INVERT cập nhật mới và đầy đủ các File về bản đồ hành chính đất nước Serbia chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích cần tìm.
1. Giới thiệu đất nước Serbia
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Âu, trên bán đảo Ban-căng, giáp Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Crôa-ti-a, Bô-xni-a – Héc-xê-gô-vi-na, Ma-xe-đô-ni-a, Môn-tê-nê-grô và An-ba-ni.
Diện tích: 88.412 km2
Thủ đô: Bê-ô-grát (Beograde)
Lịch sử: Xéc-bi-a đã 3 lần tham gia Liên bang Nam Tư, tháng 12-1918, Vương quốc Xéc-bi-a – Crôa-ti-a – Xlô-vê-ni-a được thành lập lần thứ nhất. Ngày 29-11-1945, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Cộng hòa nhân dân Liên bang Nam Tư được thành lập. Đến năm 1963, đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư, Cộng hòa Xéc-bi-a cùng 5 nước khác cũng tham gia Liên bang. Cuối thập kỷ 90, lần lượt các nước cộng hòa trong Liên bang Nam Tư là Xlô-vê-ni-a, Crôa-ti-a, Bô-xni-a – Héc-xê-gô-vi-na và Ma-xe-đô-ni-a tuyên bố độc lập. Hai nước Xéc-bi-a và Môn-tê-ne-grô thỏa thuận thành lập Liên bang Nam Tư mới (4-1992). Ngày 4-2-2003, Quốc hội Nam Tư thông qua Hiến pháp mới thành lập nước Xéc-bi-a vàMôn-tê-nê-grô, Nhà nước Liên bang chỉ nắm lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng. Sau 3 năm, ngày 21-5-2006, Môn-tê-nê-grô tổ chức trưng cầu ý dân tách khỏi Xéc-bi-a, Liên bang Nam Tư hoàn toàn tan rã.
Tình hình chính trị, xã hội ở Xéc-bi-a gần đây vẫn tiếp tục bất ổn. Tỉnh Cô-xô-vô với số dân khoảng 2 triệu người, trong đó 90% là người gốc An-ba-ni, chiếm 15% lãnh thổ Xéc-bi-a tiếp tục đấu tranh đòi tách khỏi Xéc-bi-a để trở thành quốc gia độc lập. Kế hoạch này được Mỹ, EU ủng hộ, còn Xéc-bi-a và Nga kiên quyết phản đối vì cho rằng vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Xéc-bi-a, trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Quốc khánh: 15/2
Khí hậu: Phía bắc khí hậu lục địa, mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mưa phân bố không đồng đều; miền Trung và miền Nam có khí hậu Địa Trung Hải.
Địa hình: Phía bắc là các đồng bằng phì nhiêu, phía đông là vùng núi đá vôi, phía đông nam là đồi núi.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, than, sắt, đồng, chì, kẽm, nhôm, magiê, angtimoan, niken...
Dân số: 10,15 triệu người (2012)
Các dân tộc: người Xéc-bi: 75%, người An-ba-ni: 15%, người Hung-ga-ri: 4%, người Bô-xni-a: 2%...
Ngôn ngữ chính: Tiếng Xéc-bi-a; tiếng An-ba-ni, tiếng Hung-ga-ri cũng được sử dụng.
Tôn giáo: Chính thống giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo.
Kinh tế: Sau khi Liên bang tan rã nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, Xéc-bi-a phấn đấu gia nhập EU nhưng luôn bị Mỹ và các nước EU gây sức ép buộc chấp nhận các điều kiện của họ đưa ra, mặt khác Xéc-bi-a cũng tăng cường giao lưu, mở rộng phát triển quan hệ kinh tế với Nga và các nước láng giềng phá thế bao vây cô lập. Năm 2006, GDP của Xéc-bi-a đạt 19,9 tỷ USD, thu nhập bình quân trên đầu người là 4.400 USD; lạm phát: 15,5% và thất nghiệp: 31,6%.
- Sản phẩm công nghiệp: Phương tiện vận tải, máy nông nghiệp, kim loại, sản phẩm dầu mỏ, hóa chất.
- Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, hoa quả, ô liu, gia súc.
Văn hóa: Xéc-bi-a có tám địa điểm văn hoá được xếp hạng trong danh sách địa điểm di sản thế giới của UNESCO: các tu viện Stari Ras và Sopoćani (được đưa vào năm 1979), Tu viện Studenica (1986), Khu phức hợp Xéc-bi-a Trung cổ tại Kô-xô-vô, gồm: Tu viện Dečani, Our Lady of Ljeviš, Gračanica và Khu giáo trưởng Pec (2004, đưa vào danh sách gặp nguy hiểm năm 2006), và Gamzigrad – Romuliana, Cung điện Galerius, được đưa vào năm 2007. Tương tự, có 2 công trình tưởng niệm văn hoá được đưa vào danh sách của UNESCO như một phần của Chương trình Tưởng niệm Thế giới: Phúc âm Miroslav, viết tay từ thế kỷ 12 (được đưa vào năm 2005), và thư khố của Nikola Tesla (2003).
Bảo tàng nổi tiếng nhất tại Xéc-bi-a là Bảo tàng Quốc gia, được thành lập năm 1844; nó lưu giữ bộ sưu tập hơn 400,000 vật trưng bày, (hơn 5600 bức tranh và 8400 bản in và bản vẽ) gồm nhiều bộ sưu tập hàng đầu từ nước ngoài và cuốn Miroslavljevo Jevanđelje. Hiện bảo tàng đang được xây dựng lại. Bảo tàng nằm tại Belgrade.
Đơn vị tiền tệ: Dina
Tham gia các tổ chức quốc tế: ABEDA, BIS, EBRD, FAO, IAEE, IBRD, ICAO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, IPU, ISO...
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 10/3/1957
2. Bản đồ hành chính nước Serbia khổ lớn
3. Bản đồ Google Maps của nước Serbia
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập