Xã hội

Đường sắt Việt Nam hiện nay bây giờ ra sao?

Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Ngành Đường sắt Việt Nam ra đời năm 1881 bằng việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 70 km. 

Hình ảnh thực tế Đường Sắt Việt Nam đang di chuyển
Hình ảnh thực tế Đường Sắt Việt Nam đang di chuyển

1. Thông tin chung Đường sắt Việt Nam

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là mô hình Tổng Công ty Nhà nước thuộc sự quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập theo Quyết định số 34/2003/QĐ-TTg [1] ban hành ngày 4 tháng 3 năm 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt; quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các cơ sở hạ tầng đường sắt cùng nhiều chức năng nhiệm vụ khác.

2. Phân loại đường sắt Việt Nam

Đường sắt Quốc gia: Là đường sắt phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa chung, được chia thành nhiều tuyến đường sắt qua nhiều ga khác nhau (là đường sắt đi từ ga đầu tiên đến ga cuối cùng của một hành trình). Trên đường sắt Quốc gia có tàu khách, tàu hàng được lập bởi một hay nhiều đầu máy, toa xe không tự vận hành, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt.

Đường sắt đô thị: Là đường sắt phục vụ việc đi lại hàng ngày của hành khách của từng tỉnh, thành phố và các vùng phụ cận. Bao gồm: xe điện bánh sắt, tàu cao tốc, đường 1 ray tự động dẫn hướng, tàu điện chạy nổi và ngầm. Đường sắt đô thị được xây dựng kiểu chạy trên cao, chạy ngầm (chạy dưới lòng đất)

Đường sắt chuyên dùng: Là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của một tổ chức, cá nhân. Đường sắt chuyên dùng có thể kết nối hoặc không kết nối với đường sắt Quốc gia.

3. Chức năng chính của ga đường sắt

Ga đường sắt với các thiết bị cần thiết khác để tàu hỏa dừng, tránh, vượt nhau, xếp dỡ hàng hóa, nơi hành khách lên xuống tàu hay chờ tàu...

Ga có thể thực hiện vận chuyển chở hàng, xếp dỡ hàng, bảo quản hàng, trao trả hàng, trung chuyển hàng lẻ, tổ chức liên vận, đón gửi tàu, lập và giải toả các đoàn tàu, kiểm tra kĩ thuật toa xe, bán vé cho hành khách...

Ga đường sắt có các công trình: kho bãi hàng hóa, kho chứa hành lý, quảng trường, nhà ga, công trình cho người tàn tật, phòng chờ tàu, nơi xếp dỡ hàng hóa

4. Ban lãnh đạo chi huy Đường sắt Việt Nam

Chức vụ Họ và tên
Tổng Giám đốc Nguyễn Đạt Tường
Phó Tổng Giám đốc Trần Phúc Tiến
Phó Tổng Giám đốc  Ngô Anh Tảo
Phó Tổng Giám đốc  Phạm Công Trịnh

5. Bản đồ đường sắt Việt Nam

Bản đồ đường sắt Việt Nam
Bản đồ đường sắt Việt Nam (Nhấn vào hình để xem Full Size)
Bản đồ đường Sắt TP Hồ Chí Minh
Bản đồ đường Sắt TP Hồ Chí Minh (Nhấn hình vào để xem Full Size)

6. Khổ đường sắt Việt Nam

Đường sắt Quốc gia có tiêu chuẩn là 1000mm (3 ft 3 3⁄8 in) và 1435mm (4 ft 8 1⁄2 in).
Đường sắt đô thị có khổ đường là 1435mm - điện khí hoá.
Đường sắt chuyên dùng do tổ chức tự quyết định khổ đường nếu không kết nối vào đường sắt Quốc gia.

Đường Sắt Việt Nam

7. 5 cách mua được vé tàu tết 2020

Lịch tàu Tết Canh Tý được tính từ ngày 12/01/2020 đến hết ngày 11/02/2020 (tức từ ngày 18 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến 18 tháng Giêng năm Canh Tý).  8h ngày 20.10 ngành đường sắt sẽ chính thức mở bán vé tàu Tết Canh Tý 2020 

Cách 1:  Hành khách có thể đặt mua vé qua website: www.dsvn.vn; vetau.com.vn, giare.vetau.vn. 

Trên 3 website này, hành khách có thể đặt mua vé và thanh toán trực tuyến, tự in thẻ lên tàu hoặc đặt giữ chỗ online và thanh toán trả sau tại ga Sài Gòn, ngân hàng VIB, bưu cục trong vòng 24 - 48 giờ.Đối với các vé đã đặt chỗ thành công mà không thanh toán trong khoảng thời gian quy định nêu trên thì chỗ đã đặt sẽ được trả ra hệ thống bán vé một cách ngẫu nhiên.

Cách 2: Khách đi tàu đăng ký mua vé trực tiếp tại ga Sài Gòn bằng cách nhắn tin lấy số thứ tự kể từ 8h ngày 19.10 với cú pháp: GASG TÊN XXXX gửi 8377.

Trong đó, GASG là mã dịch vụ lấy số thứ tự, TÊN là tên của người đến mua vé, tên viết liền, không dấu, XXXX là 4 ký tự cuối của giấy tờ tùy thân (căn cước, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, bằng lái...). Mỗi thuê bao điện thoại chỉ nhắn tin số thứ tự 2 lần và mỗi lần không mua quá 4 vé/lượt. Giá cước mỗi tin nhắn là 3.000 đồng.

Cách 3: Hành khách có thể mua vé tàu qua ứng dụng ví điện tử Momo, Vimo hoặc ứng dụng ViettelPay.

Cách 4: khách mua vé qua tổng đài 1900 1520, nhân viên ga Sài Gòn sẽ giao vé tận nhà có tính phí trong phạm vi trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.Cách 5: Hành khách có thể mua vé tại các phòng vé tàu ngoài ga Sài Gòn: gồm phòng vé Bến Thành (75 Huỳnh Thúc Kháng, Q.1); phòng vé ga Bình Triệu (5 Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức) hoặc các đại lý bán vé tàu hỏa.

8. Hướng dẫn đặt vé tàu qua mạng 

Bước 1: Chọn đúng hành trình để xem giờ tàu chạy. tổng thời gian đi

  • Di chuyển lên phía trên để thấy khung tìm kiếm
  • Nhập tên ga đi, ga đến.

Bước 2: Chọn hành trình mình muốn xem giờ, giá vé

Bước 3: Xem chọn giờ khởi hành và chọn ghế

  • Xem thời gian đi đến
  • Xem chọn cho mình ghế phù hợp
  • Xác định được ngày đi

Bước 4: Đặt thông tin chuyến tàu trực tuyến

  •  Điền đầy đủ thông tin bắt buộc để đặt vé

Bước 5: Đợi nhân viên xác nhận phản hồi

Bạn đang theo dõi bài viết Đường sắt Việt Nam hiện nay bây giờ ra sao? của đội ngũ Invert tổng hợp. Để biết thêm thông tin dự án khác của Invert, bạn có thể tham khảo tại đây

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email