Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt, với cách biến tấu tuỳ theo từng vùng miền khác nhau. Vậy mâm ngũ quả gồm những gì, ý nghĩa và cách chưng ra sao, hãy cùng INVERT tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây với năm loại hoa quả khác nhau, thường xuất hiện trong lễ Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc bàn tiếp khách.
Những loại trái cây này thường thể hiện ước nguyện của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp. Ngày nay, việc bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa tâm linh như truyền thống mà còn là một phần quan trọng của trang trí.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả trong ngày Tết thường bao gồm 5 loại trái cây, được liên kết với ngũ phúc lâm môn trong nền văn hóa Việt:
- Phú: Của cải, tài lộc
- Quý: Sang trọng, phẩm chất
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi
- Khang: Sức khỏe mạnh mẽ
- Ninh: Bình an, yên bình
Trong Phật Giáo, mâm ngũ quả tượng trưng cho "ngũ thiện căn": tín (lòng tin), tấn (ý chí kiên trì), niệm (ghi nhớ), định (tâm không loạn), huệ (sáng suốt). Bên cạnh đó, các loại trái cây trên mâm Tết cũng mang những ý nghĩa như sau:
- Bưởi, dưa hấu: Hứa hẹn năm mới đầy đủ và may mắn.
- Hồng, quýt: Tượng trưng cho may mắn và thành đạt.
- Lê: Ý nghĩa cho việc mọi thứ suôn sẻ, thuận lợi.
- Lựu: Mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
- Đào: Thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: Ngụ ý cho hạnh phúc gia đình.
- Táo (táo đỏ): Phú quý.
- Thanh long: Đại diện cho sự hội tụ may mắn.
- Trứng gà hình đào tiên: Lộc trời ban xuống.
- Dừa: Ý nghĩa không thiếu.
- Sung: Mong muốn sự sung túc.
- Đu đủ: Đầy đủ và phồn thịnh.
- Xoài: Cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.
Mâm ngũ quả gồm những gì ở ba miền?
Tuỳ theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ có những cách bày biện khác nhau:
1. Mâm ngũ quả miền Bắc
Theo quan niệm của người miền Bắc, mâm ngũ quả cần có đủ loại trái cây như chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,... với màu sắc rực rỡ, hài hòa và đúng theo Ngũ hành như Kim (màu trắng), Mộc (xanh lá), Thuỷ (đen), Hoả (đỏ), Thổ (vàng).
- Chuối xanh ở dưới cùng, biểu tượng cho sự quần tụ, sum vầy.
- Bưởi màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.
- Phật thủ thay thế bưởi để lưu giữ thần, Phật và gia tiên.
- Quất cảnh, quả hồng, ớt đỏ tô điểm xung quanh với màu đỏ và vàng rực rỡ, biểu tượng cho may mắn, thành đạt.
- Quả dứa mang hương thơm đặc trưng, thể hiện mong muốc về một năm mới an lành và phúc lộc.
Khi bày biện mâm cỗ, người miền Bắc thường đặt nải chuối xanh dưới cùng để đỡ lấy các loại quả khác, bưởi chính giữa, phật thủ hoặc mãng cầu tại chỗ trống, các loại quả khác đào, hồng, quýt, táo xung quanh, xen kẽ ớt và quất.
2. Mâm ngũ quả miền Trung
Vì miền Trung thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ và hạn hán, đất đai ít màu mỡ và ít cây trái. Do đó, mâm ngũ quả ở đây rất đơn giản, không quá phức tạp về hình thức. Người miền Trung tập trung vào sự thành tâm trong việc cúng, không quá quan trọng đến vấn đề hình thức.
Các loại trái cây thường xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Trung:
- Dứa
- Sung
- Cam
- Quýt
- Thanh long
- Chuối
- Dưa hấu
- Mãng cầu
3. Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam trình bày mâm ngũ quả với mong muốn "Cầu sung vừa đủ xài," hy vọng năm mới sẽ đầy đủ và phồn thịnh, gồm 5 loại quả:
- Mãng cầu
- Sung
- Dừa
- Đu đủ
- Xoài
Ngoài ra, ở miền Nam, người ta tránh thờ cúng những loại trái cây có âm thanh giống những từ mang ý nghĩa không tốt, như chuối (chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (quýt làm cam chịu),...
Phong cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam phổ biến nhất là đặt đu đủ, dừa và xoài lên trên mâm trước, vì chúng có hình dáng lớn và nặng, giúp đỡ các loại trái khác. Sau đó, người ta bày những loại quả còn lại lên mâm theo thứ tự.
4. Sự giống và khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền
Điểm giống nhau:
Bày biện mâm ngũ quả là nét đẹp truyền thống và đặc trưng trong văn hóa người Việt, thể hiện sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên trong những dịp lễ Tết và xuân về.
Điểm khác nhau:
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Chú trọng hài hòa màu sắc theo Ngũ hành. Sử dụng chuối, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa |
Mâm ngũ quả đơn giản, không quá phức tạp. Sử dụng thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt. |
Mong muốn "Cầu sung vừa đủ xài", với cách bài trí 5 loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Không thờ cúng các loại trái cây mang ý nghĩa không tốt như chuối, lê. |
Tham khảo thêm: 8 loại trái cây kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết
Cách chưng mâm ngũ quả đẹp để đón tài lộc, may mắn
1. Cách bày mâm ngũ quả đơn giản mà đẹp
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 12 quả quýt
- 8 quả ớt
- 5 quả xoài
- 1 quả vú sữa
- 1 quả phật thủ
- 1 quả thanh long
- 1 quả lê
- 1 quả táo
- Quất (tùy ý muốn)
Cách thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, bạn đặt quýt vào trong lòng dĩa.
Bước 2: Tiếp theo, trên mép dĩa, xen kẽ đặt một quả xoài và một quả quýt.
Bước 3: Sau đó, đặt thanh long ở giữa (phía trên quýt), với vú sữa, phật thủ, táo, 1 quả quýt và lê xung quanh để giữ thanh long đứng vững.
Bước 4: Cuối cùng, đặt ớt vào giữa xoài và quýt ở phía trung tâm của dĩa, trong khi quất được trang trí vào những khoảng trống để tạo nên một bức tranh mâm ngũ quả đẹp mắt.
2. Cách bày mâm ngũ quả cổ truyền
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 14 quả quýt
- 10 quả ớt
- 4 quả xoài
- 1 quả dưa hấu
- 1 quả lê
- 1 quả phật thủ
- 1 quả táo
- 1 quả vú sữa
- Quất (tủy ý muốn)
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên, đặt dưa hấu vào trung tâm của dĩa và xếp quýt đều trên toàn bề mặt.
Bước 2: Kế đến, để giữ vững dưa hấu, đặt bên cạnh quả phật thủ và quả lê, phía trước và phía sau lần lượt là xoài và quýt.
Bước 3: Tiếp theo, bạn đặt thêm một quả táo và một quả vú sữa bên cạnh dưa hấu, ở phía trên mặt của dĩa.
Bước 4: Cuối cùng, bạn để ớt xung quanh trên dĩa, giữa các quả quýt và quất, tạo nên một mâm ngũ quả đẹp mắt là hoàn tất.
3. Cách bày mâm ngũ quả đẹp mắt
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 10 quả quýt
- 2 quả vú sữa
- 2 quả xoài
- 1 nải chuối
- 1 quả mãng cầu
- 2 quả táo
- 1 quả lê
- 1 quả phật thủ
- 1 quả thanh long
- Ớt, quất (tùy ý muốn)
Cách thực hiện:
Bước 1: Đầu tiền, bạn đặt nải chuối vào trung tâm của dĩa.
Bước 2: Sau đó, xung quanh phía dưới nải chuối, bạn thêm 1 quả xoài, 2 quả vú sữa và 2 quả táo đối xứng hai bên ở mặt trước.
Bước 3: Kế đến, bên cạnh nải chuối, bạn đặt 2 quả quýt xếp chồng lên nhau mỗi bên.
Bước 4: Ở mặt sau, bạn đặt quả thanh long vào giữa nải chuối, xung quanh là quả xoài, quả phật thủ và quả lê. Bày trí các quả quýt phía dưới để giữ vững.
Bước 5: Cuối cùng, bạn đặt quả mãng cầu phía sau và xung quanh thành dĩa là những quả ớt và quất là hoàn tất.
4. Cách bày mâm ngũ quả ý nghĩa
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 2 trái mãng cầu
- 2 quả xoài
- 2 quả thơm
- 1 quả dưa hấu
- 1 quả quýt
- 1 trái đu đủ
- 1 trái dừa
Cách thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, bạn đặt những trái có kích thước to để làm trụ, sau đó xếp những trái nhỏ xen kẽ xung quanh.
Bước 2: Tiếp theo, trang trí xung quanh bằng các phụ kiện như quạt giấy, hoa trạng nguyên, lá kim tiền, cây treo, và sử dụng súng bắn keo để cố định chúng là hoàn thành mâm ngũ quả.
Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Hiểu đúng ý nghĩa và từng quả trên mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả mang theo ý nghĩa của thuyết Ngũ hành phương Đông. Do đó, khi trang trí mâm, bạn phải tuân theo nguyên tắc này để tránh việc chọn lựa trái cây không mang lại ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu của Ngũ hành.
Dưới đây là một số loại trái cây tương ứng với Ngũ hành:
- Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,...
- Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, na, sung, dừa,...
- Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa, hoặc các trái cây có màu sậm.
- Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, hồng, dừa lửa, thanh long,...
- Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ,...
Rửa quả cho sạch để bày: Để trang trí mâm ngũ quả, nên rửa sạch trái cây trước khi bày để loại bỏ bụi bẩn. Thay vì tập trung mua trái cây bóng loáng, hãy sử dụng giấy ướt để lau vệ sinh vỏ ngoài và thêm một lớp dầu ăn mỏng để giúp trái cây trông đẹp mắt mà vẫn giữ được tươi mới lâu.
Không nên chưng quá 5 quả: Mặc dù ngày nay có nhiều loại trái cây và hoa quả hấp dẫn, nhưng trên mâm ngũ quả, chỉ chọn 5 quả để tránh việc bày thêm hoa hoặc thực phẩm khác.
Chọn sai số lượng quả: Nếu sử dụng nải chuối để chưng, bạn hãy đảm bảo chúng được đặt đều và hướng lên trên như bàn tay xòe ra, số lượng quả nên là lẻ để mang lại may mắn cho gia đình. Nên chọn những quả chuối to, dài, đều nhau, với vỏ mịn, màu vàng chanh hoặc xanh nhạt, và có mùi thơm của chanh tươi.
Cách chọn các loại quả bày trong ngày Tết
Hướng dẫn cách chọn trái cây bày trong ngày Tết:
- Chọn quả mới chín để giữ màu sắc tươi mới và bền lâu.
- Chọn những quả chắc tay, tránh những quả bị dập, trầy xước, và còn giữ cuống và lá.
- Tránh rửa quả, vì có thể làm hại đến độ tươi mới và gây héo hoặc hỏng nếu nước đọng lại.
Tham khảo thêm: Tất tần cách chọn trái cây chưng mâm ngũ quả ngày Tết
Một số hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp
Những hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp:
Tham khảo thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2024
Hy vọng với những chia sẻ của INVERT, bạn đọc biết được mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì, ý nghĩa và cách chưng. Từ đó, biết cách bày trí đẹp mắt để đón tài lộc và may mắn trong năm mới.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập