Thông tin đầu tư

Những điều cần biết khi đầu tư bất động sản tại Bình Phước

Là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước không chỉ có đường biên giới dài 240 km mà còn là cửa ngõ với Tây Nguyên và Campuchia. Nhờ có địa thế và khí hậu thuận lợi mà Bình Phước có nền công nghiệp phát triển. Ngoài ra đây cũng là tỉnh rất có tiềm năng bất động sản. Vậy hạ tầng giao thông và giá đất tại Bình Phước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bản đồ Bình Phước

Xem lại: Bản đồ quy hoạch Bình Phước phóng to

1. Sơ lược về Bình Phước

Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Đây cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất miền Nam với 6.880,6 km². Vì là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Tây Nam bộ nên Bình Phước có địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp trồng cây công nghiệp và phát triển kinh tế.

Vị trí tiếp giáp của Bình Phước cũng rất đặc biệt, khi có 240 km là đường biên giới với Campuchia, cụ thể:

+ Phía đông giáp với tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai (điều này giúp việc vận chuyển hàng hóa vào giao thương với một tỉnh rộng lớn và có nền kinh tế phát triển như Đồng Nai dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, Lâm Đồng là một tỉnh có du lịch phát triển, người dân từ Bình Phước muốn đi Đà Lạt cũng không quá khó);

+ Phía tây giáp với Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh;

+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương (Bình Dương tiếp giáp với TP.HCM, đồng thời là tỉnh có nhiều khu công nghiệp và nhà máy);

+ Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đắk Nông. Bình Phước giáp với 3 tỉnh biên giới bao gồm  Tbong Khmum, Kratie, Mundulkiri của Campuchia.

Với dân số 994.679 người, Bình Phước là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống. Ngoài dân tộc Kinh, ở đây còn có các dân tộc như Khmer, Xtiêng và một số ít người Hoa, Nùng, Tày,…Chính điều này đã làm cho nền văn hóa ở đây trở nên đa dạng hơn rất nhiều.

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 1 thành phố là Đồng Xoài, 2 thị xã (Bình Long, Phước Long), và 8 huyện (Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Phú Riềng). Ngoài ra còn có 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước
Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước

2. Giao thông tại Bình Phước được chú trọng

Trong những năm gần đây, xây dựng hạ tầng giao thông được tỉnh Bình Phước đặt biệt quan tâm. Đặc biệt là các dự án trọng điểm như cao tốc Bình Dương - Bình Phước, tái lập cầu Mã Đà, tuyến đường sắt xuyên Á,…Cụ thể:

+ Tuyến đường cao tốc Bình Dương – Bình Phước với điểm đầu là Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) và điểm cuối là nút giao Gò Dưa (Vành đai 2). Với chiều dài 69 km, đường cao tốc này thuộc tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Tuyến đường này có vai trò giảm áp lực lớn cho Quốc Lộ 13 vì có tới 6 đến 8 làn xe, đồng thời rút ngắn con đường đi lại giữa các tỉnh.

Xem lại: Tiến độ thi công dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

+ Với tuyến đường sắt Xuyên Á: Đây sẽ là tuyến đường đi qua Bình Phước và nối liền Việt Nam với các quốc gia khác như Myanmar, Côn Minh và Singapore, Campuchia, Lào, Thái Lan giúp vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế dễ dàng hơn.

+ Dự án cầu Mã Đà sẽ nối liền Bình Phước và Đồng Nai khi bắc qua sông Mã Đà. Đồng thời cũng nối liền tỉnh lộ 753 của Bình Phước và tỉnh lộ 761 của Đồng Nai ra ngã ba Dầu Giây. Không chỉ vậy nó còn nối liền các tỉnh phía Đông Nam Bộ.

Quốc Lộ 13 đoạn Bình Phước
Quốc Lộ 13 đoạn Bình Phước

+ Bình Phước còn đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án QL 13 dài 15km, từ ngã ba Lộc Tấn đi cửa khẩu Hoa Lư. Và kiến nghị Bộ Giao Thông vận tải chấp thuận điều chuyển các tuyến đường đi qua 3 địa phương thành Quốc Lộ 14C, điều này giúp kết nối các tỉnh trong khu vực.

+ Đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa): Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 32km, xây dựng trước năm 2020, có điểm đầu tại ranh tỉnh Bình Phước (huyện Chơn Thành), điểm cuối tại ranh huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

+ Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh có chiều dài 128.5 km, tổng vốn đầu tư  948,6 triệu USD. Đây là một tuyến đường sắt nằm trong tuyến đường sắt Xuyên Á, nối từ Sài Gòn đến Lộc Ninh (Bình Phước). Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nối với đường sắt Bắc Nam tại ga Dĩ An, đi qua Phú Cường thuộc Bình Dương rồi lên An Lộc và Lộc Ninh. Hiện Bộ GTVT đã giao Cục Đường sắt Việt Nam đang lên phương án triển khai cắm mốc ngoài thực địa tuyến Sài Gòn - Lộc Ninh. Trong thời gian tới, khi đủ vốn và kêu gọi nhà đầu tư, Bộ GTVT sẽ báo cáo trình Thủ tướng xem xét.

Tỉnh này còn đầu tư, mở rộng các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 14, DT741, DT753, đường vành đai phía Nam….đặc biệt là ruyến tỉnh lộ DT753 đi từ trung tâm TP. Đồng thời nâng cấp mở rộng để định hướng phát triển về hướng Đông TP Đồng Xoài (Bình Phước) qua Mã Đà, xuống quốc lộ 1A thuộc tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó, Bình Phước muốn bổ sung tuyến cao tốc từ Chơn Thành - Hoa Lư để kết nối TP.HCM - Chơn Thành - Hoa Lư, điều này giúp giao thương dễ dàng với Campuchia - Lào – Myanmar.

Hạ tầng giao thông tại thành Phố Đồng Xoài
Hạ tầng giao thông tại thành Phố Đồng Xoài

3. Giá nhà đất Bình Phước hiện nay

Nhờ có nhiều lợi thế, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. BĐS Bình Phước đang trở thành điểm thu hút mới của dòng vốn đầu tư. Rất nhiều doanh nghiệp địa ốc lớn như Vingroup, Becamex IDC, FLC, HUD Nha Trang, Đại Nam, Cát Tường…đã chọn Bình Phước là nơi đầu tư.

Đầu năm 2020, giá đất thổ cư hầu hết tăng từ 40 - 50% so với năm  2019, nhất là tại các vị trí trung tâm, gần với trung tâm thương mại và những tuyến đường đẹp.

Giá đất đoạn Lê Quý Đôn từ 6 - 10 triệu/m2 tăng đến 18 - 30 triệu/m2. Đường Phú Riềng Đỏ tăng từ 18 triệu/m2 lên đến 40 - 45 triệu/m2, đường Nguyễn Huệ mới mở hiện đang có giá 20 - 25 triệu/m2. Có thể thấy từ năm 2014 đến nay, giá đất các khu vực nói trên đã tăng lên từ 250 - 300% theo tốc độ tăng trưởng tự nhiên.

Đặc biệt, giá đất tại thị trường thứ cấp của Bình Phước có mức tăng bình quân trên 10% so với trước tết. Những vị trí đẹp tăng đến 30% so với giá gốc chủ đầu tư bán ra.

Khu đô thị phức hợp - cảnh quan Cát Tường Phú Hưng tại thị trường thứ cấp, nếu nhà đầu tư mua vào từ 8 - 12 triệu/m2, thì bán ra với mức 10 - 12 triệu/m2. Những nơi có địa thế đẹp hơn mức giá lên đến trên 14 triệu/m2.

Cổng chính dự án Becamex Bình Phước
Cổng chính dự án Becamex Bình Phước

Điểm đặt biệt khi nhắc đến giá đất Bình Phước, đó chính là dự án Becamex Bình Phước, với giá bán hiện nay 650 triệu/150m2 (năm 2020). Đây là dự án có quy mô khủng nhất tại Bình Phước với tổng diện tích rộng 4.600 Ha, toạ lạc  thị trấn Chơn Thành và 3 xã của huyện Chơn Thành (xã Minh Thành, Thành Tâm, Nha Bích), tổng vốn đầu tư khoảng 21.256,5 tỷ đồng (Gần 1 tỷ USD).

Giá bán dự án Khu dân cư Đại Nam Bình Phước chỉ 650 triệu đồng/nền, dự án có quy mô 96,7ha toạ lạc ngay xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Lời khuyên: Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Chơn Thành (Bình Phước), đặc biệt là ở phân khúc đất nền giao dịch khá sôi nổi, hàng loạt công ty lớn nhỏ đổ bộ về đây để phân lô bán nền và cũng không khó để có thể tìm kiếm một lô đất nền giá rẻ. Tuy nhiên, khi nhà đầu tư giao dịch tại đây cần nên lưu ý về "nguồn gốc sử dụng đất". Bởi đa số các dự án phân lô bán nền trên địa bàn thị trấn Chơn Thành có nguồn gốc từ đất nông nghiệp hoặc đất trồng cây lâu năm được chuyển đổi mục đích sang đất thổ cư.

Trên đây là một vài thông tin về tiềm năng bất động sản của Bình Phước, mặt dù không tăng chóng mặt như những nơi khác nhưng có thể thấy tỉnh Bình Phước đang có sự phát triển vượt trội.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại Bình Phước