Kiến thức

CEO là gì? 8 công việc cho một CEO giỏi

Đằng sau những thương hiệu thành công và có tiếng tăm như Apple, facebook, Microsoft,… chúng ta đều nghe nói đến những vị CEO tài năng. Vậy CEO là gì? và top những CEO nổi tiếng thế giới là ai? Hãy cùng Invert tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. CEO là gì?

Nhắc đến CEO, trước tiên chúng ta sẽ nghĩ đến những người quyền lực. Họ là người đứng đầu điều hành công ty, cũng như đưa ra những nhiệm vụ và kế hoạch để phát triển công ty mạnh hơn.

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là giám đốc điều hành. Những CEEO giỏi sẽ tạo nên những thương hiệu và tập đoàn hùng mạnh và thương hiệu nổi tiếng. Ví dụ, nhắc đến Alibaba, người ta sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma. Hay nói về Facebook, không thể nào không kể đến Mark Zuckerberg,… Họ là những CEO vô cùng giỏi và thành công.  

Nhiều người cho rằng CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị là một. Tuy nhiên họ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đối với CEO, họ sẽ là người  đưa ra những quyết định hàng đầu của công ty, nhưng vẫn cần phải có sự chấp thuận của của Hội đồng quản trị.

Chủ tịch hội đồng quản trị được ví như là người chủ của công ty. Họ không tham gia trực tiếp vào những những hoạt động kinh doanh, nhưng sẽ có trách nhiệm là bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, cũng như giám sát công việc của toàn bộ công ty.

Một CEO vẫn có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhiều công ty ở một số quốc gia không cho phép điều này xảy ra. Bởi vì nếu như vậy  sẽ dẫn đến xung đột về vấn đề lợi ích.

2. 8 công việc của CEO trong doanh nghiệp

Trong một doanh nghiệp SEO đóng vai trò vô cùng quan trọng, chính vì vậy họ có rất nhiều việc phải làm và quyết định. Những công việc chính mà một CEO cần phải làm như sau:

Thứ nhất: Đưa ra những hướng đi cụ thể và lập những kế hoạch tốt nhất cho các dự án của công ty.

Thứ hai: Mỗi công ty khi hoạt động đều sẽ có sứ mệnh và tầm nhìn riêng cho mình. CEO chính là người sẽ vạch ra chiến lược để xác định được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty.

Thứ ba: Qua một quá trình hoạt động, công ty muốn phát triển phải có sự tăng trưởng và thu được lợi nhuận. Những vấn đề này đều do CEO chịu trách nhiệm.

Thứ tư: Những công tác xây dựng hoặc triển khai kế hoạch kinh doanh được hội đồng quản trị phê duyệt đều do CEO chỉ đạo và điều hành.

Thứ năm: Nếu như công ty mới thành lập chưa hoàn thiện hoặc qua thời gian cần phải thay đổi để thích nghi cho phù hợp với thị trường thì CEO sẽ là người đưa những ý kiến để hoàn thiện công ty tốt hơn. Ngoài ra những vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc bộ máy quản lý của công ty cũng do CEO quyết định.

Thứ Sáu: CEO cũng sẽ làm nhiệm vụ xây dựng những vấn đề về văn hóa công ty, cũng như phát triển hình ảnh và thương hiệu sao cho tốt nhất và hiệu quả nhất.

Thứ bảy: Những vấn đề về dự án tài chính cũng như ngân sách và đa dạng hóa sản phẩm của công ty sẽ do CEO phê duyệt và quyết đinh.

Thứ tám: CEO sẽ là người đảm bảo sự phát triển của công ty sau một quá trình hoạt động. Việc bổ nhiệm chức vụ trong công ty cũng do CEO quyết định.

3. Kỹ năng CEO cần có

Nắm giữ một vị trí nhưng phải chịu trách nhiệm cho rất nhiều công việc và có quyền hạn vô cùng lớn. Vậy mỗi người cần phải có kỹ năng gì để có thể đảm nhận được vị trí này.

Kỹ năng đầu tiên mà CEO phải có đó chính là kỹ năng kinh doanh. Nếu muốn phát triển doanh nghiệp mà không am hiểu về vấn đề kinh doanh thì không thể nào làm được. Thông thường kỹ năng này sẽ được đào tạo tại trường lớp nhưng có rất nhiều CEO nổi tiếng có khả năng kinh doanh bẩm sinh và họ còn trau dồi thêm qua quá trình va chạm ở những dự án khác nhau.

Ngoài ra CEO còn phải có kiến thức liên quan đến đến Luật, Thuế, Nhân sự, Hành vi tổ chức, Kế toán, Tài chính,…Vì đây là những điều mà mỗi công ty đều có. Muốn quản lý đảm nhận tất cả thì bắt buộc phải am hiểu tất cả mới có thể điều hành được. Một CEO không cần phải có kiến thức sâu rộng trong những lĩnh vực này nhưng nhất thiết phải đủ hiểu để giao nhiệm vụ cho người khác và đưa ra nhận xét, quyết định đúng đắn.

Để có đủ khả năng phát triển công ty CEO cần phải có những kiến thức  và kỹ năng về quản trị, khách hàng, thị trường. Và đặc biệt cần biết đánh giá đánh giá cũng như nhạy cảm về mức độ cạnh tranh. Điều này giúp CEO có thể xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược.

Kỹ năng xây dựng đội ngữ nhân viên cũng vô cùng quan trọng với một CEO. Vì nhân viên là nguồn lực cốt yếu và quan trọng của công ty. CEO giỏi sẽ biết cách sắp xếp và làm cho nhân viên có thể phát huy khả năng của mình.

Trên đây là một vài thông tin về CEO, cũng như những công việc CEO cần làm và kỹ năng cần có. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vị trí vô cùng đặc biệt này.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email