Hướng dẫn

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Thời gian vừa qua, nhiều người quan tâm đến vấn đề chuyển đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công nhân gắn chip. Trước ngày 1/7/2021 nhà nước đã rất tạo điều kiện để người dân làm căn cước công dân. Vậy sau ngày 1/7/2021 căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không? Bài viết này sẽ giúp giải đáp thắc mắc giúp bạn.

1. Căn cước công dân gắn chip là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch và nhận dạng của công dân theo quy định của pháp luật. Điều này được quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Căn cước công dân năm 2014. Căn cước công dân gắn chip là loại mới cho phép tích hợp số lượng lớn dữ liệu về bằng lái, hộ khẩu và bảo hiểm của công dân.

Loại thẻ này có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện cũng như xác thực danh tính và là chìa khoá truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Thay vì phải trình rất nhiều loại giấy tờ khi muốn giải quyết vấn đề gì đó tại cơ quan chức năng thì bây giờ bạn chỉ cần dùng đến thẻ căn cước công dân có gắn chíp.

1.1 Những ưu điểm của thẻ căn cước công dân có gắn chip

Sở dĩ nhà nước khuyến khích người dân đổi sang thẻ căn cước công dân có gắn chip là vì loại thẻ này có rất nhiều ưu điểm:

  • Độ bảo mật cao, chỉ chủ thẻ mới sử dụng được, nếu bị mất cũng không gặp rủi ro.
  • Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, xác thực sinh trắc học,...
  • Giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ.
  • Tích hợp thêm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe,... nên chủ thẻ không cần phải mang các loại giấy tờ khác trong người.
  • Phòng tránh giả mạo giấy tờ.
  • Tích hợp mã QR, tiết kiệm thời gian trình báo giấy tờ.
Những ưu điểm của thẻ căn cước công dân có gắn chip
Những ưu điểm của thẻ căn cước công dân có gắn chip

2. Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không?

Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Vì chưa rõ về vấn đề này nên chúng ta vẫn băn khoăn không biết mình có nên làm căn cước công dân gắn chip hay không. Câu trả lời cho vấn đề này là “không bắt buộc”.

Bạn chỉ phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

2.1 Trường hợp bắt buộc phải đổi từ CMND sang căn cước công dân có gắn chíp :

  • CMND hết thời hạn sử dụng;
  • CMND hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
  • Trường hợp bị mất CCCD thì phải làm thủ tục xin cấp lại

2.2 Trường hợp bắt buộc đổi từ CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chíp:

  • Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Công dân có yêu cầu

Như vậy, không có quy định bắt buộc người dân phải đổi sang CCCD, nếu đang sử dụng CMND và chưa có nhu cầu đổi sang CCCD thì có thể tiếp tục sử dụng bình thường đến khi hết hạn CMND.

3. Quy trình đổi từ CMND, CCCD cũ sang căn cước công dân có gắn chip

Để có thể đổi sang căn cước công dân có gắn chip thì bạn cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Đến trực tiếp cơ quan Công an có thẩm quyền và đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Cán bộ công an sẽ phụ trách tiếp nhận đề nghị cấp CCCD

Bước 3: Cán bộ thu thập thông tin của công dân

Cán bộ công an sẽ cập nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành lấy dấu vân tay của công dân. 10 Vân tay ở ngón tay sẽ được lấy đủ, nếu không thể thu nhận được đủ 10 dấu vân tay của công dân thì cán bộ sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu thập được.

Cán bộ sẽ tin phiếu thu nhận thông tin căn cước để công dân kiểm tra và ký ghi rõ họ tên, sau đó cán bộ sẽ kiểm tra lại.

Bước 4: Chụp ảnh

Công dân sẽ được chụp ảnh thẻ để làm căn cước công dân có gắn chíp. Ảnh thẻ được chụp ở phông nền trắng, ảnh màu, chụp chính diện. Công dân không được đội mũ, chụp rõ mặt, hai tai và không đeo kính. Trang phục khi chụp cần nghiêm túc và lịch sự.

Bước 5: Nộp lệ phí

Sau khi nộp lệ phí, công dân sẽ nhận giấy hẹn và chọn hình thức nhận lại CCCD. Công dân có thể nhận qua đường bưu điện hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan chức năng. Sau khi bước này hoàn thành, công dân sẽ bị thu hồi thẻ cũ.

Bước 6: Nhận thẻ căn cước công dân mới

4. Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp mất bao nhiêu tiền?

Mức phí cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp được quy định như sau:

  • Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam; Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD: 70.000 đồng/thẻ CCCD.
  • Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; xác định lại giới tính, quê quán; đặc điểm nhân dạng; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ CCCD.

Hy vọng những thông tin vừa rồi giúp bạn giải đáp được thắc mắc Căn cước công dân gắn chip có bắt buộc không. Truy cập website INVERT.VN để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: thẻ căn cước gắn chip có bắt buộc khôngcó bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp khôngcó bắt buộc làm căn cước công dân gắn chipcó bắt buộc đổi cccd gắn chip không
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email