Lời khuyên

Vi bằng là gì? Vụ việc vi bằng Đoàn Di Băng là gì?

Hiện nay, chúng ta thường nghe nói Thừa phát lại lập vi bằng, mua bán nhà đất có sổ đỏ chung, hoặc chưa có sổ qua vi bằng rất phổ biển. Vì giá rẻ hơn thị trường. Vậy vi bằng là gì? Có nên mua nhà đất vi bằng không? Vụ việc Đoàn di Băng lập vi bằng là như thế nào? Hãy cùng INVERT tìm hiểu và giải đáp thắc mắc thông qua bài viết sau.

Hình ảnh Vi bằng hiện nay
Hình ảnh Vi bằng hiện nay

Vi bằng là gì?

Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận hành vi hay sự kiện, thường vi bằng được dùng làm chứng cứ trong xét xử. Hiểu đơn giản Vi bằng là do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, ghi nhận sự việc đúng thực tế. Vì vậy, hiểu đúng vi bằng là văn bản có giá trị chứng cứ, không phải là hợp đồng hay giao dịch mua bán.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng cho các sự kiện và hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ khi vi phạm quy định về an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội hoặc pháp luật cấm. Ngoài thừa pháp, thẩm phán hòa giải, nhân viên công lực, chưởng kế và phụ tá công lý cũng có thể lập vi bằng. Vi bằng là bằng chứng có giá trị để tòa án xem xét trong quá trình giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, rất nhiều người cho rằng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng hay thuật ngữ “vi bằng công chứng Thừa phát lại”. Đây là nhận định sai lầm. Vì pháp luật không công nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Chỉ có duy nhất vi bằng do Thừa phát lại lập, còn văn băn công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Có nên mua nhà đất qua công chứng vi bằng không?

Một số thông tin cần nắm khi lập vi bằng

1. Giá trị pháp lý của vi bằng

Vi bằng không thể thay thế cho văn bản công chứng, chứng thực hay các văn bản hành chính khác.

Vi bằng được coi là bằng chứng để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đây cũng là căn cứ để thực hiện các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Các trường hợp nên lập vi bằng

Các trường hợp nên lập vi bằng:

  • Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất hoặc cưỡng chế thi hành án.
  • Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
  • Ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
  • Ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
  • Ghi nhận việc đặt cọc và gửi giữ tài sản.
  • Ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.
  • Việc lập vi bằng giúp ghi nhận chính xác các thông tin quan trọng, hạn chế tranh chấp và giải quyết một số vấn đề pháp lý.

3. Các trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng

Đối với việc lập vi bằng, Thừa phát lại không được phép thực hiện trong những trường hợp sau đây:

  • Liên quan đến quyền lợi cá nhân của bản thân hoặc của những người thân của mình, bao gồm: vợ, chồng, con ruột, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại hoặc của vợ/chồng của Thừa phát lại, cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  • Vi phạm quy định về an ninh, quốc phòng, bao gồm: xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước; phát tán tin tức, tài liệu hoặc vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra vào đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của các công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
  • Vi phạm quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung của vi bằng gồm những gì?

Quy định nội dung vi bằng được rõ ràng tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

- Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

- Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Lưu ý:

- Vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt

- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

- Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

5. Làm sao để có được vi bằng?

Để có được vi bằng thừa phát lại, cần thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

- Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và lập vi bằng, ghi chép đầy đủ thông tin và hành vi trong vi bằng theo cách khách quan, trung thực. Nếu cần, Thừa phát lại có thể mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

  • Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu đó.
  • Thừa phát lại phải giải thích rõ giá trị pháp lý của vi bằng cho người yêu cầu, và người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

- Vi bằng phải được Thừa phát lại ký và đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại trên từng trang, ghi vào sổ vi bằng theo mẫu quy định bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

- Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như văn bản công chứng.

- Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng. Sau đó, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng.

6. Chi phí lập vi bằng là bao nhiêu?

Chi phí lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản của vợ chồng thường dao động từ 4,000,000đ đến 6,000,000đ. Tuy nhiên, chi phí này có thể cao hơn nếu nội dung ghi nhận nhiều tài sản, bao gồm cả động sản và bất động sản. Điều này là do quá trình lập vi bằng đòi hỏi sự chính xác, chi tiết và công phu trong việc kiểm tra và ghi nhận tất cả các tài sản liên quan. 

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí lập vi bằng bao gồm địa điểm, kinh nghiệm của người lập vi bằng và phạm vi công việc được yêu cầu. Có điều, việc lập vi bằng là rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan đến tài sản. Đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến quyền sở hữu và chia tài sản trong trường hợp ly dị.

Vụ việc vi bằng Đoàn Di Dăng là gì?

Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao với tin đồn về doanh nhân Quốc Vũ - chồng của Đoàn Di Băng - bị cho là có con riêng. Tin đồn này còn nói rằng ông xã Đoàn Di Băng có con trai với bảo mẫu K. trong gia đình. Tuy nhiên, vợ chồng Đoàn Di Băng đã nhanh chóng phủ nhận và khẳng định đó là thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến danh dự của cả hai và của bảo mẫu K.

Ngay sau khi ồn ào về tin đồn được lan truyền trên mạng xã hội, doanh nhân này đã cùng vợ Đoàn Di Băng đến văn phòng luật sư vào ngày 7/5 để giải quyết vấn đề. Đến hôm nay, Đoàn Di Băng chia sẻ trên trang cá nhân rằng cô đã lập vi bằng để kiện những người đã tung tin sai sự thật. Gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của cả hai vợ chồng và những người liên quan.

Trên trang cá nhân của mình, Đoàn Di Băng chia sẻ loạt ảnh làm việc với nhân viên văn phòng luật để thu thập bằng chứng và làm vi bằng để kiện tụng. Cô cũng trả lời câu hỏi của người hâm mộ về việc lập vi bằng: "Vậy là hù dữ chưa? Chục cuốn, đông à".

Đoàn Di Băng lập vi bằng để kiện những người đã tung tin đồn thất thiệt.
Đoàn Di Băng lập vi bằng để kiện những người đã tung tin đồn thất thiệt.

Trước đó, bảo mẫu K. - người đã gắn bó với gia đình Đoàn Di Băng trong nhiều năm đang chuẩn bị cho đám cưới của mình. Tuy nhiên, khi Đoàn Di Băng đang bận rộn chuẩn bị cho sự kiện này, thì tin đồn về chuyện ông xã cô có con riêng với bảo mẫu này đã lan truyền trên mạng xã hội.

Khi tin đồn được nổ ra, Đoàn Di Băng và doanh nhân Quốc Vũ đã phản đối gay gắt tin đồn về việc ông xã của Di Băng có con riêng với bảo mẫu K. Trong bức xúc của mình, Di Băng nói rằng tin đồn này đã bôi nhọ danh dự của mình và yêu cầu các tác giả phải chịu trách nhiệm: "Cái gì cũng có giới hạn của nó. Các bạn đã đi quá giới hạn rồi. Tội bôi nhọ danh dự người khác không chỉ xin lỗi là xong đâu nhé".

Trong khi đó, Quốc Vũ cũng lên tiếng và đặt câu hỏi: "Sao tụi em lại dựng chuyện động trời như vậy? Ba tụi nó cặp bồ, rồi ba tụi nó dắt bồ về hành hung tụi nó, rồi đến hôm nay là ba tụi nó có con riêng với bà vú, người tụi nó thương yêu. Anh hiền lắm, nhưng đã làm con anh tổn thương thì mình vào việc vậy."

Đoàn Di Băng khẳng định bảo mẫu K. là người rất gần gũi, thân thiết và được coi như chị em trong gia đình.
Đoàn Di Băng khẳng định bảo mẫu K. là người rất gần gũi, thân thiết và được coi như chị em trong gia đình.

Có nên mua nhà đất qua công chứng vi bằng không?

Ưu điểm khi mua nhà đất qua vi bằng: Giá nhà đất rẻ hơn thị trường, phụ hợp tài chính mỗi người nhưng rủi ro...

Hiện nay, vi bằng trong mua bán nhà đất thường dùng để lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp của hai bên. Đây không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua hay cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người mua.

Không nên mua nhà đất chưa đủ điều kiện giao dịch, hay mua bán bằng giấy tay vì các giao dịch trên chỉ có giá trị chứng cứ chứng minh 02 bên có thực hiện giao dịch. Đây là cơ sở để tòa án giải quyết khi có tranh chấp.

Vi bằng nhà đất là bằng chứng trong tố tụng, không phải là giao dịch mua bán nhà, đất. Việc hiểu sai giá trị chứng cứ của vi bằng thì người giao tiền sẽ nhận rủi ro.

Khi giao dịch có tranh chấp hoặc đổi ý của các bên thì việc đòi lại tiền nông, tài sản đã giao sẽ rất phức tạp và khó khăn.

Kết luận, hiểu đúng vi bằng hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả vi bằng mua bán nhà đất. Đây là một bằng chứng chứng minh có giao dịch và thoả thuận hai bên.

 

Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc vi bằng là gì và vụ việc vi bằng Đoàn Di Băng là gì. Từ đó, cẩn trọng hơn với những phát ngôn của mình cũng như mua nhà đất qua công chứng vi bằng để đảm bảo tài sản của bản thân.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: vi bằng đoàn di dăngnhà vi bằng la gìvi bằng đất là gìtại sao phải lập vi bằngmua bán vi bằng là gìthừa phát lại la gìthừa phát lại lập vi bằng là gìchi phí lập vi bằng la gìsổ chứng vi bằng là gì
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email