Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chính đất nước Síp (Cyprus) Map) Khổ lớn, Phóng to (2024)

INVERT cập nhật mới và đầy đủ các File về bản đồ hành chính đất nước Síp chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích cần tìm.

1. Giới thiệu đất nước Síp

Vị trí địa lý: Quốc đảo nằm ở phía đông Địa Trung Hải, cách Thổ Nhĩ Kỳ 70 km về phía Bắc, Cách Xy-ri 110 km về phía đông, cách Hy Lạp 800 km về phía tây. Tọa độ: 35000 vĩ bắc, 33000 kinh đông. 

Diện tích: 9.250 km

Thủ đô: Ni-cô-xia (Nicosia) 

Lịch sử: Tháng 2-1959, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Anh và đại diện 2 cộng đồng người Síp đàm phán trao trả độc lập cho Síp và thành lập nước cộng hòa bao gồm 2 cộng đồng trong đó Tổng thống là người gốc Hy Lạp và Phó Tổng thống là người gốc Thổ. Trước đây Síp thuộc đất Hy Lạp. Từ năm 1571 đến 1878, Síp bị Thổ Nhĩ Kỳ, Anh thống trị. Tháng 12-1963, cuộc xung đột quân sự giữa hai cộng đồng người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ diễn ra gay gắt, làm cho tình hình chính trị ở Síp lâm vào khủng hoảng. Sau cuộc đảo chính năm 1974 của một số sĩ quan người Síp gốc Hy Lạp mưu toan sáp nhập Síp vào Hy Lạp thất bại, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân đội vào chiếm đóng 40% lãnh thổ Síp. Năm 1975, những người Síp gốc Thổ thành lập nhà nước liên bang và thông qua hiến pháp riêng. Năm 1983, họ lại tuyên bố thành lập "Cộng hòa Thổ ở miền Bắc Síp". Từ đây Síp bị chia cắt thành 2 nửa. Cho đến nay mặc dù cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực giúp đỡ giải quyết nhưng tình trạng chia cắt vẫn tiếp tục do hai bên vẫn còn nhiều bất đồng trên một số vấn đề then chốt.

Quốc khánh: 1-10 (1960)

Khí hậu: Ôn đới, Địa Trung Hải, mùa hè khô, nóng và mùa đông mát, ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 10 - 150C, tháng 7: 25 - 350C. Lượng mưa trung bình: 1.300 mm.

Địa hình: Đồng bằng ở giữa; các dãy núi ở phía bắc và phía nam đảo; ven biển phía nam có một số đồng bằng nhỏ.

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng, pyrit, amiăng, thạch cao, gỗ, muối, đá cẩm thạch, đất hiếm.

Dân số: 1,1412 triệu người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Người Hy Lạp chiếm 78% (99,5% sống trong vùng của người Síp gốc Hy Lạp, 0,5% sống trong vùng của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ); người Thổ Nhĩ Kỳ - 18% (1,3% sống trong vùng người Síp gốc Hy Lạp, 98,7% sống trong vùng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ); các dân tộc khác - 4%.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; tiếng Anh cũng thông dụng.

Tôn giáo: Đạo Chính thống (78%), Đạo Hồi (18%), tôn giáo khác (4%).

Kinh tế: Nền kinh tế Síp dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ đặc biệt là ngành du lịch. Các hoạt động kinh tế được phân theo vùng: vùng miền Nam (Hy Lạp) do Chính phủ Síp quản lý, miền Bắc do người Síp gốc Thổ quản lý. Nền kinh tế của khu vực người Síp gốc Hy Lạp tương đối phát triển. Người Síp gốc Thổ chiếm khoảng 1/5 số dân và GDP theo đầu người bằng 1/3 so với miền Nam. Nền kinh tế vùng người Síp gốc Thổ phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và dịch vụ của Chính phủ, nơi thu hút khoảng một nửa lực lượng lao động.

  • Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, đồ uống, dệt, hóa chất, các sản phẩm kim loại, du lịch, các sản phẩm gỗ.
  • Sản phẩm nông nghiệp: Khoai tây, cam quýt, rau xanh, lúa mạch, nho, ô liu...

Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Síp (CYP); 1 CYP = 0.3937 USD (2008).

Văn hóa: Âm nhạc dân gian truyền thống của Cộng hòa Síp có nhiều điểm chung với âm nhạc dân gian Hy Lạp, gồm các điệu nhảy như sousta, syrtos, zeibekikos, tatsia, và kartsilamas. Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc dân gian Síp là violin ["fkiolin"], đàn luýt ["laouto"], accordion, và sáo Síp "pithkiavlin". Cũng có một hình thức thơ âm nhạc được gọi là "chattista", thường được trình diễn tại các lễ hội và sự kiện truyền thống.

Về ẩm thực, phó mát Halloumi hay Hellim có nguồn gốc ở Síp và lần đầu tiên được sản xuất thời Trung Cổ Byzantine, sau đó trở nên nổi tiếng ở toàn bộ Trung Đông. Các đồ đặc sản khác của hòn đảo là thịt ướp trong rau mùi khô, các loại hạt và rượu, và cuối cùng là các loại thực phẩm khô và hun khói. Các loại rau củ tươi là sản phẩm thường thấy trong ẩm thực Síp. Các loại trái cây và quả thường gặp nhất là lê, táo, nho, cam, quýt, xuân đào, sơn trà, mâm xôi, anh đào, dâu tây, vả, dưa hấu, dưa, lê tàu, chanh, hồ trăn, quả hạnh, hạt dẻ, óc chó, hazelnut.

Giáo dục: Cộng đồng nói tiếng Hy Lạp và cộng đồng nói tiếng Thổ có hai hệ thống giáo dục riêng biệt. Bộ Giáo dục quản lý hệ thống giáo dục của người Síp gốc Hy Lạp. Sáu năm học tiểu học bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, và sau đó là 6 năm trung học. Học sinh có thể vào Trường Đại học Síp hay các trường sư phạm, kỹ thuật và dạy nghề.

Các thành phố lớn: Nicosia, Limassol, Famagusta...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế EBRD, ECE, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Bãi biển, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng nghệ thuật dân gian quốc gia, cung điện Bi-dăng-tin, Ô-lim-pơ...

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 1/12/1975

2. Bản đồ hành chính nước Síp khổ lớn 

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

3. Bản đồ Google Maps của nước Síp

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh