Tết Ơi Tết

Cẩm nang vai vế các thành viên đúng chuẩn truyền thống gia đình Việt Nam

Xưng hô đúng vai vế là một nét truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt, được thể hiện rõ trong dịp Tết, khi các thế hệ gia đình sum họp, quây quần. Hiểu được điều này, INVERT gửi đến bạn những cách gọi đúng chuẩn thông qua bài viết sau.

Thứ bậc và danh xưng trong gia đình Việt

Văn hóa gia đình Việt Nam, lấy ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Hoa, đã phát triển và tạo ra những giá trị độc đáo. Thứ bậc trong gia đình, một phần quan trọng của văn hóa này, đã biến chuyển và thích nghi với xu hướng xã hội qua các thập kỷ. Cụ thể:

Kị: Đại diện cho thế hệ thứ 5 tính từ "tôi", được gọi là "kị ông/kị bà" ở phía Bắc và miền Trung, và "sơ" ở miền Nam.

Cụ: Đại diện cho thế hệ thứ 4, được gọi là "cụ ông, cụ bà" ở phía Bắc và miền Trung, và "ông cố, bà cố" ở miền Nam.

Ông bà: Thế hệ thứ ba, cha mẹ của bố mẹ chúng ta, được gọi là "ông bà nội" và "ông bà ngoại" để phân biệt hai bên gia đình của cha và mẹ.

Ba mẹ: Cha mẹ chúng ta, được gọi theo nhiều cách khác nhau tùy theo vùng miền.

Những danh xưng này thể hiện sự kính trọng, tình cảm và gắn bó giữa các thế hệ trong gia đình Việt.

Sơ đồ cách xưng hô trong gia đình, họ hàng
Sơ đồ cách xưng hô trong gia đình, họ hàng

Cách xưng hô vai vế trong gia đình, họ hàng

1. Cách xưng hô họ hàng bên nội

Cách xưng hô họ hàng bên nội rất đơn giản và dễ hiểu như sau:

  • Bố của bố mình: Gọi là Ông nội.
  • Mẹ của bố mình: Gọi là Bà nội.
  • Anh trai của bố: Gọi là Bác.
  • Em trai của bố: Gọi là Chú.
  • Bác, chú, dượng của bố: Gọi là Ông.
  • Cô, dì của bố: Gọi là Bà.
  • Ông bà của bố: Gọi là Ông cố, bà cố.
  • Con gái, con trai của bác: Gọi là Anh, chị.
  • Con gái, con trai của chú: Gọi là Em.
  • Anh, chị của ông bà nội: Gọi là Ông, bà.
  • Em trai của ông bà nội: Gọi là Ông bác.
  • Em gái của ông bà nội: Gọi là Bà cô.

Trong quá trình sinh sống, khi chú, bác, cô lấy vợ hoặc lấy chồng, cách xưng hô sẽ được định rõ như sau:

  • Vợ của chú: Gọi là Thím.
  • Vợ của bác: Gọi là Bác gái.
  • Chồng của cô: Gọi là Dượng
  • Chồng, vợ của chị, anh (con của bác): Gọi là Anh, chị.
  • Chồng, vợ của em là (con của chú): Gọi là Em.
  • ….

Lưu ý: Trên đây chỉ là những cách cách xưng hô vai vế trên chỉ là phổ biến trong các ngày lễ tết khi thăm ông bà nội. Nếu có các vai vế không được liệt kê ở trên, hãy hỏi ông bà hoặc cha mẹ để hiểu rõ hơn nhé.

2. Cách xưng hô họ hàng bên ngoại

Nếu bạn đã nắm được cách xưng hô bên nội rồi thì cách xưng hô bên nhà ngoại không gì gây khó gây đến bạn, cụ thể:

  • Bố của mẹ: Gọi là Ông ngoại.
  • Mẹ của mẹ: Gọi là Bà ngoại.
  • Anh, chị của mẹ: Gọi là Cậu, dì.
  • Em trai, em gái của mẹ: Gọi là Cậu, dì.
  • Bác cô của mẹ: Gọi là Ông, bà.
  • Ông bà của mẹ: Gọi là Cố.
  • Con gái, con trai của cậu, dì: Gọi là Anh, chị hoặc em (Tùy vào vai vế của mẹ mình đối với cậu dì đó).

Trong quá trình sinh sống, khi cậu hoặc dì lấy vợ hoặc chồng, cách xưng hô cụ thể như sau:

  • Vợ của cậu: Gọi là Mợ.
  • Chồng của dì: Gọi là Dượng
  • Chồng, vợ của chị, anh con của cậu: Gọi là Anh, chị hoặc em (Tuỳ vào vai vế của mẹ mình đối với người cậu đó).
  • Chồng, vợ của em là con người dì: Gọi là Em.
Mẹo nhỏ khi không biết cách xưng hô:
  • Khi gặp người lớn hơn mình và không biết cách xưng hô, nên khoanh tay và gật đầu để thể hiện thái độ chào hỏi.
  • Đối diện với người nhỏ hơn, hãy mỉm cười và gật đầu để thể hiện tôn trọng.

Lưu ý: Trong trường hợp, những cách xưng hô không được đề cập trong bài viết, hãy sử dụng mẹo nhỏ hoặc tham khảo ý kiến của người lớn để xưng hô một cách phù hợp.

3. Cách xưng hô cô, dì, chú bác

Cách xưng hô cô, dì, chú bác tùy thuộc vào vùng miền:

Anh trai của mẹ: Miền Bắc - bác, Miền Trung - cụ, Miền Nam - cậu. Người phụ nữ đã kết hôn với họ có thể được gọi là bác gái, mự hoặc mợ tùy theo vùng miền.

Chị gái của mẹ: Miền Bắc và Trung - bác hoặc dì, Miền Nam - . Chồng của họ thường được gọi là bác trai hoặc dượng.

Em gái của mẹ: Ở cả ba miền, em gái của mẹ thường được gọi là . Tùy thuộc vào vùng, chồng của họ có thể được gọi là chú (miền Bắc) hoặc dượng (miền Trung và Nam).

Em trai của mẹ: Miền Bắc và Nam - cậu, Miền Trung - cụ. Người vợ của họ được gọi là mợ hoặc mự.

Cách xưng hô họ hàng bên nội
Cách xưng hô họ hàng bên nội

4. Cách xưng hô với gia đình thông gia

Danh xưng của hai gia đình có con cái lấy nhau bao gồm thông gia, thân gia, hay sui gia. Trong giao tiếp hàng ngày và với bạn bè, việc xưng hô giữa hai gia đình này thường là ông bà thông gia, ông bà thân gia, ông thân, bà thân, ông bà sui gia, ông sui, và bà sui.

Cách xưng hô họ hàng bên ngoại
Cách xưng hô họ hàng bên ngoại

Cách xưng hô theo vùng miền Việt Nam

1. Cách xưng hô trong gia đình miền Nam

Cách xưng hô các thành viên trong gia đình người miền Nam như sau:

Vai vế Cách xưng hô
Anh của bố Bác
Vợ anh của bố Bác
Em trai của bố Chú
Vợ em trai của bố Thím
Em gái của mẹ
Chồng em gái của mẹ Dượng
Em trai của mẹ Cậu
Vợ em trai của mẹ Mợ
Chị gái của bố
Chồng chị gái của bố Dượng
Em gái của bố
Chồng em gái của bố Dượng
Anh trai của mẹ Cậu
Vợ anh trai của mẹ Mợ
Chị gái của mẹ
Chồng chị gái của mẹ Dượng
Anh/chị/em họ Anh/Chị/Em

2. Cách xưng hô trong gia đình miền Bắc

Cách xưng hô các thành viên trong gia đình người miền Bắc như sau:

Vai vế Cách xưng hô
Anh của bố Bác
Vợ anh của bố Bác
Em trai của bố Chú
Vợ em trai của bố Thím
Em gái của mẹ
Chồng em gái của mẹ Chú
Em trai của mẹ Cậu
Vợ em trai của mẹ Mợ
Chị của bố Bác
Chồng chị của bố Bác
Em gái của bố
Chồng em gái của bố Chú
Anh trai của mẹ Bác
Vợ anh trai của mẹ Bác
Chị gái của mẹ Bác
Chồng chị gái của mẹ Bác
Anh/chị/em họ Anh/chị/em
Cách xưng hô trong gia đình miền Bắc
Cách xưng hô trong gia đình miền Bắc

Cách xưng hô trong quá trình cúng giỗ

Trong nghi lễ cúng giỗ, cách xưng hô là biểu tượng của lòng biết ơn và tưởng nhớ trong văn hóa Việt Nam. Mỗi từ ngữ phản ánh không chỉ mối quan hệ gia đình mà còn tình cảm và lòng kính trọng đối với người đã từ trần. 

Dựa vào thế hệ và mối quan hệ, danh xưng thay đổi, như "ông nội," "bà nội" từ phía bố, hoặc "ông tổ," "bà tổ" để ghi nhớ đến thế hệ xa hơn. Lưu ý nên xưng hô cẩn thận, bởi vì không chỉ tưởng nhớ dòng họ mà còn truyền đạt giá trị gia đình đến thế hệ sau.

Trên đây là những cách xưng hô vai vế trong gia đình đúng chuẩn cổ truyền Việt Nam. Hy vọng bài viết giúp bạn đọc nắm được cách chào hỏi phù hợp trong các dịp sum họp và ngày Tết.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email