Văn học

Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức & Ví dụ

Là một thuật ngữ tương đối quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của thực tiễn cũng như vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Vì vậy, chúng tôi INVERT xin phép được chia sẻ những thông tin về thực tiễn và ví dụ cụ thể trong bài viết dưới đây!

 1. Thực tiễn là gì?

Theo quan điểm đã ghi nhận của chủ nghĩa Mác Lênin, thực tiễn về bản chất là toàn bộ những hoạt động có mục đích, mang tính xã hội và lịch sử của con người nhằm đem đến những thay đổi nhất định cho tự nhiên và xã hội.

Ví dụ 1: Hoạt động gặt lúa, làm việc của người dân chính là những hoạt động thực tiễn, tạo ra sự thay đổi cho tự nhiên và xã hội. Hoạt động tham gia các buổi tọa đàm, bầu cử, hội nghị… cũng là hoạt động thực tiễn đem đến sự thay đổi về chính trị xã hội.
Ví dụ 2: Để chống lại Covid 19, nhiều nước đã cố gắng sản xuất ra vaccine chống thứ bệnh này. => Xuất phát từ thực tiễn bệnh dịch đang có chiều hướng nghiêm trọng, nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các loại vaccine để cứu con người khỏi tay loại dịch này.
Ví dụ 3: Để bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy... Việc tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường.
Ví dụ 4: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mọi người đã tạo ra chiếc của cách âm, các vật liệu cách âm.

2. Những biểu hiện của thực tiễn

Nhìn chung, thực tiễn được biểu hiện trong cuộc sống tương đối đa dạng về cả mặt hình thức và cách thức thực hiện. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tổng thể thì chúng ta có thể chia hoạt động thực tiễn thành 3 hình thức cơ bản bao gồm:

Hoạt động sản xuất vật chất

Đây là những hoạt động cơ bản nhất và xuất hiện đầu tiên nhất của thực tiễn. Trong các hoạt động này, con người sẽ sử dụng công cụ lao động và sức lao động để tác động vào tự nhiên, từ đó tạo ra những của cải vật chất, điều kiện thiết yếu nhằm du trì sự tồn tại cũng như phát triển của bản thân, của xã hội.

Hoạt động chính trị xã hội

Đây là những hoạt động thực tiễn mang tính cộng đồng. Các tổ chức sẽ kết nối những người khác nhau trong xã hội, từ đó thảo luận, làm việc và góp phần cải biến mối quan hệ trong xã hội. Từ đó thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội.

Thực nghiệm khoa học

Khác với hoạt động sản xuất vật chất thông thường, thực nghiệm khoa học được tính là hình thức tương đối đặc biệt của thực tiễn. Đây là những hoạt động được tiến hành thực hiện trong điều kiện cụ thể do con người tạo ra. Những điều kiện này có thể mô phỏng giống, gần giống hoặc lặp lại các trạng thái của tự nhiên, xã hội nhằm mục tiêu tìm ra những quy luật của về sự phát triển và biến đổi của những đối tượng được nghiên cứu.

3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Có thể nói rằng, thực tiễn là những hoạt động liên quan mật thiết và có vai trò quan trọng với nhận thức. Những điều này thể hiện ở việc thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục đích và cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra những chân lý khách quan. Cụ thể, vai trò của thực tiễn với nhận thức sẽ được thể hiện như sau:

Thực tiễn với vai trò là cơ sở của nhận thức

Thực tiễn sẽ đóng vai trò đề ra những nhiệm vụ, nhu cầu cũng như cách thức và khuynh hướng phát triển của nhận thức. 

Con người luôn có nhu cầu, mong muốn được giải thích những điều diễn ra trong cuộc sống và tự nhiên. Đồng thời cũng có nhu cầu được cải tạo thế giới. Vì vậy, con người phải tác động vào thiên nhiên, sự vật, hiện tượng… bằng những hoạt động thực tiễn. Những sự tác động đó khiến sự vật, hiện tượng bộc lộ được thuộc tính bản chất cũng như các mối liên hệ với nhau. Tạo ra cơ sở để nhận thức phát triển.

Thực tiễn đóng vai trò là động lực của nhận thức 

Các hoạt động thực tiễn cũng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện các giác quan, khả năng phản xạ của con người. Đồng thời tạo ra những công cụ và phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người với sự vật, hiện tượng. Từ đó đem lại động lực và kích thích những quá trình nhận thức tiếp theo. 

Chẳng hạn, vì nhu cầu nên con người đã phải thực hiện các hoạt động thực tiễn như đo diện tích, chiều dài, chiều rộng… từ đó có sự ra đời của toán học. 

Thực tiễn đóng vai trò là mục đích của nhận thức 

Mục đích cuối cùng nhận thức hướng đến là thực hiện các hoạt động thực tiễn, từ đó cải biến thế giới tốt đẹp hơn. 

Có thể nói rằng, nhận thức không chỉ đóng vai trò thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn nâng cao năng lực hoạt động của con người, từ đó đem lại hiệu quả cao. Chỉ thông qua các hoạt động thực tiễn, con người mới thể hiện được sức mạnh tri thức của mình, sự hiểu biết, các kiến thức mới tạo ra giá trị phục vụ cuộc sống. 

Thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý 

Bạn có thể hiểu đơn giản, thực tiễn chính là những hoạt động tạo nên thước đo giá trị trí thức vô hình mà con người đạt được trong quá trình nhận thức. Đồng thời, nhận thức sẽ không ngừng được bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh và phát triển qua các hoạt động thực tiễn. 

Hy vọng qua những nội dung này, bạn đọc đã hiểu thực tiễn là gì qua ví dụ cụ thể. Đồng thời hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của con người nói chung. 

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh