Sách PDF

[Ebook] TẢI Sách Kinh Lăng Nghiêm Quyển 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 PDF

Kinh Lăng Nghiêm là cuốn sách được chấp bút bởi được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường, xuất bản lần đầu vào năm 1918. Nội dung cuốn sách tâpj trung triển khai giáo lý về bản Tâm cho các Phật tử và các cảnh giới tu chứng trong Thiền định, bao gồm nhiều phần tuyên thuyết Bạch Tản Cái Đà La Ni.

Giới thiệu sơ lược sách Kinh Lăng Nghiêm

Thể loại: Sách Kinh Phật

Tác giả: Đời Đường, sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung-Thiên-trúc) dịch từ Phạn văn ra Hán văn

Nhà xuất bản: NXB Sài Gòn 1933

Theo truyền thống, kinh Lăng Nghiêm được sư người Ấn Độ tên Bát Lạt Mật Đế (般羅蜜帝) và 2 vị phụ tá dịch năm 705 tại chùa Chế Chỉ (制止寺) ở Quảng Đông, dưới sự bảo trợ của Phòng Dung (房融), một quan gián đại phu của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vừa bị giáng chức xuống hàng quan địa phương tại quê mình. Có người cho là kinh do Phòng Dung viết lại với một lối hành văn cổ điển lưu loát khác hẳn các bản dịch khác.

Ngày nay, cộng đồng Phật giáo Trung Hoa và nhiều chuyên gia thời hiện đại như Ron Epsein của Đại học San Francisco và La Hương Lâm (羅香林) của Đại học Hồng Kông, xem kinh Lăng Nghiêm là một bản dịch tốt đẹp từ tài liệu tiếng Phạn và không phải là một sáng tác của Trung Hoa.

Kinh Lăng Nghiêm (經楞嚴; S: Śūraṅgama sūtra) còn có các tên

gọi sau:

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm 經首楞嚴
  • Kinh Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm 經大佛頂首楞嚴
  • Kinh Trung Ấn Na-lan-Đà Đại Đạo Tràng 經中印那爛陀大道場
  • Kinh Đại Phật đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm. Đây được xem là tên trọn vẹn của kinh, tạm dịch: "Kinh của đỉnh Đại Phật, chứng ngộ trọn vẹn do tu hành nguyên nhân bí mật của các Như Lai, nền móng của vạn hạnh của tất cả các Bồ Tát". Bộ kinh gồm 10 quyển.

Thường hay có sự nhầm lẫn giữa kinh này với một bộ kinh khác gồm 2 quyển, là Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh. Thủ Lăng Nghiêm Kinh triển khai giáo lý về bản Tâm và các cảnh giới tu chứng trong Thiền định cùng với phần tuyên thuyết Bạch Tản Cái Đà La Ni. Trong khi đó Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh nói về nền tảng giáo lý cơ bản của Đại Thừa, với sức Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Đại định kiên cố) mà Bồ Tát trong Đại định ấy có thể thị hiện đi khắp nơi giáo hóa hàng phục Ma Vương một cách tự tại, tuy thị hiện nhập Niết Bàn ở nơi này nhưng lại bày thân đi giáo hóa chúng sinh ở cảnh giới khác.

Review cuốn sách Kinh Lăng Nghiêm chi tiết

Theo truyền thuyết, kinh Lăng Nghiêm được cho là do ngài Long Thụ tìm ra, từ đó được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, và việc đem kinh này ra khỏi Ấn Độ là phạm pháp. Từ triều đại nhà Tùy, vị sáng lập Thiên Thai tông, Trí Nghĩ (智顗), đã có nghe đến kinh Lăng Nghiêm và mỗi ngày quay về hướng Tây tụng niệm cầu cho kinh đến được Trung Hoa.

Sau một lần thử đem ra khỏi Ấn Độ không kết quả, Bát Lạt Mật Đế quyết định giấu kinh trong cánh tay của mình, kinh được bao bọc trong lụa và sáp. Khi đến Quảng Đông, ngài lấy kinh ra từ chỗ giấu, do đó kinh còn có biệt danh là kinh Tẩm Máu (Huyết Tí Kinh - 血漬經). Sau khi hướng dẫn dịch xong, Bát Lạt Mật Đế trở về xứ nhận trách nhiệm tội lén đem kinh ra ngoài và giải tội cho người canh phòng biên giới bị bắt giữ vì trách nhiệm lây.

Khi được Phòng Dung dâng lên Võ Tắc Thiên, kinh không được phổ biến ngay vì mới đó có một vụ tai tiếng về giả mạo kinh. Sau đó,Thiền sư Thần Tú (神秀) tìm thấy kinh khi cư ngụ trong hoàng cung. Phật giáo Trung Hoa cho rằng kinh Lăng Nghiêm là kinh cuối cùng được tìm ra và sẽ bị phá hủy trước tiên khi gần đến thời kỳ của Phật Di-lặc.

Kinh Lăng Nghiêm vốn đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh rất được những người "Hợp Nhất Tam Giáo" (Tam Giáo Nhất Nguyên 三教一源) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.

Kinh Lăng Nghiêm dần dần về sau được các tổ Thiền tông đặc biệt quan tâm, trong đó có các ngài Trường Thủy Tử Duệ (長水子鋭 - đời Tống), Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清 - đời Minh) và Tuyên Hoá (宣化; 1918-1995) đã góp nhiều công sức phổ biến và giảng giải. Theo Ron Epstein, ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Mật tông 密宗 và Duy Thức tông 唯識宗 (Du-già Hành tông 瑜伽行宗) trong kinh Lăng Nghiêm qua 2 sự kiện không may của thị giả A-nan-đà như sau:

  • Quyển 1: Kinh nói về xuất xứ của thần chú Lăng nghiêm và hoàn cảnh của ngài A-Nan gần đánh mất giới thể, do đánh mất chánh niệm khi gặp nàng Ma-đăng-già.
  • Quyển 2: Đức Phật nói về tâm, và khẳng định tâm là hệ quy chiếu của sanh tử, của khổ đau và Niết-bàn, của phàm và thánh. Cuộc thảo luận của đức Phật và tôn giả A-nan cũng xoay quanh vị trí của tâm.
  • Quyển 3: Giải thích mối quan hệ của tâm và đối tượng phân biệt, bao gồm các hình sắc đối với mắt, các âm thanh đối với tai, các mùi vị hấp hẫn cũng như khó chịu đối với mũi, các vị ngọt của thức ăn cũng như đắng cay mặn ngọt đối với lưỡi, cảm giác nóng lạnh dễ chịu và khó chịu đối với thân, các suy tưởng về quá khứ-hiện tại-vị lai hay tư duy-sáng tạo hoặc các hoạt động trí não đối với ý.
  • Ngoài ra tâm còn vượt ra khỏi mọi phạm trù, mọi ý niệm hòa hợp hay không hòa hợp. Tâm trong kinh được coi là đầu mối của các cấp độ tâm linh, và tương thích đối với Nhân-Quả trong quá trình sống của con người. Mối quan hệ giữa tâm về 5 ấm (uẩn), 6 nhập (căn), 12 xứ, 18 giới, 7 đại được phân tích rất rõ ràng khúc chiết trong chương này .
  • Quyển 4: Khái quát về bản chất của 4 đại như Đất, Nước, Gió, Lửa. Mối quan hệ giữa không và sắc, sắc và không, vật thể và tính không tự thể (Không tính), tính không tự thể và vật thể được nói đến rất sâu sắc. Đức 
  • Phật dạy vọng tâm là đầu mối của sanh tử luân hồi, chân tâm thường trú là đầu mối của cảnh giới thánh. Như Lai tạng là nơi chứa các hạt giống Phật, thánh, người và các loài chúng sanh. Đặc biệt đức Phật cũng khai thị về bản chất của tánh nghe. Mọi hoạt động về thấy nghe và hiểu biết là hoạt động không ngừng.
  • Quyển 5: Vô minh là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, nếu không chuyển hóa vô minh thì mãi mãi chìm trong sanh tử luân hồi. Dưới tác động của các giác quan nếu không chuyển hóa vô minh thì sẽ bị trôi mãi trong dòng sanh tử. Chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã) nơi các đức Phật là như nhau. Hai mươi bốn vị Bồ-tát trình bày về nguyên nhân chứng ngộ của mình. Các pháp môn này đưa đến quả chứng A-la-hán .
  • Quyển 6: Bồ-tát Quán Thế Âm trình bày phương pháp tu Nhĩ căn viên thông và được đức Phật xác nhận đây là pháp môn tối ưu cho chúng sanh ở cõi Ta Bà, phù hợp với đa số quần chúng. Tùy theo hoàn cảnh mà Bồ-tát Quán Thế Âm ứng thân ra 32 tướng và đồng hành cùng bốn vô úy trong việc hoằng pháp.
  • Quyển 7: Giới thiệu về tâm lực của thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Đây là chương giới thiệu về Mật tông tại Trung Quốc .
  • Quyển 8: Các phương pháp và các tiến trình tu chứng, biện chứng về khổ và vui. Các loại khổ do 6 giác quan gây ra.
  • Quyển 9: Giới thiệu về 2 cảnh giới Sắc giới và Vô sắc giới, 4 loại A–tula. Giới thiệu chi tiết về Ngũ ấm ma: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, Thức ấm.
  • Quyển 10: Giới thiệu thêm Hành ấm và Thức ấm trong quá trình tu tập.

MỤC LỤC BẢN DỊCH VÀ GIẢNG KINH LĂNG NGHIÊM CỦA HT. TUYÊN HOÁ

Quyển 1

  • Duyên Khởi
  • Vấn Đáp Về Tâm

Quyển 2

  • Tánh Thấy
  • Thấy và Không Thấy

Quyển 3

  • Thập Nhị Xứ
  • Thập Bát Giới

Quyển 4

  • Giảng Giải – 4.1
  • Giảng Giải – 4.2

Quyển 5

  • Sáu Nút Sáu Căn
  • 25 Viên Thông

Quyển 6

  • Nhĩ Căn Viên Thông
  • Văn Thù Uyển Chọn Viên Thông

Quyển 7

  • Lập ĐạTràng
  • Chú Lăng Nghiêm – Giảng Giải
  • Chú Lăng Nghiêm – Mật Chú
  • Chú Lăng Nghiêm – Đệ Nhất
  • Chú Lăng Nghiêm – Đệ Nhị
  • Chú Lăng Nghiêm – Đệ Tam
  • Chú Lăng Nghiêm – Đệ Tứ
  • Chú Lăng Nghiêm – Đệ Ngũ
  • Vi Diệu Thần Chú
  • Hai Nhân Điên Đảo

Quyển 8

  • Tam Chủng Tiệm Thứ
  • Ngũ Thập Ngũ Vị
  • Danh Kinh
  • Thập Tập Nhân
  • Tam Thập Lục Chúng Sanh

Quyển 9

  • Cõi Sắc Giới
  • Cõi Vô Sắc Giới
  • 50 Ma Ấm
  • 10 Sắc Ấm
  • 10 Thọ Ấm
  • 10 Tưởng Ấm

Quyển 10

  • 10 Hành Ấm
  • 10 Thức Ấm

MỤC LỤC BẢN DỊCH VÀ GIẢNG KINH LĂNG NGHIÊM CỦA BS. TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM

Quyển 1

Phần Thứ Nhất: Phần Tựa.

Phần Thứ Hai: Phần Chánh Tông.

Chương I: Chỉ Ngay Chỗ Viên Ngộ.

  • 01. Gạn Hỏi Cái Tâm.
  • 02. Chỉ Rõ Tính Thấy.

Quyển Hai

Chỉ Rõ Tính Thấy (Tiếp Theo).

  • 03. Phật Nêu Ra Tính Thấy Ngoài Các Nghĩa Thị và Phi Thị.
  • 04. Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên để bày Tỏ Sự Thật Nhận Thấy. Tính Thấy.
  • 05. Chỉ Ra Cái Nhận Thức Sai Lầm Để Bày Tỏ Thề Tính Chân Thật.
  • 06. Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ.

Quyển Ba

  • Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ (Tiếp Theo).

Quyển Bốn

  • 07. Chỉ Rõ Sự Tiếp Tục Giả Dối Sinh Ra và Các Đại Không Ngăn Ngại Lẫn Nhau.
  • 08. Chỉ Tính Diệu Minh Hợp Về Như Lai Tạng, Rời Cả Hai Nghĩa Phi (không là) và Tức (tức là).
  • 09. Chỉ Mê Vọng Không Có Nhân, Hết Mê Tức Bồ Đề.
  • 10. Lại Phá Xích Nhân Duyên, Tự Nhiên và Trách Chỉ Biết Nghe Nhiều.
  • 11. Chỉ Nghĩa Quyết Định .
  • 12. Đánh Chuông Thật Nghiệm Tính Thường.

Quyển Năm

Chương II: Nương Chỗ Ngộ Mà Viên Tu.

  • 01. Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Rõ Chỗ Mê.
  • 02. Cột Khăn Để Chỉ Đầu Nút.
  • 03. Chỉ Cởi Nút Trước Sau.
  • 04. Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông.

Quyển Sáu

  • Viên Thông Về Nhĩ Căn.
  • 05. Mục Đích Phép Viên Tu.
  • Chương III: Rộng Để Lại Khuôn Phép Tu Hành.
  • 01. Nhân Ông A Nan Xin Cứu Độ Đời Vị Lai, Phật Tóm Nêu Ra Ba Nghĩa Quyết Định.
  • 02. Chỉ Bày Bốn Lời Dạy Bảo Rõ Ràng Quyết Định.

Quyển Bảy

  • 03. Phật Khai Thị Về Mật giáo, Thầm Giúp Cho Những Người Tu Hành.
  • 04. Khai Thị Những Phép Tắc Lập Đạo Trường Tu Tu Trì.
  • 05. Tuyên Nói Tâm Chú Rộng Khai Thị Những Lợi Ích.
  • 06. Khai Thị Những Vị Trí Tu Chứng Trước Sau.

Quyển Tám

  • 07. Chỉ Dạy Tên Kinh.
  • 08. Nghe Pháp Được Tăng Tiến.
  • Chương IV: Phân Biệt Kỹ Càng Các Nghiệp Quả, Phân Tách Rạch Ròi Về Tà Ma Ngoại Đạo.
  • 01. Hỏi Về Những Tập Khí Vốn Có Sinh Khởi Ra Lục Đạo.
  • 02. Hỏi Về Việc Bác Không Có Nhân Quả, CBị Sa Mãi Vào Địa Ngục và Về Nghiệp Chung, Nghiệp Riêng.
  • 03. Khai Thị Về Phận Trong, Phận Ngoài Của Chúng Sinh.
  • 04. Chỉ Ra Mười Tập Nhân và Sáu Giao Báo.
  • 05. Tu Nhân Riêng Biệt, Thành Quả Hư Vọng .
  • 06. Các Cõi Trời Sai Khác.

Quyển Chín

  • 07. Khai Thị Chỗ Hư Vọng Của Bảy Loài Để Khuyến Khích tu Hành Chánh Pháp.
  • 08. Phân Biệt Các Ấm Ma.

Quyển Mười

  • 09. Chỉ Rõ Thứ Lớp Tiêu Diệt Các Ấm và Giới Hạn Phạm Vi Các Ấm. Phần Thứ Ba: Phần Lưu Thông .
  • 01. Lưu Thông Của Kinh Này.
  • 02. Lưu Thông Chung.

Link đọc Ebook Kinh Lăng Nghiêm PDF online trực tuyến

Nên mua sách Kinh Lăng Nghiêm bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY

Tải trọn bộ sách Kinh Lăng Nghiêm 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 PDF (Bản Quyền)

Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Kinh Lăng Nghiêm gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh