Theo phong tục cổ truyền của người Việt ta, lễ cúng thôi nôi là nghi lễ vô cùng quan trọng của các bé cũng như đặt dấu mốc đầu tiên trong cuộc đời các bè từ khi sinh ra. Vào ngày này, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị thật chu toàn để lễ cúng thôi nôi được diễn ra êm đẹp. Để lễ cúng được êm xuôi, cha mẹ cần chuẩn bị tươm tất lễ vật cúng và đặc biệt bài văn khấn thôi nôi.
Nếu bạn đang lăn tăn không biết bài văn cúng thôi nôi nào là đúng chuẩn, vậy hãy cùng tham khảo bài vấn cúng thôi cho các bé qua bài viết dưới đây nhé!
Hiểu đúng về thôi nôi
Nôi là loại giường nhỏ thường được các gia đình nước ta dùng để cho con nằm trong 12 tháng đầu tiên kể từ khi sinh ra. Theo đó, đúng như cái tên “thôi nôi”, sau khi cúng "thôi nôi" thì bé sẽ không còn sử dụng loại giường này nữa.
Cách tính ngày cúng thôi nôi
Lễ cúng thôi nôi cho các bé tính theo âm lịch hay dương lịch và cách tích ngày làm lễ đầy năm cho các bé như thế nào?
Nước ta và các nước trong khu vực Đông Nam Á đều lựa chọn lịch âm để tính mốc thời gian làm lễ thôi nôi cho các bé. Theo cách tính truyền thống thì ngày cúng thôi nôi hay ngày cúng đầy năm được căn cứ theo lịch âm và tùy theo giới tính của các bé.
Ông bà ta đã có câu: “Gái sụt hai, trai sụt một”, ý chỉ nếu bé nhà bạn là bé gái thì lễ cúng thôi nôi sẽ lùi lại hai ngày từ ngày sinh.
Ví dụ như: bé sinh ngày 14/9 âm thì lễ thôi nôi sẽ tính là ngày 12/9 âm lịch năm sau. Còn nếu bé nhà bạn là bé trai thì lễ cúng thôi nôi sẽ lùi lại một ngày từ ngày sinh, ví dụ như: bé sinh ngày 11/1 âm thì lễ cúng thôi nôi sẽ là ngày 10/1 âm lịch năm sau.
Giờ nào tốt nhất trong ngày để cúng thôi nôi cho các bé?
Thông thường, các gia đình chọn làm lễ cúng thôi nôi cho các bé vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Giờ tốt là những giờ không xung khắc và xét tính cát - hung, theo tử vi để chọn giờ đẹp để làm lễ cúng thôi nôi cho các bé, bạn nên lựa chọn giờ hợp với tuổi của các bé.
Bạn có thể lựa chọn một trong 06 khung giờ hoàng đạo của mỗi ngày trên lịch. Hoặc các cha mẹ cũng có thể đến chùa hay tìm một cư sĩ để nhờ xem giúp giờ lành làm lễ cúng đầy năm cho các bé.
Lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những vật phẩm gì?
Đối với mỗi vùng miền sẽ có phong tục và nghi lễ cúng thôi nôi khác nhau. Tuỳ theo văn hoá của từng vùng miền mà đồ cúng lễ thôi nôi cho các bé cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên đều đầy đủ các mâm cúng như: Mâm cúng Thần Tài - Thổ Địa, Mâm cúng ông Táo, Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, Mâm cúng Đức Phật và Mâm cúng Gia Tiên Tiền Tổ.
Danh sách lễ vật trong mâm lễ cúng cần thiết và phổ biến nhất là trái cây, xôi, chè. Tuy nhiên, theo từng vùng miền và điều kiện gia đình mà các lễ vật cúng có thể tăng hoặc giảm nhưng chủ yếu vẫn là lòng thành tâm. Dưới đây là danh sách các lễ vật được chuẩn bị cho từng mâm cúng:
- Mâm cúng Thổ Địa - Thần tài gồm: 1 đĩa trái cây, 1 chén chè (con gái cúng chè trôi nước, còn trai cúng chè đậu trắng), 1 đĩa xôi, bộ tam - trứng, tôm, cua luộc (một thứ to thì phải 1 thứ nhỏ, ví dụ như tôm to thì cua nhỏ), 3 ly nước, hoa và hương/nhang.
- Mâm cúng ông Táo gồm: trái cây, hoa cúc, hương/nhang trầm, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà pha sẵn, 420ml rượu nếp, 500ml, bánh kẹo, trầu cau, chè, xôi, gà luộc, quần áo ông Táo, vàng tiền.
- Bàn thờ Phật, Gia Tiên cần chuẩn bị: hoa, trái cây, đèn cầy, gạo, muối, xôi, chè, nước lọc, hương/nhang,..
Bài văn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái chuẩn nhất
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!
Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày... tháng... năm...
Vợ chồng con là... sinh được con (gái,trai) đặt tên là... Chúng con ngụ tại…
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên... sinh ngày... được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn cách tính ngày thôi nôi cho các bé, cách chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cũng như bài văn khấn thôi nôi đúng chuẩn. Hy vọng bạn có thể tham khảo để tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé yêu nhà mình nhé!
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập