Trung thu (Tết đoàn viên), không chỉ là một ngày lễ truyền thống quan trọng, mà còn là là dịp để các bé thiếu nhi rước đèn, phá cổ. Vậy mâm cổ Trung Thu gồm những gì và cách bày trí ra sao, hãy cùng INVERT tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Mâm cổ Trung thu là gì? Ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu?
Mâm cổ Trung thu từ xưa được biết đến là một công đoạn vô cùng thiêng liêng trong ngày lễ Trung thu truyền thống. Đây là cách để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, thờ kính với tổ tiên và cũng là dịp để người thân trong gia đình quây quần, tụ họp vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.
Theo phong tục truyền thống, thường mâm cỗ lễ Trung thu sẽ có bánh trung thu, mâm ngũ quả, bánh kẹo,...Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng đặc sản riêng của từng vùng miền mà cách bày trí các loại hoa quả, bánh kẹo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù có bày trí ra sao thì tất cả đều có một điểm chung là cầu may mắn, phước lành cho gia chủ.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống gồm có những gì?
Tùy theo phong tục của từng địa phương và văn hoá của từng nhà mà mâm cúng rằm tháng 8 có sự thay đổi nhỏ. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng Rằm tháng 8 Trung thu sẽ bao gồm:
- Hương
- Một lọ hoa tươi
- Đèn, nến
- Xôi
- Đĩa trái cây
- Bánh Trung thu, bánh dẻo
- Một con gà luộc,
- Gạo và muối.
Cụ thể, Một mâm cổ Trung thu truyền thống thường có:
Bánh Trung thu
Chắc hẳn, bánh Trung thu là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mâm cỗ Trung thu. Thông thường, sẽ có 2 loại là bánh Trung thu dẻo và bánh Trung thu nướng. Tuỳ theo sở thích và kiểu dáng mà bạn có thể lựa chọn bánh Trung thu cho phù hợp.
Các loại bánh, kẹo khác
Bên cạnh bánh trung thu, để bày trí cho mâm cổ thêm đặc sắc và đầy đủ, bạn có thể trang trí thêm các loại bánh khác tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình như bánh quy trứng giòn tan, bánh bông lan xốp mềm, bánh quế, bánh đậu xanh hay các loại bánh gia truyền khác,…
Mâm ngũ quả
Vào ngày Trung thu, mâm ngủ quả sẽ được bày trí với dưa hấu đỏ, hồng đỏ, hồng ngâm, bưởi, đu đủ, táo và chú cún làm bằng quả bưởi. Bên cạnh đó, khi chọn mua hoa quả cho mâm cổ Trung thu, bạn nên chú ý chọn những quả tươi và xen kẽ quả xanh với quả chín nhằm cân bằng âm dương tạo phong thuỷ tốt cho gia chủ nhé.
Lồng đèn Trung thu
Văn hóa Tết trung thu truyền thống ở Việt Nam không thể nào thiếu được những chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, bắt mắt, nổi bật. Do đó, khi bày biện mâm cỗ bạn nên đặt chiếc lồng đèn vào để tạo không gian ấm cúng, sáng lung linh trong dịp lễ đặc biệt này.
Hướng dẫn các cách bày trí mâm cỗ trung thu đẹp, bắt mắt
1. Cách trang trí mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm cỗ Trung thu miền Bắc sẽ bao gồm những loại quả thường có ở mùa thu miền Bắc như đào, chuối, hồng, bưởi, quýt. Tuy nhiên, một số nơi cũng có thể thay thế bưởi bằng phật thủ và trang trí xen kẽ bằng táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ để tượng trưng cho quy luật cân bằng âm dương.
Cách bày trí: Trước tiên, bạn bày nải chuối ở dưới cùng làm đế -> Phía trên đặt 1 quả bưởi có đủ cành lá -> Sau đó, đặt quýt, hồng, đào ở những chỗ trống sao cho gọn gàng, đẹp mắt -> Kế đó, bạn xếp quả ớt xen kẽ vào những khoảng trống để mâm quả có ba màu đỏ - vàng - xanh.
Bên cạnh đó, bạn trang trí thêm những chiếc bánh trung thu dẻo (hình vuông, hình tròn, hình con lợn, cá chép…) và cốm - món quà của lúa non được dùng để thưởng thức cùng tách trà sen thơm lừng không thể thiếu của người dân miền Bắc.
2. Cách trang trí mâm cỗ Trung thu miền Trung
Mâm cỗ Trung thu miền Trung thường không cầu kỳ mà có phần đơn giản hơn với đa dạng các loại quả như đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa,...
Cách bày trí: Trước tiên, bạn sẽ đặt những quả to, nặng phía dưới. Sau đó, tiếp tục đặt xen kẽ những quả nhỏ nhẹ bên trên sao cho đẹp mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài thêm bông cúc tạo điểm nhấn cho mâm cỗ.
3. Cách trang trí mâm cỗ Trung thu miền Nam
Mâm cỗ Trung thu miền Nam bao gồm các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, mâm ngũ quả Trung thu miền Nam thường có thêm một cặp dưa hấu ruột đỏ sẽ tượng trưng cho may mắn.
Cách bày trí: Đầu tiên, bạn đặt những quả to, năng như quả dừa, mãng cầu, đu đủ sẽ bày lên trước rồi kế tiếp là xếp những quả nhỏ để tạo thành tháp và cặp dưa hấu sẽ đặt hai bên.
Bài văn khấn cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Tham khảo ngay bài cúng (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin) được nhiều người sử dụng trong dịp lễ rằm tháng Tám.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là:………………………………….Tuổi:………………..........
Ngụ tại:………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tham khảo một số mâm cỗ Trung thu đẹp, độc đáo
Bên cạnh các mâm cỗ sử dụng bánh kẹo, tò he để trang trí thì mâm cỗ Trung thu hoa quả cũng cực kỳ đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trên đây là cách bày trí mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt Nam. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết cách bày trí sao cho chỉnh chu, đẹp mắt.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập