Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ quốc sử nổi tiếng được chắp bút từ nhiều tác giải danh tiếng. Bộ sách được viết với 1283 trang với nội dung biên tập từ các triều đại của nước ta từ trước đến nay. Cuốn sách mang đến nội dung sâu sắc về tính dân tộc, đồng thời cũng khơi gợi được lòng yêu nước, yêu dân tộc, hướng về cội nguồn.
Link TẢI Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF miễn phí
TẢI sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF (TẬP 1)
TẢI sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF (TẬP 2)
TẢI sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF (TẬP 3)
Giới thiệu sơ lược Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Tên sá
ch: Sách Đại Việt Sử Ký Toàn ThưTác giả: Nhiều Tác Giả
Số trang: 1283
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư được đặt cơ sở đầu tiên với Đại Việt sử ký 30 quyển của Lê Văn Hưu, viết xong năm 1272 dưới triều vua Trần Thánh Tông. Sang thế kỷ XV, các sử gia Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên tiếp tục bổ sung. Năm 1479, sử gia Ngô Sĩ Liên hoàn thành Đại Việt sử ký toàn thư dâng lên vua Lê Thánh Tông. Gần 200 năm sau Đại Việt sử ký toàn thư được tiếp tục bổ sung và công bố năm 1697. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư này biên chép lịch sử dân tộc Việt Nam từ buổi đầu dựng nước (từ truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương) cho đến năm 1675.
Đại Việt sử ký toàn thư được nhà Hán học Cao Huy Giu dịch, học giả Đào Duy Anh hiệu đính, xuất bản từ năm 1967. Về sau, khi tìm được bản in xưa nhất của bộ Đại Việt sử ký toàn thư là bản Nội các quan bản, khắc in năm Chính Hòa thứ 18 (năm 1697), Ủy ban Khoa học Xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội) đã tiến hành dịch ra Quốc ngữ. Bản dịch và chú thích của 2 dịch giả Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu; được GS Hà Văn Tấn hiệu đính. Đại Việt sử ký toàn thư bản in Nội các quan bản được ra mắt bạn đọc lần đầu tiên năm 1983 (tập 1) và hoàn thiện đủ 4 tập vào năm 1992; đến năm 1998 được tái bản trọn bộ lần đầu tiên.
Năm 2010, Công ty Đông A liên kết với NXB Khoa học Xã hội cho ra mắt ấn bản Đại Việt sử ký toàn thư khổ lớn nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ấn phẩm này được nhận Giải vàng Sách đẹp năm 2011.
Khi Đại Việt sử ký toàn thư được dịch hoàn chỉnh và xuất bản toàn bộ, trong những lần công bố trước đây, đã có các nhà nghiên cứu, dịch thuật Hán Nôm chỉ ra những lỗi dịch ở các kỷ, các tờ. Điều này là bất khả kháng vì một công trình đồ sộ như vậy khả năng của một vài cá nhân (Cao Huy Giu, Đào Duy Anh, Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tấn…) là hữu hạn. Trong lần in này, ngoài việc tiếp tục chỉnh lý chú thích về địa danh cho tương đối cập nhật với địa danh hành chính hiện nay, những người làm sách đã tiến hành đối chiếu và rà soát toàn bộ phần Bản tra cứu để đảm bảo được đầy đủ và chính xác hơn.
Bố cục của bộ sử như sau:
Quyển thủ: gồm các Lời tựa của Lê Hy, Phạm Công Trứ, Ngô Sĩ Liên, Biểu dâng sách của Ngô Sĩ Liên, Phạm lệ, Kỷ niên mục lục và bài Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Trung.
Ngoại kỷ: gồm 5 quyển, từ họ Hồng Bàng đến các Sứ quân.
- Quyển 1: kỷ họ Hồng Bàng, kỷ họ Thục
- Quyển 2: kỷ họ Triệu
- Quyển 3: kỷ thuộc Tây Hán, kỷ Trưng Nữ Vương, kỷ thuộc Đông Hán, kỷ Sĩ Vương
- Quyển 4: kỷ thuộc Ngô-Tấn-Tống-Tề-Lương, kỷ tiền Lý kỷ Triệu Việt vương, kỷ Hậu lý
- Quyển 5: kỷ thuộc Tùy – Đường, ký họ Ngô
Bản kỷ: gồm 19 quyển, từ triều đình đến năm 1675.
- Quyển 1: kỷ nhà Đinh, kỷ nhà Lê
- Quyển 2: kỷ nhà Lý: Thái Tổ, Thái Tông
- Quyển 3: Thánh Tông, Nhân Tông
- Quyển 4: Anh Tông, Cao Tông, Huệ Tông, Chiêu Hoàng
- Quyền 5: kỷ nhà Trần, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông
- Quyển 6: Anh Tông, Minh Tông
- Quyển 7: Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Duệ Tông
- Quyển 8: Phế Đế, Thuận Tông, Thiếu Đế, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương
- Quyển 9: kỷ Hậu Trần, kỷ thuộc Minh
- Quyển 10: kỷ Lê Hoàng Triều: Thái Tổ
- Quyển 11: Thái Tông, Nhân Tông
- Quyển 12: Thánh Tông (thượng)
- Quyển 13: Thánh Tông (hạ)
- Quyển 14: Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục
- Quyển 15: Tương Dực, Đà Vương, Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Khanh
- Quyển 16: Trang Tông, Trung Tông, Anh Tông, Mạc Đăng Doanh đến Mạc Mậu Hợp
- Quyển 17: Thế Tông, Mạc Mậu Hợp
- Quyển 18: Kính Tông, Chân Tông, Thần Tông
- Quyển 19: Huyền Tông, Gia Tông
- 19 quyển Bản kỷ lại chia làm 3 phần:
- Bản kỷ toàn thư: từ quyền 1 đến quyển 10
- Bản kỷ thực lục: từ quyển 11 đến quyển 15
- Bản kỷ tục biên: từ quyển 16 đến quyển 19
Review cuốn Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Ấn bản Đại Việt sử ký toàn thư liên kết giữa NXB Văn học – Công ty Đông A cho ra mắt bạn đọc mới đây gồm 2 quyển khổ lớn 25x30 cm, có hộp. Quyển 1 bao gồm toàn bộ phần bản dịch Quốc ngữ từ Ngoại kỷ đến Bản kỷ do nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ cùng nhà nghiên cứu Hoàng Văn Lâu dịch, GS Hà Văn Tấn hiệu đính và phần Tục biên của sử gia Phạm Công Trứ do nhà nghiên cứu Ngô Thế Long dịch. Quyển 2 bao gồm toàn văn phần chữ Hán được sao chụp từ bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697).
Đại Việt sử ký toàn thư là một công trình biên soạn lịch sử đồ sộ của nhiều nhà sử học nổi tiếng của nước ta, từ Lê Văn Hưu đời Trần, qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên đời Lê sơ, đến Phạm Công Trứ, Lê Hy đời Lê Trung hưng.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư được đặt cơ sở đầu tiên với Đại Việt sử ký 30 quyển của Lê Văn Hưu, viết xong năm 1272 dưới triều vua Trần Thánh Tông. Sang thế kỷ XV, các sử gia Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên tiếp tục bổ sung. Năm 1479, sử gia Ngô Sĩ Liên hoàn thành Đại Việt sử ký toàn thư dâng lên vua Lê Thánh Tông. Gần 200 năm sau Đại Việt sử ký toàn thư được tiếp tục bổ sung và công bố năm 1697. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư này biên chép lịch sử dân tộc Việt Nam từ buổi đầu dựng nước (từ truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương) cho đến năm 1675.
Link ĐỌC Ebook Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF Online
Nên mua Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF bản quyền ở đâu?TẠI ĐÂY
Link TẢI Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư PDF (trọn bộ) bản quyền
Nếu bạn có khả năng hãy mua sách đại việt sử ký toàn thư bản gốc để ủng hộ tác giả, người dịch và Nhà Xuất Bản.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập