình độ gì hết trơn.”
Sau đó, ông Luyện đã có thư xin lỗi, cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc ông phát ngôn trên là do bức xúc trước việc bị cưỡng chế khu đất tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba nói rằng việc phát ngôn như vậy là không quy chụp cho toàn bộ công an xã và chủ tịch xã vì ông biết bên cạnh "những người cậy tiền, cậy quyền chạy chọt có chức có quyền" vẫn có những cán bộ ngày đêm tận tâm ra sức bảo vệ và xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp.
"Hôm nay, cho phép tôi gửi lời xin lỗi và cảm ơn chân thành tới những vị là chủ tịch xã, lực lượng công an xã trên đất nước Việt Nam – những người giỏi và có tâm... Đồng thời, xin lỗi quý khách hàng và tập thể CB-CNV vì đã khiến cho quý vị phải hoang mang, lo lắng"
8. CEO Nguyễn Thái Luyện bị bắt hoặc chết thì Địa ốc Alibaba sẽ ra sao?
Ông ta tuyên bố: “Những người ghét Alibaba chỉ có công ty đối thủ thôi. Những công ty đối thủ, họ làm không tốt. Chỉ có những anh chị phóng viên xấu, họ mới ghét công ty mình, còn những người tốt không ai ghét cả... Họ đại diện cho cái xấu, không thể nào tiêu diệt được cái tốt. Cái tốt trở thành tính vĩnh cửu rồi”.
Ông ta cho rằng chỉ những công ty đối thủ và phóng viên "xấu" mới ghét Alibaba?! Trên thực tế, rất nhiều người ghét Alibaba vì những trò lừa đảo khách chứ không riêng công ty đối thủ hay phóng viên.
Phóng viên viết bài vạch trần những dự án đất sai phạm và chiêu trò lừa dối khách của Alibaba thì bị Nguyễn Thái Luyện cho là người "xấu", đại diện cho "cái xấu"?!
Trước câu hỏi do nhân viên Alibaba đặt ra: “Nếu chủ tịch chết thì sẽ ra sao?”, Nguyễn Thái Luyện tuyên bố: “Xin thưa với các anh chị vẫn không sao. Những thứ tôi chia sẻ với anh chị được viết thành sách, thành văn hết rồi. Mỗi giám đốc chi nhánh là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cho dù nếu tôi có chết thì toàn bộ đất đai không mất đi. Cái quyền sử dụng đó thuộc về giám đốc chi nhánh. Họ sẽ tiếp tục thực hiện cho nó hoàn thành. Tôi chỉ là người phất ngọn cờ thôi”.
Nhiều người cho rằng đây lại là lời trấn an nhân viên và khách hàng tiềm năng của Nguyễn Thái Luyện, đồng thời nhắn nhủ với cơ quan chức năng và những ai ghét Alibaba rằng nếu ông ta chết hoặc bị bắt thì công ty vẫn hoạt động bình thường?!
9. Nhân viên Alibaba chống người thi hành công vụ, đập phá xe cưỡng chế
13/6, UBND thị xã Phú Mỹ phối hợp với các phường, xã đồng loạt tổ chức lực lượng thực hiện việc cưỡng chế, buộc tháo dỡ đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng.
Khi UBND xã Tóc Tiên đang làm nhiệm vụ thì hơn 100 người mặc áo ghi Công ty địa ốc Alibaba đã bao vây, ngăn cản. Nguyễn Huỳnh Tú Trinh liên tục lớn tiếng chỉ đạo các nam nhân viên và lực lượng mặc áo an ninh Alibaba ngăn cản chính quyền địa phương.
Công an thị xã Phú Mỹ đã được huy động đến để bảo vệ trật tự. Tuy nhiên, một số thanh niên đã dùng đá, gạch đập phá gây bể các cửa kính của xe cẩu.
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát cơ động tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được huy động tới hiện trường. Nhóm người tiếp tục chống đối, lực lượng công an đã tạm giữ 10 người, đưa về trụ sở công an thị xã Phú Mỹ để điều tra. Trong số này, 2 người đã bị tạm giữ hình sự.
Trong một đoạn clip ghi lại cho thấy, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh đã chỉ đạo nhân viên an ninh của Alibaba đập xe cẩu khi lực lượng chức năng đang cưỡng chế công trình vi phạm tại xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ.
Sau khi 2 nhân viên bị tạm giữ, ngày 16/6, ông Nguyễn Thái Luyện (CEO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc Alibaba) cùng hàng chục người cũng kéo đến cổng trụ sở Công an thị xã Phú Mỹ liên tục hô hào đòi thả người.
Đặc biệt, trên fanpage của Công ty CP Địa ốc Alibaba cũng livestream cảnh ông Luyện đòi dùng xe ủi để ủi vào nhà của ông Nguyễn Văn Thắm, Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ.
Ngày 22/6, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Trần Quốc Tĩnh để điều tra, xử lý về các tội “Gây rối trật tự công cộng” và “Cố ý làm hư hỏng tài sản”
10. Sự kiện Đêm 20/09/2019 Nguyễn Thái Luyện bị tạm giữ
Công an TPHCM đang tạm giữ Nguyễn Thái Luyện (SN 1985, là Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba) ngụ tỉnh Gia Lai, trú quận Thủ Đức, TPHCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 vào đêm 20/09/2019
Tại cơ quan điều tra, Ceo Nguyễn Thái Luyện Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba đến nay cũng đã khai báo nhưng chưa thành thật.
11. Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện kêu oan cho vợ, em và các thuộc cấp
Trong khi vợ, các em và nhân viên cấp dưới đều thành khẩn nhận tội, thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố thì Nguyễn Thái Luyện lại khẳng định “họ bị oan”.
Sáng 10/12/2022, phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Nguyễn Trung Trường (nguyên Giám đốc Công ty Long Thành Capital) khai, dù làm giám đốc nhưng bị cáo chỉ được hưởng lương cứng 6 triệu/tháng.
Trường thừa nhận, quá trình làm cho Nguyễn Thái Luyện, bị cáo không biết là mình phạm tội, chỉ đến khi bị bắt thì mới biết bản thân vi phạm pháp luật.
“Thời điểm đó, bị cáo tin tưởng vào bị cáo Luyện sẽ hợp thức hóa được để ra sổ, không biết những hợp đồng mà bị cáo ký là trái pháp luật, lừa đảo. Bản thân bị cáo cũng đã mua 9 lô đất với giá hơn 2 tỷ đồng”, bị cáo Trường khai.
Cũng giống như Trường, các bị cáo còn lại đều khai họ không biết mình sai, vi phạm pháp luật bởi tin tưởng vào bị cáo Luyện và thực hiện theo chỉ đạo của Luyện, chỉ đến khi làm việc với CQĐT mới nhận thức được hành vi phạm tội.
Tất cả những bị cáo đại diện pháp luật cho các công ty con của Công ty Alibaba chỉ nhận được mức lương cứng là 6 triệu đồng/tháng.
Trả lời thẩm vấn của luật sư, bị cáo Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định bản thân không lừa đảo, bị oan.
Trước câu trả lời này của Luyện, luật sư đặt câu hỏi: “Vậy 22 bị cáo cấp dưới có bị oan không?”
“Những việc họ làm là giao dịch hợp pháp, tôi khẳng định họ bị oan”, Nguyễn Thái Luyện trả lời.
Trong khi trước đó các bị cáo, kể cả vợ và các em của Luyện đều thừa nhận hành vi phạm tội, nhận mình sai.
Trước câu hỏi của luật sư về việc, số lượng các bị hại trong cáo trạng có đúng không? Nguyễn Thái Luyện nói: “Theo tôi nhớ thì số lượng người đầu tư mua đất của tôi nhiều hơn rất nhiều so với các bị hại trong cáo trạng, có thể họ tin tưởng, bảo vệ công ty nên không làm đơn”.
Theo lời khai của Luyện, Công ty Alibaba có vài trăm nghìn người đã ký kết hợp đồng, bình quân mỗi tháng công ty bán từ 1.500-2.000 sản phẩm. Luyện khẳng định, các hợp đồng ký với khách hàng là Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứ không phải là Hợp đồng chuyển nhượng đất.
Về câu hỏi, Luật Đất đai có điều khoản nào nghiêm cấm tách thửa đất nông nghiệp không, Luyện khẳng định không cấm mà còn khuyến khích đầu tư để gia tăng giá trị đất.
Luyện còn khai thêm, trong số 57 dự án của Alibaba có rất nhiều thửa đất đã tách thành công.
“Đất là tài sản của toàn dân nhưng do Nhà nước quản lý, chúng tôi không thể tự tách thửa được nếu cơ quan chức năng không đồng ý”, Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Nguyễn Thái Luyện tiếp tục khẳng định, việc Công ty Alibaba mua đất nông nghiệp sau đó tách thửa, phân lô đều là công khai, minh bạch.
“Chúng tôi hoàn toàn công khai, kể cả những thông tin trái chiều. Tại công ty lúc nào cũng tổ chức bán hàng và tôi là người trực tiếp giám sát. Việc này hoàn toàn công khai và đúng thực tế. Sau khi ký hợp đồng 5-10 ngày, nếu khách hàng không muốn mua nữa chúng tôi sẽ trả lại tiền và trả lãi theo lãi suất ngân hàng”, Luyện khai.
Theo cáo buộc, sau khi thành lập 22 công ty con, Nguyễn Thái Luyện tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Nguồn tiền mua đất nông nghiệp được huy động từ chính khách hàng, bằng cách dùng pháp nhân của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty con tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật để lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Cảnh báo: Thông tin này được Invert tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và chúng tôi cho là tin cậy, bạn đọc và khách hàng chỉ xem đây là nguồn tham khảo.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (1)
# 5 Tháng Mười Hai, 2022
Bác nào đang muốn kiếm tiền thì qua tham khảo 8KBET nha rất uy tín với đang có chương trình làm nhiệm vụ nhận IPHONE MAX miễn phí nữa tham khảo thử xem