Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương. Nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, Đà Nẵng rất có tiềm năng về du lịch và đây cũng là thành phố có tiềm năng bất động sản rất lớn. Vậy vị trí, giao thông và tiềm năng đất đai của Đà Nẵng như thế nào? Hãy cùng Invert tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Nội dung bài viết [Ẩn]
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Đà Nẵng
1. Sơ lược về Đà Nẵng
Đà Nẵng là tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cũng là thành phố trung tâm lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đây được lựa chọn trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế.
Vì có vị trí trọng yếu về kinh tế, xã hội và quốc phòng – anh ninh nên Đà nẵng là vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung.
Với diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2, Đà Nẵng có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế;
+ Phía Đông tiếp giáp với biển Đông (đây là lợi thế để Đà Nẵng phát triển kinh tế và du lịch biển);
+ Phía Tây và Nam giáp với tỉnh Quảng Nam.
Đà Nẵng còn là cửa ngõ ra biển vô cùng quan trọng của Tây Nguyên và Lào, ngoài ra còn có tầm quan trọng với các nước khác như Campuchia, Thái Lan và Myanma.
Từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế khác như Bangkok (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines) cách khoảng 1.000–2.000 km. Không chỉ vậy, tại đây còn có quần đảo Hoàng Sa (không chỉ có tiềm năng về hải sản, khoáng sản, quần đảo này còn là án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Hiện Trung Quốc đang tranh chấp Hoàng Sa với Việt Nam)
Đà Nẵng còn có những di tích nổi tiếng được nhiều người biết đến như cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
2. Quy hoạch giao thông tại Đà Nẵng
Hai tuyến lộ quan trọng giúp Đà Nẵng kết nối với những tỉnh thành khác là Quốc lộ 1A (các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam nối với Đà Nẵng qua tuyến đường này ) và Quốc lộ 14B ( kết nối với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam).
Đặc biệt, 21 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được ưu tiên đầu tư năm 2021-2025 với vốn chủ yếu từ Ngân sách Trung ương tại Đà Nẵng như sau:
+ Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu (bao gồm đầu tư tuyến đường kết nối từ Cảng Liên Chiểu đến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai phía Bắc) với vốn 3.426,3 tỷ;
+ Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò (đoạn qua địa phận TP Đà Nẵng) với vốn 585,5 tỷ;
+ Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh), vốn khoảng 1.499 tỷ;
+ Dự án cải thiện hạ tầng giao thông TP Đà Nẵng - OFID (Đường vành đai phía Tây 2, Đường và cầu qua sông Cổ Cò). Vốn khoảng 1.370,44 tỷ;
+ Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601, với vốn khoảng 643,52 tỷ;
+ Tuyến đường Trục 1 Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung thư, đoạn từ đường Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao Quốc lộ 1A đến đường sắt). Vốn Ngân sách khoảng 364,54 tỷ;
+ Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý. Vốn khoảng 723,43 tỷ;
+ Tuyến đường số 1 nối từ đường ĐH4 đến đường Hòa Thọ Tây – Hòa Nhơn, với vốn khoảng 352,56 tỷ;
+ Tuyến đường số 2 nối từ đường vành đai phía Nam đến đường Hòa Thọ Tây - Hòa Nhơn, với vốn khoảng 190 tỷ;
+ Cầu Bồ Bản - Phú Hoà (Cầu số 2), với vốn khoảng 113,1 tỷ;
+ Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn nối đường Nguyễn Sinh Sắc - Hoàng Văn Thái; Đoạn nối đường Lê Đuẩn - Đống Đa, với vốn khoảng 1.812 tỷ;
+ Xây dựng các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 1);
+ Dự án đường bộ kết nối với khu vực như Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Cao tốc Túy Loan - Cam Lộ, Nâng cấp tuyến Quốc Lộ 14D đi cửa khẩu Đăck Ốc;
+ Mở rộng dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân;
+ Tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ 14D);
+ Nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 14G;
+ Mở rộng tuyến đường Quốc lộ 14B (GĐ 2);
+ Các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang, vốn 122,4 tỷ;
+ Trung tâm Logictics Cảng Liên Chiểu;
+ Mở rộng trung tâm Logictics kho bãi tại Trung tâm Logictis - Cảng Đà Nằng, vốn 293,24 tỷ;
+ Kho xăng dầu tại khu vực tiếp giáp nhà máy xi măng Hải Vân, vốn 110 tỷ.
Hầm đường bộ Hải Vân là con đường nổi tiếng và quan trọng tại Đà Nẵng, đây còn là tuyến đường giúp giảm tai nạn trên đèo Hải Vân và rút ngắn thời gian qua đèo. Năm 2020 dự tính sẽ đưa hầm Hải Vân 2 vào hoạt động.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng - Quảng Ngãi và La Sơn - Tuý Loan, giúp kết nối với những vùng khác và đảm bảo an toàn trong giao thông tại Đà Nẵng. Không chỉ vậy Quốc lộ 14D, là Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2. Tuyến đường này giúp kết nối Đà Nẵng với cửa khẩu Đak-ốc (tỉnh Quảng Nam)-huyện Đăc Chưng (tỉnh Sekong)-thị xã Pakse (tỉnh Champasak, Lào)-Ubon Ratchathan (Thái Lan), Cảng Liên chiểu.
Đối với khu vực nội thành, Đà nẵng tiến hành mở rộng các con đường như Đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa. Năm 2017, tỉnh xây dựng hầm chui phía tây cầu Sông Hàn để giảm ùn tắc giao thông.
Trong tương lai vào năm 2030, sẽ có 8 tuyến Tramway trong nội đô thành phố và 2 tuyến Metro line là Đà Nẵng - Hội An và Trung tâm Đà Nẵng - ven biển sẽ được phát triển tại đây. Ngoài ra, để việc đi lại được thuận tiện nhất, Tỉnh còn đầu tư xe bus BRT với 15 tuyến nội đô và 1 tuyến kết nối giữa Đà Nẵng và Hội An.
Về đường hàng không, Đà nẵng có sân bay quốc tế Đà nẵng để kết nối với các nước khác như Singapore, Siêm Riệp, Bangkok, Đài Bắc, Busan, Tokyo, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông, Macau, Seoul, Osaka, Jakarta, Moskva, New Delhi, Nagoya, Doha, Kuala Lumpur Phnompenh, Vientiane…Đà Nẵng còn đầu tư xây dựng mới 2 nhà ga nội địa và quốc tế vào năm 2010 và 2017 để đảm bảo các chuyến đi cho du khách.
Tại Đà Nẵng cũng có tuyến đường sắt Bắc – Nam, đây là tuyến đường huyết mạch kết nối với các tỉnh khác như Hà Nội, Vinh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Quy Nhơn. Với chiều dài chạy qua Đà Nẵng là 30 km.
Là tỉnh ven biển nên hệ thống cảng biển của tỉnh phát triển với Cảng Đà nẵng, đây là cảng lớn nhất miền trung, đồng thời là một trong những cảng biển lớn hiện đại nhất Việt Nam. Đà Nẵng đang xây dựng cảng Liên Chiểu, trong tương lai sẽ giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
3. Giá nhà đất Đà Nẵng hiện nay
Là tỉnh có nền kinh tế phát triển và nổi bật trong lĩnh vực du lịch, chính vì vậy đây là một trong những miền đất hứa được nhiều người tìm đến, giá đất Đà Nẵng cũng tăng lên vì được nhiều tập đoàn bất động sản đầu tư.
Hiện tại phía Nam và Tây Bắc Đà Nẵng có giá cao vì là 2 khu vực có nhiều dự án đất nền, vị trí đẹp, được quy hoạch bài bản và nhu cầu mua lớn. Tuy nhiên khu Đông Nam cũng đang khởi sắc và có tiềm năng phát triển vì có hạ tầng kết nối tốt với Quảng Nam.
Cuối năm 2019 và đầu năm 2020 đất nền Đà Nẵng sẽ tăng giá mạnh vì khách hàng đổ xô mua, điều này đẩy giá BĐS tăng cao trong những năm tới. Các chuyên gia nhận định, bất động sản Đà Nẵng sẽ còn tăng giá thêm 30-50% nữa trong tương lai gần.
Đà Nẵng là thành phố của du lịch, các dự án cao cấp tại đây luôn nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng quốc tế bởi giá bán hợp lý. Hiện nay nhà ở và căn hộ hạng sang tại Đà Nẵng trung bình rơi vào khoảng 3.500 – 5.500 đôla Mỹ một m2.
Trên đây là một vài thông tin về tình hình bất động sản tại Đà Nẵng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị tiềm năng tại đây.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập