Chia sẻ

Những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức hay và sâu sắc nhất

Văn học Việt Nam không chỉ giới hạn ở những câu chuyện đầy huyền ảo, mà còn có cả một kho tàng những câu ca dao tục ngữ khác nhau. Cùng INVERT tham khảo ngay những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức, thành ngữ về đạo đức hay, ý nghĩa trong bài viết sau.

Tìm 20 câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức hay

Ca dao và tục ngữ về đạo đức là những câu nói dùng để chia sẻ kinh nghiệm sống, những lời răn dạy và truyền đạt phẩm chất tốt đẹp của con người. Dưới đây là 20 câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức hay, mời bạn cùng tham khảo.

Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Chết trong còn hơn sống đục.
Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay.
Điều lành thì nhớ, điều dở thì quên.
Dù đẹp tám vạn nghìn tư, mà chẳng có nết cũng hư một đời.
Đừng ham nón tốt dột mưa, đừng ham người đẹp mà thưa việc làm.
Khẩu Phật tâm xà.
Kính già yêu trẻ.
Người chết, nết còn.
Người đừng khinh rẻ người.
Sống tết, chết giỗ.
Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Uống nước chớ quên người đào mạch.
Uống nước, nhớ kẻ đào giếng.
Vô công bất hưởng lợi.
Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho.

Top 50 câu ca dao, tục ngữ về đạo đức, đạo lý làm người sâu sắc

Dưới đây là tổng hợp 50 câu ca dao tục ngữ được ông bà ta răn dạy từ ngàn xưa. Thông qua những câu ca dao tục ngữ này, bạn có thể rèn luyện kỹ năng đối nhân xử thế, hoàn thiện bản thân và sống tốt hơn mỗi ngày.

Tục ngữ về đạo đức, đạo lý làm người

Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.
Chết giả mới biết dạ anh em.
Chị ngã em nâng.
Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán.
Giận mất khôn, lo mất ngon.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Giấy rách phải giữ lề.
Hết tiền tài, hết nhân nghĩa.
Kính lão đắc thọ.
Lá lành đùm lá rách.
Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người.
Một miếng khi đói bằng gói khi no.
Nọc người bằng mười nọc rắn.
Ở hiền gặp lành.
Sông có khúc, người có lúc.
Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.
Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
Cái nết đánh chết cái đẹp. 
Trách mình trước, trách người sau.
Uống nước nhớ nguồn.

Ca dao về đạo đức

Đời người sống mấy gang tay,
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời thay cha.
Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
Đi đâu mà vội mà vàng,
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,
Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn.
Những người đói rách rạc rài,
Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.
Đời cha cho chí đời con,
Có muốn so tròn thì phải so vuông.
Sông dài thì lắm đò ngang,
Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.
Chẳng lo chi đó cười đây,
Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.
Nước trong khe suối chảy ra
Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?
Làm người cho biết tiền tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây tốt lắm chồi, người đức lắm con.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong.
Làm người ăn tối lo mai,
Việc mình hồ dễ để ai đo lường.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm.
Những người đạo đức hiền hòa
Đi đâu cũng được người ta tôn thờ.
Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu.
Anh em bốn bể là nhà
Người dưng khác họ vẫn là anh em.
Làm người phải đắn phải đo,
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ
Biết mặt người, không biết được lòng người.
Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay
Cha mẹ để của bằng non
Không bằng để đức cho con ở đời.
Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.
Làm người chẳng biết lo xa,
Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.

Tổng hợp ca dao, tục ngữ về đạo lý làm người

1. Ca dao, tục ngữ về đạo lý làm người ngắn hay

Đạo lý được coi là nguyên tắc cốt lõi của đạo đức, mang tính bao quát về lối sống, đạo đức và chân lý con người trong cuộc sống. Đạo lý làm người chia làm 15 đức tính, bao gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (Ngũ thường), Trung, Hiếu, Để, Liêm, Sỉ, Trinh và Công, Dung, Ngôn, Hạnh (Tứ đức). Đây được xem là các tiêu chuẩn đạo đức cao quý và là khuôn vàng thước ngọc để rèn luyện bản thân.

Hết tiền tài, hết tiểu nhân
Ăn coi nồi ngồi coi hướng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.
Anh hùng đa nạn, hồng nhân đa truân.
Biết đâu mà há miệng chờ ho.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Chết giả mới biết dạ anh em.
Chị ngã em nâng.
Cười người ba tháng, ai cười ba năm.
Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán.
Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm.
Đẹp nết hơn đẹp người.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
Giận mất khôn, lo mất ngon.
Giấy rách phải giữ lề.
Khôn sống, mống chết.
Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
Kính lão đắc thọ.
Lá lành đùm lá rách.
Làm việc phi pháp, sự ác đến ngay.
Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người.
Một câu nhịn là chín câu lành.
Một con ngựa đau, cả tùa bỏ cỏ.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Một miếng khi đói bằng gói khi no.
Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen.
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
Mưu thâm họa diệt thâm.
Ngu si hưởng thái bình.
Người có lúc vinh, lúc nhục.
Người ngay mắc cạn, kẻ gian vui cười.
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.
Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối.
Nọc người bằng mười nọc rắn.
Nói hay hơn hay nói.
Ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc.
Ở hiền gặp lành.
Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng.
Quân tử nhất ngôn – Tứ mã nan truy.
Sát nhân, giả tử.
Sông có khúc, người có lúc.
Sướng một lúc, khổ một đời.
Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.
Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ.
Thấy có thóc mới cho vay gạo.
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.
Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.
Thương người như thể thương thân.
Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
Tình thương quán cũng là nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.
Tốt danh hơn lành áo.
Trách mình trước, trách người sau.
Uống nước nhớ nguồn.
Xởi lởi trời cởi cho, so do trời co lại.
Yêu trẻ, trẻ đến nhà; yêu già, già để phúc.

2. Những câu tục ngữ về đạo đức, đạo lý làm người bất hủ

Những câu tục ngữ về đạo đức và đạo lý làm người đã được truyền lại từ đời này qua đời khác và vẫn được sử dụng trong cuộc sống hiện đại. Những câu nói này chứa đựng nhiều quan niệm cao đẹp về cách sống, lối suy nghĩ và đạo đức. Dưới đây là những câu tục ngữ về đạo đức, đạo lý làm người bất hủ mà INVERT đã tổng hợp được, cùng tham khảo nhé!

Ăn theo thuở, ở theo thì.
Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau.
Anh hùng đa nạn, hồng nhân đa truân.
Bỏ thì thương, vương thì tội.
Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
Chết đứng hơn sống quỳ.
Chị ngã em nâng.
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
Hết tiền tài, hết nhân nghĩa.
Kiến tha lâu đầy tổ.
Làm việc phi pháp, sự ác đến ngay.
Một miếng khi đói bằng gói khi no.
Ngồi ăn không, núi cũng mòn.
Ngựa quen đường cũ.
Người có lúc vinh, lúc nhục.
Người ngay mắc cạn, kẻ gian vui cười.
Ở hiền gặp lành.
Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn.
Sông có khúc, người có lúc.
Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân.
Trách mình trước, trách người sau.

3. Câu ca dao về đạo lý làm người sâu sắc

Những câu ca dao về đạo lý làm người sâu sắc chứa đựng những quan niệm nhân văn cao đẹp về cách sống, lối suy nghĩ và đạo đức của con người. Tất cả thể hiện sự tôn trọng đối với những phẩm chất đạo đức và giúp con người nhận ra giá trị của việc tuân thủ đạo lý trong cuộc sống. 

Mèo hoang lại gặp mèo hoang
Anh đi ăn trộm gặp nàng mói khoai.
Sông dài thì lắm đò ngang,
Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.
Trống chùa ai đánh thì thùng,
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng?
Quý chi một nải chuối xanh,
Năm bảy người giành cho mủ dính tay.
Hạt tiêu nó bé nó cay,
Đồng tiền nó bé, nó hay cửa quyền.
Hoài lời nói kẻ vô tri,
Một năm gánh chì, đúc chẳng nên chuông.
Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
Người mà phi nghĩa đừng chơi
Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng.
Sông sâu sào ngắn khôn dò
Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời thay cha.
Đời xưa trả oán còn lâu,
Đời nay trả oán bất câu giờ nào.
Đời cha cho chí đời con,
Có muốn so tròn thì phải so vuông.
Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh.
Đục nước thì mới béo cò,
Trong như giá ngọc cò mò vào đâu?
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
Đời người sống mấy gang tay,
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
Nước trong khe suối chảy ra
Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?
Tiền thời lấy thúng mà đong,
Bạc thời xếp núi chưa mong gái này.
Làm người ăn tối lo mai,
Việc mình hồ dễ để ai đo lường.
Lạ thay con cá thờn bơn,
Nằm trên bãi cát, đợi cơn mưa rào.

4. Câu ca dao về đạo đức làm người ý nghĩa

Câu ca dao về đạo đức làm người mang ý nghĩa sâu sắc và giá trị giáo dục cao. Những câu ca dao này chứa đựng những lời khuyên bổ ích, răn dạy tinh thần và đức tính tốt đẹp cho con người. Để hiểu rõ hơn, cùng INVERT tham khảo những câu ca dao về đạo đức làm người ý nghĩa ngay sau đây. 

Làm sao như quế trên non
Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho.
Học là học để làm người,
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Học là học biết giữ giàng,
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Chớ thấy áo rách mà cười,
Cái giống gà nòi, lông nó lơ thơ.
Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,
Vàng thời đã hết nghĩa tôi vẫn còn.
Chữ rằng họa phúc vô môn,
Tìm giàu thì dễ tìm khôn khó tìm.
Làm trai đi biển đi sông,
Vào đây gặp bãi cát nông mà buồn.
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan.
Làm trai chí ở cho bền,
Đừng lo muộn vợ, chớ phiền muộn con.
Người ta hữu tử, hữu sanh,
Sống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong thờ tự, được ăn lộc trời.
Nghèo mà có nghĩa có nhân
Còn hơn sang cả mà lòng bội phu.
Học trò học hiếu học trung,
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
 
Chẳng lo chi đó cười đây,
Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.
Gió day thì mặc gió day
Xin cho cây cứng lá dày thì thôi.
Được mùa chê gạo vô hơi,
Mất mùa ăn cám trời ơi, hỡi trời.
Ngán thay sửa dép vườn dưa,
Dù ngay cho mấy cũng ngờ rằng gian.
Canh bầu nấu với cá trê,
Ăn vô cho mát mà mê vợ già.
Hoa sen mọc bãi cát lầm,
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Đói cơm hơn kẻ no rau,
Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân.
Dương trần phải ráng làm hiền,
Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân.
Giúp nhau khi đói mới hay,
Nói chi bù cặp những ngày ấm no.
Đời cha cho chí đời con,
Có muốn so tròn thì phải so vuông.
Chim quyên xuống đất cũng quyên,
Anh hùng lỡ vận cũng nguyên anh hùng.
Đói cơm hơn kẻ no rau,
Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhân.
Thương nhau nước đục cũng trong,
Ghét nhau nước chảy giữa lòng cũng dơ.
Có con hơn của anh ơi
Của như buổi chợ họp rồi lại tan.
Khôn thì trong trí lượng ra,
Dại thì học lỏm người ta bề ngoài.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dẫu kêu ra máu có người nào hay.
Ở sao cho vừa lòng người,
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.
Khó mà biết lẽ biết trời,
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Những người béo trục béo tròn,
Ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày.
Hoa thơm ai chẳng nâng niu,
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.
Thế gian còn dại chưa khôn,
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành.
Hoa thơm ai dễ bỏ rơi,
Người khôn ai nỡ nặng lời với ai.
Nước trong ai chẳng rửa chân.
Hoa thơm ai chẳng tới gần gốc cây.
Ba năm quân tử trồng tre,
Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân.
Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành về sau
Nhịn miệng tiếp khách đường xa,
Cũng bằng gửi của chồng ta ăn đường.
Ai ơi đừng phụ mụt măng,
Mụt măng có nhỏ cũng bằng cây tre.
Đất có bồi có lở
Người có dở có hay,
Coi theo thời mà ở,
Chọn theo cỡ mà xài,
Dầu ai ỷ thế cậy tài
Em giữ lòng thục nữ dùi mài gương trong.
Cứ trong nghĩa lý luân thường,
Làm người phải giữ kỷ cương mới màu.
Đừng cậy khỏe, chớ khoe giàu,
Trời kia còn ở trên đầu còn kinh.
Chim quyên xuống đất ăn trùn,
Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than.
Đốt than thì phải sàng than,
Làm sao đừng để lấm gan anh hùng.

5. Những câu ca dao tục ngữ về đạo lý làm người cực hay

Những câu ca dao tục ngữ về đạo lý làm người là những lời răn dạy tinh tế và ý nghĩa về cách sống, cách ứng xử và đạo đức trong cuộc sống. Giúp con người nắm bắt được những giá trị cốt lõi về đạo đức và nhân sinh và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp. Cùng INVERT điểm qua một số câu ca dao tục ngữ về đạo lý làm người cực hay sau đây. 

Muốn máy thì phải có kim,
Muốn hay ắt phải đi tìm người xưa.
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Nói lời thì giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Thói thường gần mực thì đen,
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Người khôn con mắt đen sì,
Người dại con mắt nửa chì nửa thau.
Có bột mới khuấy nên hồ,
Có vôi có gạch mới tô nên nhà.
Cơm ăn ba bữa thì cho,
Gạo mượn sét chén, xách mo đi đòi.
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
Khúc sông bên lở bên bồi,
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm.
Chị em ta như bánh đa bánh đúc
Chị em người thì dùi đục cẳng tay
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Ghét nhau quả bồ hòn cũng vuông.
Thương nhau quả ấu cũng tròn.
Kiến ngãi bất vi vô dõng giả,
Lâm nguy bất cứu mạt anh hùng.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Trách ai đặng cá quên nơm,
Đặng chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.
Làm người ăn tối lo mai,
Việc mình hồ dễ để ai đo lường.
Đục nước thì mới béo cò,
Trong như giá ngọc cò mò vào đâu?
Cha mẹ để của bằng non
Không bằng để đức cho con ở đời.
Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.
Nước trong khe suối chảy ra
Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?
Làm người chẳng biết lo xa,
Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
Làm người cho biết tiền tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Những người đói rách rạc rài,
Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.
Làm người có miệng có môi,
Sao cô căm cắm như nồi không vung.
Lạ thay con cá thờn bơn,
Nằm trên bãi cát, đợi cơn mưa rào.
Đời xưa trả oán còn lâu,
Đời nay trả oán bất câu giờ nào.
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang.
Đời người sống mấy gang tay,
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời thay cha.
Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Cậy tài, cậy khéo, khoe không,
Đừng có cậy của đa ngôn quá lời.
Của thì mặc của ai ơi,
Đừng có cậy của coi người như rơm.
Con người mất cả lương tâm
Khác nào ác thú, dã cầm rừng hoang.
Con rắn không chân đo năm rừng bảy rú,
Con gà không vú nuôi chín mười con.
Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh.
Người mà phi nghĩa đừng chơi
Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng.
Sông sâu sào ngắn khôn dò
Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.
Sông dài thì lắm đò ngang,
Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.
Mèo hoang lại gặp mèo hoang
Anh đi ăn trộm gặp nàng mói khoai.
Trống chùa ai đánh thì thùng,
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng?
Năng mưa thì tốt lúc vườn,
Năng đi năng lại coi thường nhau đi.
Người dại ăn trái bồ câu,
Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon.
Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
Ai ai gương vỡ khó hàn,
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm.
Giàu người ta chẳng có tham,
Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.
Nghèo thì dễ ở dễ ăn,
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào.
Thà rằng ăn bát cơm rau,
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước, cho người tệ sau.
Yêu ai mọi việc chẳng nề,
Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Của đời cha mẹ để cho,
Làm không ăn có, của kho cũng rồi.
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.
Ai ơi cứ ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành về sau.
Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền nghèo bạc chả cho là nghèo.
Khôn ngoan ba chốn bốn bề,
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
Thế gian họ nói không lầm,
Lụa tuy vóc trắng, vụng cầm cũng đen.
Tranh quyền cướp nước chi đây,
Coi nhau như bát nước đầy là hơn.
Ở đời phải phải phân vân,
Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa.
Ngán thay sửa dép vườn dưa,
Dù ngay cho mấy cũng ngờ rằng gian.
Được mùa chê gạo vô hơi,
Mất mùa ăn cám trời ơi, hỡi trời.
Canh bầu nấu với cá trê,
Ăn vô cho mát mà mê vợ già.
Làm trai chí ở cho bền,
Đừng lo muộn vợ, chớ phiền muộn con.
Ngựa mạnh chẳng quản đường dài,
Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng.
Em ơi, anh dặn em này,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi.
Người khôn ăn miếng thịt gà,
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu.
Cá trong lờ đỏ hoe con mắt,
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.
Tung tăng như cá trong lờ,
Trong ra không được, ngoài ngờ là vui.
Thương thì củ ấu cũng tròn.
Không thương thì quả bồ hòn cũng vuông.
Đò dọc phải tránh đò ngang,
Ngụ cư phải tránh dân làng cho xa.
Hạt tiêu nó bé nó cay,
Đồng tiền nó bé, nó hay cửa quyền.
Quý chi một nải chuối xanh,
Năm bảy người giành cho mủ dính tay.
Hoài lời nói kẻ vô tri,
Một năm gánh chì, đúc chẳng nên chuông.
Nhịn miệng tiếp khách đường xa,
Cũng bằng gửi của chồng ta ăn đường.
Ai ơi đừng phụ mụt măng,
Mụt măng có nhỏ cũng bằng cây tre.
Chẳng lo chi đó cười đây,
Bão rồi mới biết cội cây cứng mềm.
Gió day thì mặc gió day
Xin cho cây cứng lá dày thì thôi.

Tổng hợp ca dao, tục ngữ về phẩm chất con người

Những câu ca dao, tục ngữ về phẩm chất con người chứa đựng những quan niệm cao đẹp và giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam. Đây là những lời khuyên bổ ích, giúp con người hiểu rõ hơn về những phẩm chất đạo đức. Điển hình như sự trung thực, lòng nhân ái, tôn trọng người khác, và đặc biệt là lòng biết ơn. 

Ăn cháo đá bát.
Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
Ăn lấy đời, chơi lấy thời.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Cái răng, cái tóc là gốc con người.
Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
Con mắt là mặt đồng cân.
Của người bồ tát, của mình lạt buộc.
Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Giàu điếc, sang đui.
Làm khi lành, để dành khi đau.
Lòng người như bể khôn dò.
Miếng ăn là miếng nhục.
Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.
Người là vàng của là ngãi.
Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
Người sống đống vàng.
Ruột ngựa, phổi bò.
Sáng tai họ, điếc tai cày.
Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
Thấy sang bắt quàng làm họ.
Thương người như thể thương thân.
Trông mặt mà bắt hình dong.
Dương trần phải ráng làm hiền,
Đừng trọng bạc tiền bỏ nghĩa bỏ nhân
Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đằng hiếu trung
Choàng qua cổ bạn khóc rằng
Căn duyên không tính để lầm vòng thương
Vợ chồng là đạo tào khương
Trách bà Nguyệt Lão vấn vương không thành
Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.
Đời xưa trả oán còn lâu,
Đời nay trả oán bất câu giờ nào.
Gái thì giữ lấy chữ trinh
Siêng năng chín chắn, trời dành phúc cho
Ruộng hoang người ta khẩn còn thành,
Huống chi ruộng thuộc sao đành bỏ hoang.
Thương anh dầu dãi nắng mưa,
Hết khơi ruộng thấp lại bừa ruộng cao
Rượu ngon bất luận be sành.
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
Ao sâu ruộng đất bề bề
Không bằng tinh xảo một nghề trong tay
Làm trai nết đủ năm đường,
Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay.
Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân.
Thức khuya dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.
Đường giao tiếp cốt vẹn toàn,
Việc mình không muốn chớ làm cho ai.
Trâu ta ăn cỏ đồng ta
Đừng ham cỏ tốt ăn qua đồng người
Hàng ta, ta bận cũng tươi
Ham chi hàng ngoại, kẻ cười người chê

Ca dao, tục ngữ về đức tính tôn sư trọng đạo

Ca dao và tục ngữ về đức tính tôn sư trọng đạo đã tồn tại trong văn hóa dân gian Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là một giá trị truyền thống quan trọng, khuyến khích việc tôn trọng và học hỏi từ những người có tri thức và kinh nghiệm. Để giúp bạn hiểu hơn về đức tính cao quý này, dưới đây là một số câu ca dao, tục ngữ hay.

Tục ngữ về tôn sư trọng đạo

Học thầy không tày học bạn.
Không thầy đố mày làm nên.
Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi.
Một kho vàng không bằng một nang chữ.
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Người không học như ngọc không mài.
Nhất quý nhì sư
Tiên học lễ, hậu học văn.
Trọng thầy mới được làm thầy.

Ca dao về tôn sư trọng đạo

Ai người đánh thức đêm trường mộng
Ai soi đường lồng lộng ánh từ quang
Ai thắp lửa bồ đề toả sáng
Đạo vô vi sưởi ấm cả trần gian.
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ, đố mày làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy.
Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
Công cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.
Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.
Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương.
Con ơi ham học chớ đùa
Bữa mô ngày Tết thỉnh bùa thầy đeo.
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.
Ở đây gần bạn gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về đạo đức 

1. Ca dao tục ngữ về đạo đức, lối sống

Ca dao, tục ngữ về đạo đức và lối sống là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam. Những câu ca dao và tục ngữ này thường chứa đựng nhiều lời khuyên bổ ích về đạo đức và lối sống, giúp con người hiểu và trân trọng giá trị nhân văn. 

Lời ngọt lọt đến xương
Chọn mặt gửi vàng
Cây muốn lặng, gió chẳng dừng
Năng ăn hay đói, năng nói hay lầm
Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời
Miếng ngon nhớ lâu
Lời đau nhớ đời
Biết thì thưa thốt
Không biết dựa cột mà nghe

2. Những câu ca dao tục ngữ về đạo đức và kỉ luật

Những câu ca dao và tục ngữ về đạo đức và kỉ luật là một phần quan trọng trong văn hóa người Việt. Nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tôn trọng luật pháp và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Dưới đây là một số câu ca dao tục ngữ về đạo đức và kỉ luật mà INVERT đã tổng hợp được, mời bạn cùng tham khảo.

Ăn cho đều, kêu cho sòng.
Bênh lí, không bênh thân.
Biết luật biết lí mới là người tinh.
Cầm cân nảy mực.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Chí công vô tư.
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Luật pháp bất vị thân.
Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.
Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.
Nước có vua, chùa có bụt.
Phép Vua thua lệ làng.
Quốc có quốc pháp, gia có gia quy.
Rõ ràng phải trái phân minh.
Khôn ngoan tính trọn mọi bề,
Chẳng cho ai lận, chẳng hề lận ai.
Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Đất có lề, quê có thói.
Làm người trông rộng nghe xa
Áo rách cốt cách người thương.
Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
Người đừng khinh rẻ người.
Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
Con người mất cả lương tâm
Khác nào ác thú, dã cầm rừng hoang.
Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong.
Ba năm quân tử trồng tre,
Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân.
Người chết nết còn.
Đời cha cho chí đời con,
Có muốn so tròn thì phải so vuông.
Nghĩa nhân như chén nước đầy,
Bưng đi mà đổ, hốt rày được sao?

3. Ca dao tục ngữ về đạo đức pháp luật

Tính pháp luật của con người là rất quan trọng trong đời sống. Nó có thể phản ánh thông qua cách hành xử, trách nhiệm và sự tự giác của bản thân. Dưới đây là một số câu ca dao và tục ngữ về kỷ luật mà bạn có thể tham khảo để rèn luyện bản thân. 

Ăn cho đều, kêu cho sòng. 
Bênh lí, không bênh thân. 
Biết luật mà vẫn phạm luật. 
Cầm cân nảy mực. 
Chí công vô tư. 
Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay. 
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. 
Đất có lề, quê có thói 
Làm điều phi pháp việc ác đến ngay.
Luật pháp bất vị thân. 
Nước có vua, chùa có bụt 
Phép vua thua lệ làng 
Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. 
Rõ ràng phải trái phân minh. 
Tha kẻ gian, oan người ngay. 
Vay thì trả, chạm thì đền. 
Vua phạm tội cũng giống thứ dân.
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là Giặc, cướp ngày là Quan

4. Tục ngữ, ca dao về đạo đức kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm lợi nhuận là việc được ưu tiên hàng đầu. Vì thế nhiều người sẵn sàng vi phạm đạo đức để đạt được mục đích này. 

Tuy nhiên, vẫn có những người giữ vững đạo đức kinh doanh và hướng tới sự bền vững của doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy điều này qua nhiều câu ca dao và tục ngữ về đạo đức kinh doanh, nhắc nhở ta về tầm quan trọng của đạo đức ngay dưới đây.

Treo đầu dê bán thịt chó
Ý nghĩa: Từ xưa cho đến ngày nay, việc buôn bán kinh doanh gian lận luôn bị phê bình và lên án. Việc treo đầu dê bán thịt chó là lừa dối, không trung thực với khách hàng chỉ để kiếm lợi về cho chính mình.
Buôn bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
Ý nghĩa: Từ xưa, ông bà ta đã biết trong kinh doanh luôn cần phải xây dựng mối quan hệ. Mối quan hệ càng rộng thì buôn bán, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn.
Trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buông
Ý nghĩa: Ông bà ta đã chỉ ra rằng, nếu kinh doanh buôn bán mà không bán được hàng đó là rủi ro lớn nhất. Vì vậy, nếu khách trả chưa đủ vốn thì hãy nài nỉ, thuyết phục để khách mua hàng.
Quen mặt đắt hàng
Ý nghĩa: Việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng rất quan trọng. Đó sẽ là những khách hàng trung thành và thường xuyên của chúng ta. Nhờ họ chúng ta có thể có thêm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng khác. Do vậy, việc tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng luôn là vấn đề mà mỗi người bán hàng, người làm kinh doanh cần quan tâm
Buôn có bạn bán có phường
Ý nghĩa: Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra.
Bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè
Ý nghĩa: Câu ca dao tục ngữ này chỉ ra cho chúng ta thấy việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng trước khi đầu tư kinh doanh một sản phẩm là rất cần thiết. Không thể cứ đi bán một sản phẩm mà khách hàng không cần.
Mua trâu bán chả, mua vải bán áo
Ý nghĩa: Trong đầu tư kinh doanh, ai cũng muốn mình thu được nguồn lợi tương ứng với số tiền đầu tư mình bỏ ra. Chẳng ai mong muốn chỉ kiếm ít lãi cả.
Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ
Ý nghĩa: Ông bà ta đã chỉ ra rằng, tiền mà chỉ để trong nhà mãi thì nó cũng sẽ không sinh sôi nảy nở. Muốn kiếm thêm được nhiều tiền, để tiền đẻ ra tiền thì phải đầu tư kinh doanh, buôn bán.
Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi
Ý nghĩa: Người bán hàng phải biết khéo léo, vui vẻ, hòa nhã và phục vụ tốt để khách hàng cảm thấy hài lòng và sẽ quay trở lại với cửa hàng. Nếu tỏ ra khó chịu, phục vụ không tốt sẽ khiến khách hàng không hài lòng và không muốn mua hàng nữa.

 

5. Ca dao tục ngữ về đạo đức giả

Ngoài việc khuyên bảo con cháu về lối sống, đạo đức, ông cha ta còn để lại không ít câu ca dao, tục ngữ để châm biếm những thói quen giả tạo của con người. Cùng INVERT điểm qua một số câu ca dao tục ngữ về đạo đức giả sau.

Cơm cá giả mặt bụt
Ý nghĩa: Làm điều dối trá trước mặt người tinh tường thì không được.
Đi dối cha, về nhà dối chú
Ý nghĩa: Không thật thà, trung thực với người trên.
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Ý nghĩa: Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy.
Khẩu Phật tâm xà
Ý nghĩa: Ngoài miệng thì hiền lành, tử tế nhưng trong lòng thì nham hiểm, độc ác.
Ăn gian nó giàn ra đấy
Ý nghĩa: Khi đang làm việc gian dối thì sẽ thể hiện ra nét mặt, không giấu được những người xung quanh.
Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối
Ý nghĩa: Người bình thường mà ăn ở ngay thẳng tốt hơn nhiều người tu hành mà sống giả dối. Phê phán những kẻ đạo đức giả.
Bụng gian miệng thẳng
Ý nghĩa: Phê phán những kẻ giả dối, ngoài miệng thì ra vẻ thật thà nhưng trong bụng thì đầy gian trá.

6. Ca dao tục ngữ về tình đạo đức

Ca dao tục ngữ về tình đạo đức là những thông điệp bổ ích về tình yêu, tình bạn, tình thân, sự chung thủy và sự tôn trọng đạo đức. Điều này nhằm tôn vinh giá trị nhân văn và làm cho con người trở nên nhân đức hơn.

Chợ đang đông em không toan liệu,
Chợ tan rồi em bán chịu không ai mua.
Sông dài thì lắm đò ngang,
Anh nhiều nhân ngãi thì mang oán thù.
Trai tứ chiếng, gái giang hồ,
Gặp nhau mà nổi cơ đồ cũng nên.
Mèo hoang lại gặp mèo hoang
Anh đi ăn trộm gặp nàng mói khoai.
Đói thì đầu gối phải bò,
Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
Con ta gả bán cho người
Cờ ai nấy phất chứ chơi đâu mà.
Con ơi gia cảnh mình nghèo
Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh;
Người mà phi nghĩa đừng chơi
Của mà phi nghĩa mấy mươi chớ mòng.
Đời cha đi hái hoa người,
Đời con phải trả nợ đời thay cha.
Đời cha cho chí đời con,
Có muốn so tròn thì phải so vuông.

7. Ca dao tục ngữ về giáo dục đạo đức

Ca dao tục ngữ về giáo dục đạo đức là những lời khuyên, lời truyền đạt những giá trị đạo đức, tình cảm, phẩm chất mà con người cần có trong cuộc sống. Cùng INVERT học tập và ứng dụng những ca bài học đạo đức thông qua các câu ca dao, tục ngữ sau. 

Làm người chẳng ăn chẳng chơi,
Khư khư giữ lấy của trời làm chi.
Tiền thời lấy thúng mà đong,
Bạc thời xếp núi chưa mong gái này.
Lạ thay con cá thờn bơn,
Nằm trên bãi cát, đợi cơn mưa rào.
Anh đứng đầu ngõ anh cắn móng tay,
Lấy được gái này đất lở trời long.
Làm người chẳng biết lo xa,
Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
Làm người cho biết tiền tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Những người đói rách rạc rài,
Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.

8. Ca dao tục ngữ về đạo đức gia đình, đất nước

Ca dao tục ngữ về đạo đức gia đình thể hiện tinh thần đoàn kết, tôn trọng và yêu thương trong mối quan hệ gia đình. Đồng thời, đây cũng là những lời khuyên của ông bà, cha mẹ đã được truyền lại qua bao đời. Dưới đây là một số câu ca dao tục ngữ về đạo đức gia đình hay, cùng tham khảo ngay nhé!

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Làm sao như quế trên non
Trăm năm khô rụi vẫn còn thơm tho.
Mười năm rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Làm ơn ắt sẽ nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhơn bao giờ.
Trăm năm ai chớ bỏ ai,
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim.
Trăng mờ còn tỏ hơn sao,
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
Nơi nào chí quyết một nơi,
Làm người nay đổi mai dời sao nên.

9. Ca dao tục ngữ về đạo đức được Nhà nước ghi nhận

Ca dao tục ngữ về đạo đức được Nhà nước ghi nhận là những câu nói mang tính giáo dục cao, thể hiện những giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. Những câu ca dao này được sử dụng để giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về đạo đức và tôn vinh những giá trị đạo đức cổ truyền.

Hơn nhau tấm áo manh quần,
Thả ra bóc trần ai cũng như ai.
Hèn mà làm bạn với sang,
Chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ.
Của mình thì giữ bo bo,
Của người thì thả cho bò nó ăn.
Khi vui thì vỗ tay vào,
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.
Làm người mà chẳng biết suy,
Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.
Làm người suy chín xét xa,
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
Vịt chê lúa lép không ăn,
Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre.
Thua thì thua mẹ thua cha,
Cá sinh một lứa ai mà thua ai.
Yêu ai mọi việc chẳng nề,
Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.
Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kề cho nhau.
Cầm vàng mà lội qua sông,
Vàng trôi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
Thế gian chẳng ít thì nhiều.
Không dưng ai dễ đặt điều cho ai.
Non cao cũng có đường trèo,
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
Ai ơi cứ ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành về sau.
Cá trong lờ đỏ hoe con mắt,
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.
Tung tăng như cá trong lờ,
Trong ra không được, ngoài ngờ là vui.
Thương thì củ ấu cũng tròn.
Không thương thì quả bồ hòn cũng vuông.
Năng mưa thì tốt lúc vườn,
Năng đi năng lại coi thường nhau đi.
Nghèo thì dễ ở dễ ăn,
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào.
Thà rằng ăn bát cơm rau,
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Trách người một, trách ta mười,
Bởi ta bạc trước, cho người tệ sau.
Của đời cha mẹ để cho,
Làm không ăn có, của kho cũng rồi.
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi.
Người khôn ăn miếng thịt gà,
Tuy rằng ăn ít nhưng mà ngon lâu.
Người dại ăn trái bồ câu,
Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon.
Ăn lắm thì hết miếng ngon,
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
Ai ai gương vỡ khó hàn,
Chỉ đứt khó nối người ngoan khó tìm.
Giàu người ta chẳng có tham,
Khó thì ta liệu ta làm ta ăn.

10. Ca dao tục ngữ châm ngôn về đạo đức

Ca dao tục ngữ châm ngôn về đạo đức là những câu nói ngắn gọn, chứa đựng những giá trị về đạo đức sâu sắc. Những câu ca dao này được sử dụng như một lời khuyên, một lời hướng dẫn trong cuộc sống. Để biết được những câu ca dao tục ngữ châm ngôn về đạo đức đó là gì, mời bạn tham khảo ngay bên dưới. 

Nước lớn rồi lại nước ròng,
Đố ai bắt được con còng trong hang.
Khúc sông bên lở bên bồi,
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm.

Ý nghĩa: Câu này ý nói về Lòng người, dòng đời khó đoán, ai biết được chữ ngờ, thôi thì cẩn thận quan sát tìm hiểu sự việc, con người đó.
Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang

Ý nghĩa: Ca dao, tục ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan, dạy con người cách ứng xử trong cuộc sống
Của trời trời lại lấy đi,
Giương hai con mắt làm chi được trời.

Ý nghĩa: Ngày xưa người nghèo Thấy người ta sung sướng giàu có, ao ước được như họ. Luôn luôn cầu Trời khấn Phật xin cho đỡ khổ một tí, dù có bị giảm tuổi thọ đi bao nhiêu cũng được.
Gần ba mươi tuổi chớ mừng,
Khó ba mươi tuổi con đừng vội lo.

Ý nghĩa: Đừng lo lắng, hãy cứ cố gắng và kiên trì bền bỉ thành công sẽ tìm đến bạn.
Lên non cho biết non cao,
Xuống biển cầm sào cho biết cạn sâu.

Ý nghĩa: Câu này muốn nói là phải trải qua mới biết được thực tế ra sao, chứ đừng vội phán xét gì khi mình chưa làm.

Trên đây là những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức do đội ngũ INVERT tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về giá trị và ý nghĩa của đạo đức trong cuộc sống.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: tìm 20 câu ca dao tục ngữ nói về đạo đứcnhững câu ca dao tục ngữ về đạo đức và kỉ luậtca dao tục ngữ về đạo đứclối sống
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh