Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng là cuốn sách được chấp bút bởi tác giả Juan Pablo Cardenal & Heriberto Araújo, xuất bản lần đầu vào năm 2016. Nội dung cuốn sách khám phá chi tiết lịch sử di cư của người Trung Quốc, với giọng điệu chân thực của cả những người tham gia và cộng đồng địa phương.
Giới thiệu sơ lược sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng
Thể loại: Hồi Ký – Tuỳ Bút; Văn Học
Tác giả: Juan Pablo Cardenal & Heriberto Araújo
Số trang: 772
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
“Không thể nhìn thấy người Trung Quốc… nhưng đâu cũng có.”
Một nhân viên bán hàng Ai Cập ở Cairo nói về người nhập cư Trung Quốc trong thành phố Đối với hầu hết mọi người, ngày đó có lẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nhưng đúng 8 giờ 8 phút ngày 8 tháng 8 năm 2008, lịch sử đã sang trang.
Khoảnh khắc đó đã đánh dấu thời điểm bắt đầu lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh, lần đầu sự kiện loại này diễn ra ở một nước đang phát triển. Đó là sự kiện bị bao phủ trong tranh cãi và hoài nghi. Ngoài rủi ro do việc thiếu kinh nghiệm của nước tổ chức còn có lo ngại về tình trạng chính trị hóa cuộc tranh tài thể thao, hậu quả cuộc nổi dậy gần nhất trong vô số cuộc nổi dậy bị đàn áp ở Tây Tạng chỉ vừa xảy ra vài tháng trước, và nói chung, của bản chất độc tài của chế độ Trung Quốc.
Tuy nhiên, mười tám ngày sau, đại hội thể thao kết thúc bằng một màn biểu diễn hoành tráng khác tương xứng với lễ khai mạc. Trung Quốc đã vượt qua bài kiểm tra cuối cùng: công tác tổ chức xuất sắc và lần đầu tiên nước này trở thành một cường quốc thể thao nổi bật, vượt qua Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng thành tích. Song thắng lợi lớn nhất không diễn ra trên đường chạy điền kinh của sân vận động Tổ Chim khổng lồ hay trong bể bơi Olympic hình khối. Thắng lợi thực sự đã diễn ra trên màn ảnh nhỏ với hơn 2 tỷ người theo dõi sự kiện và chứng kiến hình ảnh tươi tắn và đáng yêu của một đất nước hiện đại, tự tin vào khả năng của mình: hình ảnh Trung Quốc thế kỷ 21.
Tác giả: Juan Pablo Cardenal đã đưa tin về Trung Quốc và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần đầu kể từ năm 2003, với tư cách là phóng viên Thượng Hải của tờ nhật báo Tây Ban Nha El Mundo và sau đó, ở Singapore và Bắc Kinh cho tờ nhật báo kinh tế hàng đầu của Tây Ban Nha El Economista.
Heriberto Araújo đến Bắc Kinh vào đầu năm 2007 và tập trung vào các vấn đề xã hội và kinh tế liên quan đến Trung Quốc và châu Á. Ban đầu ông làm việc cho cơ quan AFP , với tư cách là phóng viên người Tây Ban Nha tại Bắc Kinh, và sau đó bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một người làm việc tự do cho một số phương tiện truyền thông của Pháp (M6, France 24, RFI) và Tây Ban Nha (Notimex, Capital).
Họ đã cùng xuất bản các bài báo liên quan trong Foreign Policy, El País, The South China Morning Post, Radio France International (RFI) và trong Tuần san hàng đầu Nhật Bản Shukan Bunshun.
Review cuốn sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng chi tiết
Cuốn sách đầu tiên khảo sát sự tăng trưởng chưa từng thấy của đầu tư kinh tế Trung Quốc vào thế giới đang phát triển và tác động của nó ở các quốc gia tiếp nhận, đồng thời đưa ra bức tranh thực tế hiếm hoi về vai trò của người dân Trung Quốc bình thường trong cỗ máy tàn phá khủng khiếp là ‘China, Inc.’ Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi xuyên thế giới từ năm 2009 đến năm 2011 để điều tra cách thức người Trung Quốc thực sự đang biến đổi thế giới đang phát triển theo ý họ. Những gì các tác giả phát hiện là câu chuyện con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và trên thực địa.
"Đạo quân thầm lặng" theo các tác giả được tạo thành từ số đông người dân Trung Quốc bình thường làm việc trên khắp thế giới - trong ngành dầu mỏ ở Kazakhstan, khai khoáng tại Cộng hòa Dân chủ Congo, xây đập ở Ecuador, bán mạng che mặt ở Cairo - những người đang góp phần vào sự thống trị toàn câu của Trung Quốc và cũng để lại dấu ấn chẳng tốt lành. Tường thuật tại chỗ và tươi mới với ngòi bút xuất sắc, Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng có đầy đủ lợi thế kinh nghiệm người ngoại cuộc của các tác giả nói tiếng Tây Ban Nha để khám phá ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài trong tất cả các can dự nguy hiểm nhất của nó - chính sách ngoại giao, thương mại, doanh nghiệp tư nhân, và môi trường.
“Không thể nhìn thấy người Trung Quốc… nhưng đâu cũng có.”
Một nhân viên bán hàng Ai Cập ở Cairo nói về người nhập cư Trung Quốc trong thành phố
Đối với hầu hết mọi người, ngày đó có lẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nhưng đúng 8 giờ 8 phút ngày 8 tháng 8 năm 2008, lịch sử đã sang trang. Khoảnh khắc đó đã đánh dấu thời điểm bắt đầu lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh, lần đầu sự kiện loại này diễn ra ở một nước đang phát triển. Đó là sự kiện bị bao phủ trong tranh cãi và hoài nghi. Ngoài rủi ro do việc thiếu kinh nghiệm của nước tổ chức còn có lo ngại về tình trạng chính trị hóa cuộc tranh tài thể thao, hậu quả cuộc nổi dậy gần nhất trong vô số cuộc nổi dậy bị đàn áp ở Tây Tạng chỉ vừa xảy ra vài tháng trước, và nói chung, của bản chất độc tài của chế độ Trung Quốc.
Tuy nhiên, mười tám ngày sau, đại hội thể thao kết thúc bằng một màn biểu diễn hoành tráng khác tương xứng với lễ khai mạc. Trung Quốc đã vượt qua bài kiểm tra cuối cùng: công tác tổ chức xuất sắc và lần đầu tiên nước này trở thành một cường quốc thể thao nổi bật, vượt qua Hoa Kỳ trong bảng xếp hạng thành tích. Song thắng lợi lớn nhất không diễn ra trên đường chạy điền kinh của sân vận động Tổ Chim khổng lồ hay trong bể bơi Olympic hình khối. Thắng lợi thực sự đã diễn ra trên màn ảnh nhỏ với hơn 2 tỷ người theo dõi sự kiện và chứng kiến hình ảnh tươi tắn và đáng yêu của một đất nước hiện đại, tự tin vào khả năng của mình: hình ảnh Trung Quốc thế kỷ 21.
Olympic Bắc Kinh 2008 là một chiến dịch PR vô giá cho chế độ Trung Quốc. Sự kiện này không chỉ phục vụ cho việc đánh bóng hình ảnh chế độ trong mắt người dân nước này, mà còn cho thấy Trung Quốc xứng đáng với tầm uy tín quốc tế, giúp lập tức xóa sạch ký ức bi thảm về những chiếc xe tăng trên quảng trường Thiên An Môn, máu đổ ở Tây Tạng, và chà đạp nhân quyền hàng ngày. Các vị nguyên thủ quốc gia chỉ vài tháng trước đe dọa tẩy chay đại hội giờ đây bày tỏ tôn trọng đối tác Trung Quốc hơn bao giờ hết. Trên báo chí, giờ đây người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh kinh tế của Trung Quốc, còn những chuyện bất công hay đàn áp xã hội, thật ngạc nhiên, bị gạt ra bên lề. Dường như sau một đêm Trung Quốc đã trở nên “đồng hội đồng thuyền với chúng ta.”
Với những người như chúng tôi, từng sống ở Trung Quốc và, từ góc nhìn nghề báo của mình, vốn là những nhân chứng hàng ngày đối với sự lạm dụng, vượt quyền và những nỗi kinh hoàng của chế độ, nên trò khử trùng cho chế độ độc tài lớn nhất thế giới này là điều gì đó chúng tôi nhìn vào vừa ngạc nhiên vừa đau đớn. Chiều hướng đó chỉ tăng lên trong những tháng tiếp theo: sự phấn khích từ Thế vận hội, dịp đã tôn vinh gã khổng lồ châu Á, vừa lắng xuống kịp lúc Lehman Brothers, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, tuyên bố phá sản; ngày 15 tháng 9 năm 2008, chỉ ba tuần sau khi Thế vận hội kết thúc, đánh dấu sự khởi đầu cuộc khủng hoảng đe dọa làm sụp đổ hệ thống tài chính phương Tây.
Tình trạng hỗn loạn do sự sụp đổ tài chính ở Hoa Kỳ và Châu Âu, gồm cứu trợ ngân hàng, đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp và sa thải hàng triệu công nhân, không chỉ hôm nay vẫn nhìn thấy rõ mà sẽ còn mất nhiều năm nữa để những vết thương này lành hẳn. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, gần như không biết đến cuộc khủng hoảng, nhờ sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống tài chính đã giúp ngăn chặn lây lan, và nhờ phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh để tránh suy thoái. Không chỉ thế, trong khi thế giới chung quanh sụp đổ, gã khổng lồ châu Á – với nhu cầu ngày càng tăng và dự trữ ngoại tệ vô hạn – đã nổi lên như chiếc phao cứu sinh giữa đống đổ nát của phương Tây, mua các khoản nợ và cho vay vốn chỗ này, chỗ kia và khắp mọi nơi. Trong chưa đầy một năm, uy tín và vị thế của Trung Quốc trên thế giới xoay 180 độ, từ một chế độ độc tài không đáng tin thành vị cứu tinh của nền kinh tế thế giới.
Rõ ràng cán cân quyền lực trên thế giới đã bắt đầu nghiêng về phía Đông. Tháng 11 năm 2009 chúng tôi ngạc nhiên theo dõi Hồ Cẩm Đào và Barack Obama cùng nhau xuất hiện trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của vị tổng thống này. Thái độ đấu dịu của nhà lãnh đạo Mỹ khi động đến các vấn đề khó chịu truyền thống đối với Bắc Kinh – như nhân quyền – vốn luôn đóng một vai trò nổi bật trong lịch trình ngoại giao của người tiền nhiệm của ông, là một dấu hiệu chắc chắn của sự trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên vũ đài thế giới. Chỉ vài tuần trước, ông chủ mới của Nhà Trắng đã tiếp cận Trung Quốc với ý tưởng tạo ra G2, một trục Washington – Bắc Kinh để dẫn dắt các công việc của thế giới. Bắc Kinh đã nói không. Tại sao Trung Quốc phải hình thành một liên minh với Hoa Kỳ khi họ đã nắm được vai trò lãnh đạo thế giới trong tay?
Với túi căng phồng và uy tín được tân trang, gã khổng lồ cảm thấy tràn đầy sức mạnh. Vì thế, ở giữa các cơ hội do sự đổ vỡ tài chính tạo ra, Trung Quốc bắt đầu bủa rộng lưới. Các khoản đầu tư trị giá hàng triệu đô la, các hợp đồng cung ứng dài hạn nguyên liệu thô, và việc thâu tóm tài sản trên khắp hành tinh cung cấp nhiều bằng chứng rằng cuộc chinh phục thế giới của Trung Quốc đã trở thành một thực tế, từ chỗ chúng tôi ngồi trong văn phòng của mình ở Bắc Kinh, dường như không thể chối cãi. Chúng tôi nhanh chóng bị qui mô của hiện tượng cuốn hút: Bản chất sự bành trướng của Trung Quốc trên khắp hành tinh là gì, một sự bành trướng dựa trên sự im lặng của tiền bạc chứ không bằng sức mạnh quân sự vẫn được các cường quốc khác trên thế giới sử dụng? Có phải quốc gia châu Á này thực sự đang thuộc địa hóa châu Phi? Quan hệ quân sự, kinh tế, hạt nhân giữa Bắc Kinh và Tehran chặt chẽ đến mức nào? Có phải gã khổng lồ này đang thực sự xóa sạch những cánh rừng ở Mozambique? Nước láng giềng Nga đang chịu đựng sự xâm nhập của Trung Quốc như thế nào? Vòi của Trung Quốc đã với xa tới Mỹ Latinh chưa?
Lần lượt, những câu hỏi mài sắc tò mò của chúng tôi, nhưng dựa trên thông tin chúng tôi không thể rút ra được câu trả lời nào. Trong khi đó, ngày nào cũng viết về GDP và các biến số kinh tế vĩ mô khác của Trung Quốc đã trở thành thói quen gần như không thể chịu đựng nổi khi chúng tôi có thể nhìn thấy lịch sử đang chuyển dòng ngay trước mắt mình, ở các giếng dầu Angola, các mỏ sắt Peru và những khu chợ Trung Á ngập hàng “Made in China.” “Hãy trở lại với nghề báo thực sự và bắt đầu chúi mũi vào vấn đề này,” chúng tôi bảo nhau, tin rằng cuốn sách này chỉ có ý nghĩa khi tiến hành điều tra tại chỗ. Chúng tôi phải đi đến những nơi nhìn được rõ nhất dấu chân của gã khổng lồ – ở các nước đang phát triển. Nói cách khác, đã đến lúc đi châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, để tự mình nhìn thấy, va chạm và nếm trải cách thức Trung Quốc trở thành một thế lực toàn cầu.
Hè 2009 đã gần kết thúc khi chúng tôi bắt đầu cuộc điều tra hai năm toàn tâm toàn ý. Tìm hiểu “thế giới Trung Quốc mới” khởi đầu như cuộc đánh cược, nhưng đã nhanh chóng biến thành nỗi đam mê, cùng với những trao đổi qua thư điện tử đầy ý tưởng điên rồ vào những giờ khuya khoắt trong đêm. Khi chúng tôi tiến tới và bắt đầu hiểu những vấn đề và bí mật cốt lõi của hiện tượng này, cuộc điều tra mở rộng thành nỗi ám ảnh. Thật may mắn, chúng tôi không phải là những người duy nhất quyết định khám phá thêm: Công ty phân tích truyền thông Mỹ Global Language Monitor trong tháng 12 năm 2009 đã công bố “sự nổi lên của Trung Quốc” là câu chuyện được theo dõi chặt chẽ nhất trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet kể từ đầu thế kỷ, thậm chí hơn cả sự kiện 9/11 hay cuộc bầu cử tổng thống Obama. Đối với hai nhà báo chúng tôi, không có gì háo hức hơn việc theo đuổi “tin nổi bật của thập niên.”
Những Câu Nói Hay Trong Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng:
”Mạnh mẽ… Tuyệt vời… Cuốn sách đào sâu vào cốt lõi chính trị.” - Michael Sheridan, Sunday Times”
Sống động và đầy tính nhân văn… [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Trung Quốc đang thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này.” – Frank Dikötter, Literary”.
Nghiên cứu [của Cardenal và Araújo] thật phi thường và những sự thật mà họ khai quật được khiến người ta giật mình… Người Trung Quốc nên suy ngẫm về những câu hỏi mà cuốn sách nêu ra. Nhẹ nhàng mà nói thì dường như có một trường hợp cần lời giải đáp.” – Evening Standard”.
Những hiểu biết tuyệt vời về nền kinh tế vĩ mô, nhưng cuối cùng những câu chuyện về con người mới là điều khiến [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] trở nên hấp dẫn… Nhất định phải đọc quyển sách này.” – Prospect
Link đọc Ebook Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng PDF online trực tuyến
Nên mua sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng bản quyền ở đâu? TẠI ĐÂY
Link tải sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng PDF (Bản Quyền)
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập