Bạn đang tìm kiếm bản đồ Quận Bình Thạnh khổ lớn hay bản đồ hành chính các Phường tại Quận Bình Thạnh, nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất, ranh giới địa lý tại Quận Bình Thạnh
Chúng tôi Invert tổng hợp chia sẻ về bản đồ quận Bình Thạnh phóng to. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ thông tin kinh tế, giao thông và "quá trình hình thành và phát triển của Quận Bình Thạnh".
Sơ lược về Quận Bình Thạnh
Tháng 6/1976, Quận Bình Thành được thành lập với vị trí chiến lược quan trọng, diện tích đất tự nhiên khoảng 20,78 km², nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc TPHCM. Khu vực này với lợi thế là điểm đầu mối giao nhau các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13. Đây là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.
Trên địa bàn Quận Bình Thạnh rất phát triển về đường thuỷ, vì trên địa bàn Quận có sông Sài Gòn và nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... Góp phần tạo thành một hệ thống đường thủy lưu thông cho xuồng hay ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực và giao thương với các quận lân cận một cách thuận tiện.
Quận Bình Thạnh nằm ở phía Đông bắc của Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới sông Sài Gòn
- Phía tây giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp
- Phía nam giáp Quận 1 với ranh giới kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
- Phía bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 12 (qua sông Vàm Thuật).
Quận Bình Thạnh được chia làm 20 phường gồm: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14 , 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28. Dân số năm 2019 khoảng 499.164 người. Mật độ dân số đạt 24.021 người/km².
Bản đồ hành chính Quận Bình Thạnh khổ lớn
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Quận Bình Thạnh
Vị trí nằm cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố
Quận Bình Thạnh nằm ở vị trí thuận lợi là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, giáp với nội đô-cùng với sức phát triển của mình, Bình Thạnh sớm được biết đến với tư thế là trung tâm tỉnh lỵ Gia Định cũ.
Điều đó không chỉ được thể hiện bởi những công trình kinh tế-văn hoá được mở mang mà còn là nơi nhân dân Bình Hòa - Thạnh Mỹ Tây đã thể hiện tinh thần yêu nước, cách mạng, đoàn kết, dũng cảm, kiên cường qua các thời kỳ lịch sử, trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
Nếu Cầu Sơn, Bình Hòa, Lăng Ông, Bà Chiểu, Thị Nghè là sự minh chứng cho một thời khai phá vẻ vang của thế kỷ 18, 19 thì mặt trận Thị Nghè, Cầu bông, trận đánh Đồng Ông Cộ…gắn liền với những chiến công oanh liệt của Bình Thạnh trong thế kỷ 20 hào hùng.
Lịch sử của Quận Bình Thạnh
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà – Thạnh Mỹ Tây và bên cạnh là ngành chăn nuôi và đánh cá.
Duới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vốn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng đối với vị trí địa lý thuận lợi của nhiều đuờng giao thông thủy bộ quan trọng, trung tâm tỉnh lỵ Gia Định.
Thời công nghiệp, thương nghiệp có điều kiện phát triển và mở rộng.Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có thay đổi .
Sau năm 1975, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch.
Nhìn chung 29 năm qua, kể từ ngày quận Bình Thạnh chính thức được thành lập, Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn đã nổ lực không ngừng xây dựng và phát triển quận nhà, để dần trở thành là một trong những quận trung tâm của Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại.
Vượt qua bao khó khăn thử thách của thời kỳ đổi mới, Bình Thạnh luôn giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hệ thống chính trị được xây dựng vững chắc và thường xuyên củng cố-trụ vững trong lòng dân. Phát triển đô thị, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá là tiền đề để thúc đẩy kinh tế quận nhà vươn lên, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của Thành phố.
Ngành Thương mại - dịch vụ ngày càng rõ thế mạnh hàng đầu và tăng trưởng mạnh. Nhờ tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân Bình Thạnh được cải thiện, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo; hầu hết con em trong độ tuổi đều được đến trường học tập; 100% đường giao thông trong nội bộ khu dân cư được bê tông hoá.
Với mức phát triển kinh tế-xã hội của quận hiện nay chưa thể gọi là cao để thoả nguyện với mục tiêu dân giàu, nước mạnh song rõ ràng đó là sự phát triển có hiệu quả trong suốt quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và nhân dân quận Bình Thạnh.
Kinh tế của Quận Bình Thạnh
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá.
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ. Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.
Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi. Nhưng vào thập niên 70, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp.
Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng, sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.
Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa , cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch . Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai.
Văn hóa - xã hội tại Quận Bình Thạnh
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại.
Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập