Thông tin đầu tư

Cập nhật giá đất và giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm ở cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Đây cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Không chỉ có sự phát triển về kinh tế, Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang là tỉnh có tiềm năng rất lớn về bất động sản. Vậy vị trí, giao thông và giá đất tại đây như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Cập nhật giá đất và giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Cập nhật giá đất và giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Tổng quát về Bà Rịa - Vũng Tàu

Được thành lập vào năm 1991, Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển, thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam có diện tích 1.980,8 km². Từ đây, người dân có thể kết nối thuận lợi với TP.HCM và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt vì có vị trí tiếp giáp thuận lợi. Cụ thể như sau:

+ Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Điều này giúp cho Bà Rịa có thể phát triển mạnh mẽ kinh tế biển.

+ Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho giá đất của Vũng Tàu trở nên đắt đỏ.

+ Phía Nam giáp với Biển Đông, tạo nên một Bà Rịa sôi động và phát triển trong các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển.

+ Phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai.

Với địa thế như kể trên, Bà Rịa trở thành tỉnh được đầu tư để phát triển kinh tế. Không chỉ vậy đây cũng là mảnh đất thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản.

Trên thực tế, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh khi có 1 đô thị loại I là thành phố Vũng Tàu), 1 đô thị loại II chính là thành phố Bà Rịa). Ngoài ra còn có 1 đô thị loại IV (thị xã Phú Mỹ), và 6 đô thị loại V (các thị trấn: Ngãi Giao, Long Điền, Đất Đỏ, Long Hải, Phước Hải, Phước Bửu).

Bên cạnh đó, đây là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam nên Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ đầy đủ những yếu tố để có thể phát triển lĩnh vực cảng biển và du lịch. Chính vì vậy lượng dân nhập cư tại đây cũng rất lớn, dẫn đến nhu cầu nhà ở cao.

Giao thông tại Bà Rịa - Vũng Tàu là đòn bẩy tăng giá trị bất động sản
Giao thông tại Bà Rịa - Vũng Tàu là đòn bẩy tăng giá trị bất động sản

Quy hoạch giao thông tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Tại Vũng Tàu hệ thống giao thông giữa các huyện thị được kết nối hoàn chỉnh. Với 8 làn đường, QL 1A chạy qua tỉnh Bà Rịa trải dài gần 50 km thật sự tiện lợi giúp cho việc lưu thông của người dân trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là điểm nhấn, dài 77,6 km chạy song song với QL 1A. Khi tuyến đường này đưa vào khai thác, sẽ kỳ vọng và góp phần giảm tải cho Quốc Lộ 51 và tránh ùn tắc giao thông vì tuyến cao tốc này có tới 6 làn xe. Dự tính trước năm 2020 đoạn Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến Trảng Bom, Đồng Nai, Bến Lức - Long An đến cuối trục Bắc - Nam (TP HCM) sẽ hoàn thành.

Xem lại: Tiến độ xây dựng dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

Tuyến đường Liên Cảng Cái Mép Thị Vải
Tuyến đường Liên Cảng Cái Mép Thị Vải

Tỉnh còn đầu tư mở rộng cho tuyến QL 51, đây là nơi tập trung 15 khu công nghiệp và tuyến QL 56 là tuyến tránh thành phố Bà Rịa. Hai tuyến đường này sẽ rút ngắn được quảng đường vận chuyển tại các khu công nghiệp ra bến cảng. Đồng thời giúp kết nối các khu vực kinh tế trọng yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Sở Giao thông – vận tải Bà Rịa- Vũng Tàu tiếp tục đầu tư các tuyến giao thông trọng yếu như quốc lộ 56 - tuyến tránh thành phố Bà Rịa. Ngoài ra đầu tư mới các tuyến đường 991B, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, Phước Hòa - Cái Mép để cải thiện tình hình giao thông.

Xem lại: Tiến độ trục đường 991B nối cảng Cái Mép & QL51 đang đến đâu?

Sơ đồ quy hoạch tuyến đường 991B
Sơ đồ quy hoạch tuyến đường 991B

Bên cạnh đó, Ttuyến đường Vành đai 4 được quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố Bà Rịa, tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Xem lại: Tiến độ Vành Đai 3, Vành Đai 4, cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Giao thông khu vực Bà Rịa nhộn nhịp và nhanh chóng hơn nhờ có nhiều tuyến xe buýt liên tỉnh như 08 (Bình Châu – La Gi (Bình Thuận), 611 (Ngã Tư Vũng Tàu (Biên Hòa) – Vũng Tàu), 15 (Dầu Giây  – Hòa Hiệp),…giúp cho việc di chuyển đến các tỉnh khách từ Vũng Tàu dễ dàng hơn.

Còn tại Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa -  Vũng Tàu chi 200 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông trên các tuyến đường như đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (tỉnh lộ 981), tỉnh lộ 965, tỉnh lộ Phước Tân - Châu Pha. Và tỉnh lộ Mỹ Xuân-Ngãi Giao, nối huyện Tân Thành với xã Bình Giã-Xuân Sơn (huyện Châu Đức). Đồng thời các tuyến đường nội khu tại thị trấn Phú Mỹ như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Độ, Lê Duẩn cũng được mở rộng và nâng cấp.

Xem thêm: Tiềm năng phát triển bất động sản tại thị xã Phú Mỹ (Tân Thành)

Còn tại thành phố Vũng Tàu, đây là một thành phố ven biển chính vì vậy, việc đầu tư những tuyến đường sông và đường biển là điều tất yếu. Tại đây có nhiều cảng biển như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Và thành phố Vũng Tàu đang đầu tư sân bay để các máy bay thăm dò khai thác dầu khí. Tuy nhiên với sân bay Quốc tế Long Thành xây dựng tại Đồng Nai thì việc những chuyến bay quốc tế đáp ở Long Thành và hành khách muốn di chuyển về Vũng Tàu không phải là việc khó khăn.

Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Ngoài ra, Bà Rịa cũng đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son, tạo nên thuận lợi nhất định cho du khách và người dân. Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng tàu cánh ngầm để đi từ Vũng Tàu đến TP.HCM.

Cảng Cái Mép Thị Vải
Cảng Cái Mép Thị Vải

Trong tương lai gần, tỉnh sẽ có một tuyến đường sắt nối TP. HCM và Vũng Tàu với tốc độ thiết kế 160km/h. Đây chính là tuyến đường sắt Biên Hoà – Vũng Tàu. Dự án dài 95,42km gồm 12 ga với vận tốc thiết kế đi qua địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điểm nội bật tại Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh vừa chủ trương xây dựng sân bay Gò Găng với quy mô 248,5ha tại Gò Găng, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Như vậy, sắp tới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đầu tư 03 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng; sân bay Côn Đảo (đã hiện hữu).

Xem thêm: Thông tin quy hoạch sân bay Gò Găng

Giá đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Trong những năm vừa qua, giá đất tại Bà Rịa không ngừng tăng từ 30 - 50%, thậm chí tại những nơi có vị trí đẹp sẽ tăng gấp đôi. Đặc biệt là khu vực trung tâm TP. Bà Rịa hay TP Vũng Tàu, các huyện Long Điền, Tân Thành, Long Hải, Xuyên Mộc.... Theo cách chuyên gia, nguyên nhân chính giá đất tại đây tăng mạnh do sự chuyển hướng của các nhà đầu tư và tiến độ thi công hạ tầng quy hoạch giao thông như tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Quốc Lộ 56, sân bay quốc tế Long Thành..

Theo cuộc khảo sát thực tế, trong năm 2020, khu vực huyện Long Điền có giá đất tăng từ 7-13 triệu đồng/m2 lên mức 8-18 triệu đồng/m2; tại xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) có giá đất nông nghiệp từ 250.000-800.000 đồng/m2 tăng lên 1,5-2 triệu đồng/m2;

Tại trung tâm TX. Phú Mỹ giá đất từ 5-8 triệu đồng/m2 tăng lên mức 9.5-13 triệu đồng/m2… Đặc biệt, đất nền, nhà phố tại các dự án gần trung tâm như TP. Bà Rịa với giá giao dịch khoảng 35-40 triệu đồng/m2. So với 2 năm trước, giá đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng gấp đôi.

Đất mặt tiền đường tỉnh lộ 44A trong năm 2019 có mức giá giao dịch trung bình 11 - 12 triệu đồng/m2, đến hiện tại đã tăng lên 19 triệu đồng/m2. Nhiều doanh nghiệp có dự án vừa mở bán xong, chỉ một thời gian ngắn sau, giá trên thị trường thứ cấp đã được đẩy tăng tới 50%.

Một vài dự án có giá tăng ngất ngưỡng sau khi chủ đầu tư mở bán như: dự án Golden Central Park được tung ra vào giữa năm 2018 với mức giá 7 - 9 triệu đồng/m2, mức giá giao dịch hiện này là 12 - 17 triệu đồng/m2, giá thị trường hiện nay khoảng 19 - 22 triệu/m2 (2020).

Dự án Golden City 1 ngay vòng xoay Long Điền được mở bán vào tháng 11/2018 với mức giá trung bình chỉ từ 8 triệu đồng/m2, sau một thời gian mức giá trên thị trường thứ cấp trung bình từ 13 - 15 triệu đồng/m2. Và giá năm 2020 của dự án Baria City Gate và dự án Baria Citi có mức giá tăng từ 15 - 20%,…

Hoặc dự án Moon Lake công bố tháng tháng 12/2018 với mức giá trung bình 10 triệu đồng/m2 tăng lên 13,5 - 16 triệu đồng/m2. Và hiện nay, năm 2020 giá chuyển nhượng khu vực này lên đến 14 - 18 triệu/m2.

Bảng giá một số dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu năm 2020 (Nguồn Internet)

Về bảng giá các loại đất trong giai đoạn (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng vừa được công bố theo Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND. Cụ thể, 3 nhóm đất chính cần điều chỉnh tăng giá từ 10 - 15% so gồm: Đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất rừng.

Riêng thành phố Vũng Tàu sẽ áp dụng khung giá tối đa là 300.000 đồng/m2, địa phương còn lại được xác định theo tỷ lệ 0,9 khung giá tối đa (TP. Bà Rịa); 0,8 khung giá tối đa (TX. Phú Mỹ); 0,7 khung giá tối đa (huyện Côn Đảo)… 

Đất ở khu vực đô thị được điều chỉnh tăng từ 1 - 2 lần tùy từng khu vực. Riêng huyện Đất Đỏ và huyện Côn Đảo được điều chỉnh tăng 1,2 - 1,8 lần đối với đất ở khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

Xem thêm: Thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Trên đây là một vai thông tin về giao thông và giá đất của Bà Rịa. Như chúng ta cũng thấy, các dự án tại TP. Bà Rịa hầu hết đều có giá tăng khá cao thời gian qua, Ngoài đất dự án thì đất dân cư tại nhiều khu vực khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng giá.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email