Từ xưa, mâm cúng Rằm tháng giêng là một trong những lễ vật được người Việt đặc biệt chú trọng. Bên cạnh những mâm cúng trong nhà, nhiều gia đình còn làm cả lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời. Vậy chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng sao cho đúng, cho chuẩn?
Cùng INVERT tham khảo ngay những cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng ngoài trời, trong nhà 2023 đơn giản, chi tiết thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị gì?
Trong nghi thức cúng bái Rằm tháng Giêng, mâm cúng được xem là lễ vật vô cùng quan trọng. Dưới đây là gợi ý các mâm cúng mặn, chay để các bạn có thể dễ dàng áp dụng tùy theo văn hóa, phong tục các vùng, miền của mỗi nhà.
1. Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng trong nhà
Một mâm cúng mặn Rằm tháng Giêng trong nhà sẽ bao gồm các món không thể thiếu đó là: bánh chưng, xôi gấc, gà luộc. Theo quan niệm dân gian, gà là vật cúng tế linh thiêng nhất còn màu đỏ của xôi gấc ngụ ý sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho cả gia đình trong năm mới. Thời điểm cúng tốt nhất là giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 15/1 âm lịch.
Thông thường, mâm cỗ mặn dâng cúng gia tiên sẽ sở hữu 4 chén và 6 dĩa. Cụ thể, 4 chén sẽ bao gồm: canh bóng, canh măng, chén miến và mọc. Và 6 đĩa còn lại sẽ đựng: thịt lợn hoặc gà luộc, chả lụa, nem, dưa muối hoặc dưa hành, món xào, bánh chưng hoặc xôi.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên lưu ý chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để dâng cúng như: đèn cầy, hoa, nhang, trầu cau, vàng mã, rượu. Đặc biệt, không được để chung với lễ vật cúng Phật.
Mâm lễ vật để cúng Rằm tháng Giêng sẽ thường gồm có những thứ như sau:
- 5 lạng thịt vai luộc
- 1 chén canh măng
- 1 dĩa đồ xào thập cẩm
- 1 dĩa nem
- 1 dĩa rau xào
- 1 dĩa xôi gấc
- 1 dĩa chả lụa
- 1 dĩa trái cây
- Những vật dụng cần thiết khác như: vàng mã, nhang cúng, đèn cầy, rượu và trầu cau
Đặc biệt, trong mâm lễ này, bạn cũng có thể dâng chè trôi nước (bánh trôi) ngụ ý cầu mong một năm sung túc, trôi chảy và vạn sự bình an.
2. Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời
Bên cạnh việc lập mâm cỗ trong nhà, một số gia đình còn cẩn thận lập mâm cổ ngoài sân để cảm tạ trời đất, thần tiên, Phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Thời gian để dâng mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 15/1 âm lịch.
Nếu có điều kiện, gia chủ có thể đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc để thờ Thượng đế; hướng nam để thờ các vị thần; hướng tây để thờ Phật; hướng đông để thờ các vị anh hùng có công với dân với nước.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời cổ truyền bao gồm:
- Gà trống trắng luộc chín 1 con
- Thịt dê hấp 1 miếng
- Một đĩa xôi đỏ Một đĩa trái cây
- 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ)
- 3 chén rượu trắng, đỏ, vàng...
- 3 chén trà hương vị khác nhau. Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Tuy nhiên, bản lễ hướng tây lễ Phật thì làm cơm chay, không có tiền vàng và rượu. Đặc biệt, trên các bàn lễ nếu có lọng che thì rất tốt.
Trường hợp gia chủ không có điều kiện thì chỉ cần soạn một mâm lễ giản dị, điều cốt yếu vẫn là thành tâm.
3. Mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng
Đối với những Phật tử, vào ngày Rằm tháng Giêng để có được một mâm cúng chay đúng chuẩn dâng Phật, bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau.
Mâm cỗ chay cúng Phật gồm:
- Trái cây
- Xôi chè
- Canh xào không thêm nhiều gia vị
- Những món đậu
- Chè trôi nước
Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm cỗ chay sẽ có số lượng các món như: 10, 12 cho đến 25 món. Đồng thời, việc ăn chay cũng là một điều lành, giúp cho tâm hồn chúng ta thanh thản hơn, thanh lọc cơ thể.
Đặc biệt, điểm nổi bật trong mâm cúng Rằm tháng Giêng chay chính là có sự xuất hiện của các sắc màu biểu hiện của ngũ hành. Theo đó, mâm cỗ phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim) và phải đủ 10 món.
Những món này sẽ hội tụ từ tứ phương là: sông, núi, biển, đồng bằng để tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong sự yên ấm, an lành, xua đi những điều đen đủi nếu có.
Cúng rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn?
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là "Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn?" Thật ra, không có một tài liệu ghi chép nào ghi rõ rằng vào ngày này phải cúng chay hay cúng mặn.
Thông thường, vào ngày này, các gia đình sắm 2 lễ:
- Lễ cúng Phật: Là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
- Lễ cúng Gia tiên: Là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết.
Theo đó, với những gia đình theo đạo Phật, Phật tử sẽ cúng lễ chay để bày tỏ lòng thành kính với Phật. Còn đối với những gia đình không theo đạo giáo này, gia chủ vẫn có thể cúng cơm chay nếu muốn. Hoặc chuẩn bị cả cỗ chay lẫn cỗ mặn hay thậm chí là chỉ chuẩn bị mâm cỗ mặn cũng đều được.
Dù cho là cúng cỗ chay hay cỗ mặn thì quan trọng nhất vẫn chính là lòng thành của gia chủ hướng tới Phật, Thánh, Thần linh và ông bà, tiên tổ. Song, bạn cũng không không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cỗ Rằm tháng Giêng quá cầu kỳ, tốn kém. Thay vào đó, tùy vào từng vùng miền, tập tục của địa phương, điều kiện kinh tế của gia đình mà các món ăn trong mâm cúng có thể sẽ khác biệt.
Trên đây là cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng ngoài trời, trong nhà đơn giản năm 2023. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có một năm mới nhiều điều suôn sẻ.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập