Hầu hết mỗi người chúng ta đều sở hữu cho riêng mình các nốt ruồi. Tuy không ảnh hưởng nhiều sức khoẻ nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, nhiều người có xu hướng tìm đến các cách tẩy nốt ruồi an toàn tại nhà.
Hãy cùng INVERT tìm hiểu về những cách tẩy nốt ruồi an toàn tại nhà thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Nốt ruồi là gì? Vì sao phải nên xoá nốt ruồi?
Nốt ruồi (mụn ruồi) là những đốm đen, nâu hoặc đỏ xuất hiện trên bề mặt da và được hình thành do quá trình tăng sắc tố da. Đa phần các nốt ruồi có hình tròn nhưng trong số đó, vẫn chiếm một phần nhỏ các nốt ruồi dạng hình bầu dục.
Thông thường, các nốt ruồi thường mọc riêng lẻ nhưng vẫn có trường hợp chúng mọc thành từng nhóm liền kề nhau. Độ phẳng, trơn, láng của nốt ruồi cũng tuỳ thuộc vào cấu tạo của lớp tế bào biểu bì và có xu hướng sậm màu hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cũng như sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai.
Theo nghiên cứu, mỗi người sẽ có từ 10 – 40 nốt ruồi trên cơ thể và một trong số chúng còn có lông. Phần lớn các nốt ruồi đều là lành tính và không có sự thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn nên cân nhắc tẩy nốt ruồi trong các trường hợp sau:
- Nốt ruồi xuất hiện ở vị trí kém duyên gây mất thẩm mỹ, phong thuỷ
- Nốt ruồi mang đến những trở ngại, phiền toái cho sinh hoạt hằng ngày
- Nốt ruồi có xu hướng tiến triển theo chiều hướng ác tính (u ác tính).
Hướng dẫn các cách tẩy nốt ruồi tại nhà nhanh nhất
1. Cách xóa nốt ruồi trên mặt bằng giấm táo
Đây là một trong những biện pháp tự nhiên, an toàn để bạn có thể loại bỏ nhanh chóng các nốt ruồi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ được khuyến cáo thực hiện trên các vùng da dày trên cơ thể như tay, chân, lưng,...hạn chế sử dụng trên các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, tai,...
Chuẩn bị: Một lọ dấm táo nguyên chất, tăm bông.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn vệ sinh sạch sẽ vị trí các nốt ruồi -> Tiến hành chườm nước ấm (khoảng 15 phút) để giản nở chân lông -> Bắt đầu dùng tăm bông nhúng dung dịch giấm táo thoa đều vào vùng da có chứa nốt ruồi -> Chờ khoảng 15 phút, rồi tiến hành rửa lại vị trí vừa thoa.
Hiệu quả: Bạn nên kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng hoặc đến khi nào thấy được nốt ruồi biến mất hoặc mờ đi là được.
2. Cách xóa nốt ruồi bằng muối I-ốt
Ngoài là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, muối I-ốt còn là nguyên liệu hữu ích để xoá tan đi các nối ruồi một cách hiêụ quả.
Chuẩn bị: Một lượng muối I-ốt vừa đủ.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn thực hiện chà xước nhẹ các nốt ruồi -> Tiến hành đặt một lượng nhỏ muối I-ốt lên vùng da chứa các nốt ruồi -> Che lại bằng băng dính rồi để qua đêm.
Kết quả: Hiệu quả sẽ được kiểm chứng sau vài tuần, sự hình thành của các sắc tố sẽ được ngăn ngừa nếu như sử dụng muối I-ốt một cách thường xuyên.
3. Tẩy nốt ruồi tại nhà bằng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu bạn có thể dễ dàng tìm được trong căn bếp nhà mình. Trong tỏi sở hữu lượng alicine có tác dụng khử trùng, kháng viêm cũng như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Đồng thời, chất Sulphur hoạt tính trong tỏi còn có tính kháng sinh, giúp hỗ trợ điều trị các loại mụn thịt, tàn nhang, đồi mồi một cách hiệu quả. Đặc biệt, các enzyme tự nhiên, vitamin B, E,...có trong tỏi còn có thể phá vỡ các sắc tố gây nên tình trạng mụn ruồi, tăng bài tiết hormone, tái tạo tế bào, giúp da sáng khoẻ và ngăn ngừa lão hoá.
Chuẩn bị: 3 đến 4 tép tỏi đã được giã nhuyễn (tuỳ theo số lượng nốt ruồi mà bạn có thể sử dụng nhiều hay ít hơn).
Cách thực hiện: Trước tiên, bạn sử dụng phần tép tỏi đã giã nhuyển đắp lên chỗ mụn ruồi -> Tiến hành để qua đêm
Kết quả: Kiên trì thực hiện, tỏi sẽ giúp phá vỡ các sắc tố hình thành nốt ruồi.
4. Cách tẩy mụn ruồi bằng gừng
Gừng tươi là một gia vị an toàn, lành tính từ thiên nhiên mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Đây cũng là một trong những cách loại bỏ được mụn ruồi một cách dễ dàng. Tuy mang lại hiệu quả lâu nhưng các tinh chất trong gừng tươi mang tính sát khuẩn cao, có thể xoá mờ các nốt ruồi cứng đầu.
Chuẩn bị: Giã nhuyễn 1 lượng vừa phải đủ
Cách thực hiện: Đắp trực tiếp lượng gừng tươi vừa giã lên nốt ruồi trong 20 phút rồi sau đó rửa sạch lại với nước. Hoặc bạn cũng có thể lấy phần nước gừng vừa mới giả cho vào bông gòn và thấm lên vùng có chứa nốt ruồi.
Kết quả: Theo thời gian, các tinh chất có tính sát khuẩn trong gừng sẽ loại bỏ và làm mờ hiệu quả. Tuy thời gian thực hiện có thể kéo dài nhưng chắc chắn rằng làn da của bạn sẽ trắng mịn không tỳ vết.
5. Cách tẩy nốt ruồi nổi bằng dầu dừa
Ngoài tác dụng làm đẹp cho mắt, mi, tóc,...thì các axit béo bão hòa trong dầu dừa còn có khả năng làm mềm, kháng khuẩn cực mạnh giúp bào mòn và làm nhạt dần các nốt ruồi trên da.
Ngoài ra, các hợp chất acid lauric, acid myrictic, acid palmitic, acid capric, vitamin E, vitamin K và khoáng chất trong dầu dừa còn là một trong những nhân tố xoá tan đi những nốt ruồi đáng ghét trên cơ thể.
Chuẩn bị: Một lượng dầu dừa vừa đủ, 1 tâm bông.
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn vệ sinh sạch sẽ vị trí chứa nốt ruồi -> Tiến hành bôi trực tiếp dầu dừa lên đó, để qua đêm -> Sáng hôm sau, rửa sạch với nước.
Kết quả: Nốt ruồi sẽ được mờ dần đi nếu bạn kiên trì thực hiện, dẫu biết trong quá trình thực hiện có hơi khó chịu nhưng vì làm da sáng, đẹp cần cố gắng bạn nhé.
6. Cách tẩy nốt ruồi không để lại sẹo bằng lá tía tô
Là một loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam, lá tía tô không chỉ có tác dụng trị ho, trị cảm mà còn có công dụng thần kỳ trong việc thanh lọc làn da. Trong lá tía tô có rất nhiều lượng chất làm ức chế sự phát triển của các collagen biến tính, rất hiệu quả trong việc xoá tan nốt ruồi.
Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô, băng gạc
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch lá tía tô và giã nhuyễn -> Dùng băng gạc giữ cố định phần lá tía tô đó, giữ nguyên qua đêm -> Rửa sạch vùng da đắp lá tía tô có chứa mụn ruồi với nước sạch.
Kết quả: Bạn sẽ nhận được một làn da trắng mịn không còn nốt ruồi mà không có tác dụng phụ sau 1 tháng thực hiện.
7. Hướng dẫn tẩy nốt ruồi tại nhà bằng mật ong
Từ lâu, mật ong được xem là một dược liệu quý hỗ trợ làm đẹp tối ưa. Trong mật ong có chứa rất nhiều enzyme có thể làm mờ, loại bỏ các hắc tố của da. Ngoài ra, tính kháng khuẩn trong mật ong còn hỗ trợ làm mềm kháng viêm, giảm sưng hiệu quả.
Chuẩn bị: Một lượng mật ong vừa đủ, 1 thanh gạc
Cách thực hiện: Đầu tiên bạn thoa 1 lượng mật ong nhỏ lên vị trí chứa nốt ruồi -> Tiến hành rửa sạch lại với nước sau 1 giờ
Kết quả: Nốt ruồi sẽ mờ và rụng dần đi sau 1 tháng thực hiện cùng một làn da mềm mại, mịn màng.
8. Tẩy nốt ruồi bằng vỏ chuối đơn giản
Chuối ngoài là một loại thức ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà còn có công dụng làm mờ mụn ruồi cực kỳ tuyệt vời. Với hàm lượng chất lành tính, chuối còn có tác dụng làm trắng răng, trị thâm, tăng độ ẩm, cũng như dưỡng da mịn màng.
Đặc biệt, chuối cũng là một nguyên liệu rất dễ tìm và an toàn, bạn có thể ngay tại nhà bất cứ lúc nào.
Chuẩn bị: Vỏ chuối chín
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn phần trắng trắng bên trong vỏ chuối rồi đắp lên vị trí các nốt ruồi -> Dùng băng gạc để qua đêm.
Kết quả: Các enzim trong vỏ chuối sẽ làm cho các nốt ruồi khô và rụng ra khỏi da trong vòng 1 tháng.
9. Cách tẩy nốt ruồi bằng nha đam
Nha đam (lô hội) là một trong những loại cây lành tính, không chứa axit giúp làm sáng và mờ các nốt ruồi trên da. Ngoài ra, các thành phần có trong nha đam còn có khả năng hỗ trợ làm mát, làm dịu da khi cháy nắng, và làm mịn da.
Chuẩn bị: 1 bẹ nha đam
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch nha đam, loại bỏ vỏ để lấy phần thịt -> Tiến hành bôi trực tiếp lên vị trí các nốt ruồi từ 3 - 4 giờ.
- Nha đam tác vỏ, lấy phần thịt, bôi trực tiếp lên các nốt ruồi trong khoảng từ 3 - 4 giờ.
- Thực hiện 3 lần/ngày, đều đặn trong 1 tháng sẽ khiến các nốt ruồi dần biến mất.
Kết quả: Các hợp chất trong nha đam sẽ làm mờ và loại bỏ nốt ruồi nhanh chóng.
10. Cách tẩy nốt ruồi tại nhà bằng trái dứa
Dứa là một loại trái cây chứa rất nhiều enzyme có khả năng làm mờ phần da bị sậm màu lớp ngoài của nốt ruồi. Không những vậy, Enzym bromelain trong dứa còn hỗ trợ phá vỡ protein, sắc tố hình thành khối u của mụn ruồi.
Bên cạnh đó, dứa là loại trái cây có quanh năm nên bạn có thể tìm thấy bất cứ lúc nào, vừa rẻ vừa tiện lợi.
Chuẩn bị: 1 phần của quả dứa
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn làm sạch dứa, ép lấy nước -> Sau đó, trộn một chút muối biển (không phải muối bột canh) -> Tiến hành thoa đều lên phần da có chứa mụn ruồi (có thể để vài giờ hoặc qua đêm) -> Rửa lại với nước sạch.
Kết quả: Kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy nốt ruồi mờ dần đi, mụn thịt lồi thì xẹp hơn.
11. Cách tẩy nốt ruồi bằng dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu cũng gần giống với dầu dừa, một hợp chất xoá nốt ruồi hiệu quả, thậm chí còn có thể tẩy mụn cóc. Nồng độ cao acid ricinoleic trong dầu thầu dầu rất cao, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Ngoài ra, khối lượng phân tử thấp trong dầu thầu dầu cũng rất thấp, giúp thâm nhập sâu xuống lớp dưới của da để loại bỏ nốt ruồi nhanh chóng. Đồng thời, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dầu thầu dầu trong quá trình tẩy mụn ruồi bởi hợp chất hoàn toàn là lành tính, không có axit ăn mòn.
Chuẩn bị: 1 lượng dầu thầu dầu vừa đủ, 1 tăm bông
Cách thực hiện: Trước tiên, bạn trộn hỗn hợp dầu thầu dầu với 1 ít baking soda thành một hỗn hợp sệt -> Tiến hành đắp hỗn hợp vừa trộn vào vị trí các nốt ruồi, trong 1 vài giờ đến khi khô.
Kết quả: Một làn da sạch mụn ruồi và không để lại sẹo sẽ đến với bạn nếu như bạn kiên trì thực hiện cách làm này.
12. Cách tẩy nốt ruồi bằng tinh dầu nhũ hương
Tinh dầu nhũ hương chắc chắn là một tinh chất không được quá nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng chúng như một cách xoá nốt ruồi hiệu quả. Với tác động như một chất làm se, nhũ hương sẽ giúp đánh tan các nốt ruồi nếu thực hiện một cách đều đặn.
Chuẩn bị: 1 lượng tinh dầu nhũ hương vừa đủ, 1 tăm bông
Cách thực hiện: Bạn trộn hỗn hợp dầu ô liu với tinh dầu nhũ hương lại với nhau -> Tiến hành thoa đều hỗn hợp vừa trộn lên vùng da có chứa nốt ruồi (để trong vài giờ hoặc qua đêm).
Kết quả: Các mụn ruồi sẽ mờ dần theo thời gian thực hiện đều đặn cách làm này, kiên trì, nhẫn nại vì một làn da đẹp bạn nhé!
13. Cách tẩy nốt ruồi tại nhà không để lại sẹo bằng hạt điều
Là một trong những loại hạt được đông đảo nhiều người yêu thích, hạt điều vừa chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vừa có khả năng loại bỏ các nốt ruồi một cách hiêụ quả. Các thành phần trong hạt điều cũng rất lành tính, do đó bạn có thể hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng tại nhà.
Chuẩn bị: 1 lượng hạt điều vừa đủ, 1 thanh gạt
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn ngâm hạt điều trong nước rồi để đêm -> Tiến hành xay hạt điều thành hỗn hợp sệt, nhão -> Sau đó dùng gạt thoa lên các nốt ruồi, để trong vài giờ.
Kết quả: Làn da của bạn sẽ không còn xuất hiện mụn ruồi sau quá trình kiên trì thực hiện.
14. Cách tẩy nốt ruồi bằng nước ép hành tây
Nước ép hành tây ngoài có công dụng làm đẹp, thì tính axit có trong đó còn có khả năng đánh tan các nốt ruồi một cách hiệu quả. Các lớp da sần sùi cũng như màu sắc của mụn ruồi sẽ được xoá nhoà nếu bạn kiên trì thực hiện.
Chuẩn bị: 1 nắm hành tây vừa đủ, 1 tăm bông
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn ép hành tây thành dạng nước -> Dùng bông thắm hỗn hợp nước vừa ép thoa đều vào vị trí các nốt ruồi -> Để trong nửa giờ rồi rửa sạch với nước.
Kết quả: Làn da của bạn không những tẩy sạch được mụn ruồi mà còn trắng sáng, mịn màng.
15. Tẩy nốt ruồi tại nhà bằng kem đánh răng
Kem đánh răng là một hỗn hợp có chứa một ít loại tẩy rửa đặc biệt như baking soda, florua, menthol,… có tác dụng giúp tẩy sạch đi các loại nốt ruồi mờ và nhỏ. Tuy nhiên, khi thực hiện việc tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng, bạn cũng nên lưu ý chọn những loại kem đánh răng của những thương hiêụ lớn để tránh tình trạng kích ứng xảy ra.
Chuẩn bị: 1 lượng kem đánh răng vừa đủ, khăn mềm, nước ấm
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn dùng khăn mềm thấm vào nước âm lau sạch lên vùng da có chứa nốt ruồi -> Để da khô lại -> Tiến hành thoa một lớp kem đánh răng lên vị trí nốt ruồi vừa được lau sạch, để qua đêm.
Kết quả: Nốt ruồi sẽ được mờ dần theo thời gian bạn thực hiện cách làm này, kiên nhẫn đợi kết quả bạn nhé.
16. Tẩy nốt ruồi tại nhà bằng nước ép táo chua
Cũng giống như giấm táo, các axit trong nước ép táo chua có tác dụng phá vỡ các cấu trúc bên trong nốt ruồi. Nếu bạn kiên trì thực hiện, chỉ sau vài tuần, các nốt ruồi của bạn sẽ được đánh tan.
Chuẩn bị: 1 quả táo chua, ép lấy nước, 1 tăm bông
Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn dùng tăm bông thấm vào nước ép giấm táo đã chuẩn bị trước đó -> Tiến hành thoa trực tiếp lên vị trí có chứa mụn ruồi -> Để trong một vài giờ đồng hồ rồi rửa sạch lại với nước.
Kết quả: Sau quá trình kiên trì thực hiện, nốt ruồi của bạn sẽ được đánh tan.
Nốt ruồi sẽ được mờ dần theo thời gian bạn thực hiện cách làm này, kiên nhẫn đợi kết quả bạn nhé.
Cách loại bỏ, hạn chế nốt ruồi mọc trên mặt hiệu quả
Việc sở hữu nốt ruồi trên mặt ở vị trí không đẹp chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, đôi khi còn làm cho bạn mất đi sự tự tin. Do vậy, các phương pháp xoá bỏ nốt ruồi trên mặt là cần thiết.
Tuy nhiên, khi quy trình điều trị các nốt ruồi trên mặt cũng rất khó, phải cẩn thận không để lại sẹo. Nếu muốn an toàn, bạn nên tham khảo một số điều sau đây.
1. Loại bỏ nốt ruồi bằng cách uan sát
Bước 1: Tự kiểm tra da
Thông thường, trong quá trình soi gương hằng ngày, bạn nên kiểm tra xem thử có phát hiện thêm nốt ruồi mới xuất hiện hay không. Đồng thời, bạn cũng nên quan sát xem sự thay đổi và sự phát triển của những nốt ruồi cũ.
Bước 2: Đếm số nốt ruồi
Đây cũng là cách nhận biết nốt ruồi của bạn có mọc lên mới hay không. Nếu số lượng nốt ruồi trên 100 nốt thì bạn nên khám bác sĩ da liễu ngay để tránh tình trạng ung thư da.
Bước 3: Nhận biết các loại nốt ruồi khác nhau
Trước khi bạn muốn tẩy đi một nốt ruồi nào đó, bạn cần phải nhận biết từng loại nốt ruồi cũng như triệu chứng riêng của từng loại. Thường thì các nốt ruồi là lành tính, còn một số khác thì không.
- Nốt ruồi không điển hình (nốt ruồi bất thường): Đây là nốt ruồi có màu sắc và kích thước đáng lo, có thể lớn hơn đầu bút xoá với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Nếu sở hữu nốt ruồi này, bạn nên đến gặp các bác sĩ để đảm bảo có phương pháp xoá nốt ruồi an toàn, phòng ngừa ung thư.
- Nốt ruồi bẩm sinh: Đây là loại nốt ruồi được hình thành từ khi bạn ra đời và chỉ có 1/100 người sinh ra với nốt ruồi bẩm sinh. Kích thước của những nốt ruồi này cũng rất đa dạng (nhỏ như đầu cây đinh, lớn như cục tẩy) dẫn đến tình trạng ung thư là rất cao.
- Nốt ruồi Spitz: Thường nốt ruồi Spitz có màu hồng, hình vòm. Nốt ruồi thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và hay bị nhầm lẫn với nốt ruồi ác tính (ung thư da). Tuy nhiên, đây là dạng nốt ruồi lành tính với đường kính nhỏ hơn 1cm.
- Nốt ruồi Mắc phải: Những nốt ruồi này xuất hiện sau khi sinh, thường được gọi là nốt ruồi thông thường, ai cũng có.
Bước 4: Xác định triệu chứng nốt ruồi ác tính (ung thư da)
Cách ghi nhớ các nốt ruồi ác tính là theo quy tắc ABCD. Nhưng nếu bạn vẫn nghi ngờ là nốt ruồi là ác tính hãy đi khám bác sĩ ngay.
- Asymmetry (Không đối xứng): Những nốt ruồi này không đều hoặc 2 bên nốt ruồi khác nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc.
- Border (Đường viền) bất thường: Nốt ruồi này có viền không đều, lởm chởm và không mịn.
- Color (Màu sắc không đều): Đây là loại nốt ruồi có nhiều mảng màu, bao gồm đen, nâu, xanh dương hoặc nâu nhạt.
- Diameter (Đường kính): Đường kính lớn của nốt ruồi này rất lớn, thường khoảng 0,5 cm.
- Evolving (Tiến triển): Hình dạng, kích thước và/hoặc màu sắc của nốt ruồi này thường hay thay đổi hàng tuần hoặc hàng tháng.
2. Loại bỏ nốt ruồi bằng biện pháp y tế chuyên nghiệp
1. Cắt bỏ nốt ruồi
Hầu hết để loại bỏ các nốt ruồi một cách nhanh chóng, bạn có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ. Khi đó, các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành cạo, cắt bỏ, tùy theo bản chất của nốt ruồi.
- Đối với nốt ruồi nhỏ, trên bề mặt da: Bác sĩ sẽ tiến hành cạo bỏ bằng cách gây tê cạo bỏ. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ dùng dao mổ khử trùng để cắt xung quanh và bên dưới nốt ruồi. Tuy nhiên, vị trí vết thương sẽ để lại sẹo sau phẩu thuật. Nhưng cũng đừng quá lo lắng bởi những vết dẹo này có thể rõ ràng và không rõ ràng.
- Đối với nốt ruồi phẳng, có tế bào sâu vào da: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ nốt ruồi và phần viền của da. Các vết mổ cũng sẽ được khâu sau phẩu thuật và chắc chắn cũng sẽ để lại 1 vết sẹo mỏng và mờ. Đây cũng là phương pháp loại bỏ mụn ruồi không được ưa chuộng cao để bởi vì để sẹo hậu phẩu thuật.
2. Hỏi bác sĩ về phương pháp đông lạnh nốt ruồi
Đây là liệu pháp "làm lạnh (cryosurgery)". Các bác sĩ sẽ xịt hoặc lau 1 lượng nhỏ nitrogen lỏng, lạnh trực tiếp lên nốt ruồi để phá hủy tế bào xấu. Tuy nhiên, cách làm này này để lại vết phồng rộp nhỏ tại chỗ nốt ruồi nhưng nó sẽ được lành lại sau vài ngày hay vài tuần.
Nếu bạn chăm sóc kỹ thì các vết phồng rộp này có thể không để lại sẹo. Do đó, đây là phương pháp bạn nên ưu tiên cân nhắc khi nghĩ đến việc tẩy nốt ruồi trên mặt.
3. Tìm hiểu xem có thể đốt nốt ruồi không
Nếu nốt ruồi của ban là dạng đốt được, các phương pháp dùng tia laser hay "phẫu thuật điện" sẽ được các bác sĩ da liễu cân nhắc sử dụng để đốt nốt ruồi.
Nếu phẫu thuật bằng laser: Các bác sĩ tiến hành dùng tia laser nhỏ, chuyên biệt để nhắm vào nốt ruồi nhằm đốt nóng, phá vỡ mô liên kết khiến các tế bào xấu chết đi. Sau khi quá trình diễn ra, trên da có thể xuất hiện vết phồng rộp nhỏ nhưng nó sẽ tự lành lại. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng đối với trường hợp nốt ruồi sâu vì các tia laser thường không xâm nhập đủ sâu vào da.
Nếu phẫu thuật bằng điện: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao mổ để cạo phần trên nốt ruồi rồi dùng kim điện để phá hủy mô bên dưới. Lúc này, dòng điện sẽ đi qua dây của kim điện, làm nóng kim và đốt cháy lớp da bên trên. Đặc biệt, phương pháp này cũng sẽ không để lại sẹo nên bạn có thể cân nhắc.
4. Điều trị bằng axit
Bạn có thể thử dùng Axit nhẹ chuyên dụng (dạng kê đơn hoặc không kê đơn) để loại bỏ các nốt ruồi. Nhưng nhớ phải lưu ý một số điều sau:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để tránh gây thương tổn vùng da quanh nốt ruồi.
- Thông thường, Axit salicylic là loại axit phổ biến được dùng để điều trị nốt ruồi.
- Các sản phẩm axit có thể ở dạng lotion, dạng lỏng, que, miếng vệ sinh hoặc kem.
- Tuỳ theo từng loại sản phẩm axit chuyên dụng và kích thước mà nốt ruồi có thể được xoá bỏ hoàn toàn hoặc chỉ mờ dần đi.
5. Tìm hiểu về phương pháp điều trị bằng thảo mộc nổi tiếng
Đây cũng là phương pháp thỉnh thoảng được bác sĩ da liễu áp dụng, điển hình là BIO-T. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên nốt ruồi rồi băng lại. Khi đó, BIO-T sẽ tự phát huy tác dụng giúp phá huỷ các nốt ruồi chỉ trong 5 ngày.
Mặc dù đây là phương pháp điều trị này nhẹ nhàng và hầu như không để lại sẹo nhưng nó vẫn nhận được nhiều sự tranh cãi từ giới chuyên môn. Bạn cần nhận lời khuyên của các bác sĩ da liễu trước khi sử dụng phương pháp này.
3. Dùng nguyên liệu tại nhà chưa được kiểm chứng
1. Hiểu rõ giới hạn và rủi ro của nguyên liệu tại nhà
Phần lớn các nguyên liệu tại nhà đều dựa vào những trải nghiệm cá nhân hoặc các kinh nghiệm truyền miệng, rất ít được khoa học kiểm chứng. Cần cân nhắc trước khi sử dụng vì chúng có thể để lại những tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt da mặt. Do đó, bạn cần trao đổi trước với bác sĩ để có biện pháp xoá nốt ruồi hiệu quả.
2. Dùng tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều enzyme phá vỡ các cụm tế bào tạo thành nốt ruồi. Đồng thời, các sắc tố của nốt ruồi còn có thể được làm sáng bởi tỏi thậm chí là loại bỏ hoàn toàn.
Bạn chỉ cần cắt 1 lát tỏi mỏng đắp trực tiếp lên nốt ruồi và dùng băng gạc cố định lại. Áp dụng cách làm 2 lần/ ngày trong vòng 2-7 ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền tỏi bằng máy xay thành hỗn hợp sệt rồi thoa đều lên vị trí có chứa mụn ruồi. Sau đó, để qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Thực hiện đều đặn trong 1 tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
3. Thoa nước ép lên nốt ruồi
Nước ép rau củ là một loại hỗn hợp không chỉ tốt cho cơ thể mà còn có khả năng đánh tan nốt ruồi. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần dùng tăm bông thoa lên chỗ có nốt ruồi. Các axit trong nước ép sẽ làm se và tấn công tế bào của nốt ruồi, khiến cho nó mờ dần, thậm chí biến mất.
- Thoa nước ép táo chua lên nốt ruồi 3 lần/ngày, tối đa 3 tuần.
- Thoa nước ép hành tây lên nốt ruồi 2-4 lần/ngày trong vòng 2-4 tuần. Rồi rửa sạch nốt ruồi sau 40 phút.
- Thoa nước ép dứa lên nốt ruồi và để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Có thể cắt lát đắp trực tiếp lên da. Thực hiện hằng đêm trong vài tuần.
- Nghiền lá rau mùi thành nước ép rồi thoa trực tiếp lên nốt ruồi. Sau đó, đợi nước ép khô, rửa sạch. Thực hiện 1 lần mỗi ngày trong vòng vài tuần.
- Trộn quả lựu nướng với nước ép chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa đều lên da. Cố định bằng băng gạt để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau. Áp dụng cách làm này trong 1 tuần.
4. Tạo hỗn hợp từ muối nở và dầu thầu dầu
Tiến hành trộn 1 nhúm muối nở với 1-2 giọt dầu thầu dầu thành hỗn hợp sệt. Chăm chỉ thoa lên nốt ruồi trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện trong 1 tuần đến khi nốt ruồi mờ và biến mất.
5. Dùng rễ bồ công anh
Tuy chưa được kiểm chứng nhưng người ta truyền miệng nhau rằng rễ bồ công anh cũng có tác dụng trog việc đánh tan các nốt ruồi. Bạn chỉ cần cắt đôi rễ bồ công anh và bóp đến khi thành chất lỏng đục như sữa. Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên nốt ruồi trong 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Áp dụng cách làm này 1 lần/ngày trong vòng ít nhất 1 tuần.
6. Thoa hỗn hợp hạt lanh
Trong dân gian, hạt lanh là nguyên liệu có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị nhiều loại khuyết điểm trên da. Để xoá nốt ruồi, bạn trộn dầu hạt lanh với mật ong theo tỉ lệ 1:1 và cho 1 nhúm bột hạt lạnh vào hỗn hợp. Rồi sau đó, bạn thoa trực tiếp lên nốt ruồi và để khoảng 1 tiếng, xong rửa sạch. Thực hiện cách này 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần.
7. Thử dùng giấm táo
Là một hỗn hợp dịu nhẹ, trong giấm táo có chứa nhiều axit tự nhiên giúp đốt cháy tế bào nốt ruồi cho đến khi tế bào chết đi và biến mất hoàn toàn. Cách tiến hành:
- Bạn dùng nước ấm lau lên nốt ruồi trong 15-20 phút để da mềm hơn.
- Dùng tăm bông nhúng vào giấm táo và thoa đều lên nốt ruồi trong khoảng 10-15 phút.
- Sau đó, tiến hành rửa sạch và để khô.
- Cố gắng thực hiện các bước này 4 lần/ngày, trong vòng 1 tuần.
- Vùng da có nốt ruồi sẽ rơi xuống và trả lại cho bạn một làn da mịn màng.
8. Tẩy nốt ruồi bằng I-ốt
Các phản ứng hóa học nhẹ nhàng trong I-ốt có thể xâm nhập vào tế bào giúp xoá tan nốt ruồi nhẹ nhàng. Cách thực hiện:
Bạn sử dụng muối I-ốt thoa trực tiếp lên da rồi cố định lại bằng băng gạt. Nhớ rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Cách 2-3 ngày bạn lặp lại cách làm này. Nốt ruồi sẽ biến mất sau 2-3 ngày.
9. Điều trị nốt ruồi bằng cây bông tai
Cây bông tai cũng được biết đến có tác dụng hỗ trợ đánh tan nốt ruồi. Bạn chỉ cần ngâm chiết xuất từ cây bông tai trong nước ấm khoảng 10 phút rồi thoa đều lên vị trí có chứa nốt ruồi. Sau đó, bạn để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Áp dụng cách làm này mỗi đêm trong 1 tuần. Nhớ là cứ cách 3 tiếng là thay miếng băng gạt 1 lần.
10. Điều trị nốt ruồi bằng nha đam
Để đánh tan nốt ruồi bằng nha đam, bạn rửa sạch rồi lấy phần thịt nha đam thoa lên chỗ có chứa nốt ruồi. Cố định lại bằng băng gạt và để trong 3 tiếng cho gel thấm hết hoàn toàn. Lưu ý, bạn nên thay gạt 3 tiếng 1 lần. Thực hiện cách làm ày mỗi ngày đến khi nốt ruồi mờ dần hoặc biến mất.
TOP những loại thuốc tẩy nốt ruồi tại nhà hiệu quả
Ngoài sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà như ở trên thì sử dụng thuốc để tẩy nốt ruồi kém duyên cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Các thành phần trong kem tẩy mụn ruồi sẽ thúc đẩy quá trình bong tróc mụn ruồi nhanh hơn, cũng như tái tạo tế bào da mới khoẻ mạnh. Sau đây là một số gợi ý về những loại thuốc tẩy mụn ruồi một cách hiệu quả.
1. Thuốc tẩy nốt ruồi Dvelinil
Dvelinil là một trong những loại gel tẩy nốt ruồi có nguồn gốc từ Nga được mọi người đánh giá mang lại hiệu quả khá tốt trên thị trường hiện nay. Trong Dvelinil có chứa các thành phần tẩy nốt ruồi chính là Natri Hydroxit or kali hydroxit cùng các hợp chất an toàn không có hại cho cơ thể khi sử dụng.
Đồng thời, hợp chất kiềm trong Dvelinil cũng cực mạnh, nhằm thẩm thấu sâu vào da, bào mòn và phá vỡ các liên kết sần sùi tại vị trí mụn ruồi, hỗ trợ lấy đi mà không để lại sẹo hay vết thâm.
Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ lấy đi mụn thịt, mụn cóc và sẹo lồi,… một cách hiệu quả.
Cách dùng: Bạn dùng gạt lấy 1 lượng vừa đủ bôi trực tiếp lên nốt ruồi cần tẩy và để yên trong khoảng 3 – 5 giây rồi lau sạch.
Thực hiện liên tục trong 1 - 2 ngày để phần da tại nốt ruồi được bong ra. Kiên trì sau một thời gian, nốt ruồi sẽ được tẩy sạch
Giá bán: Trên thị trường, kem tẩy nốt ruồi Dvelinil của Nga được bán với giá khoảng 145.000 VNĐ/lọ 3ml.
2. Poola – Kem tẩy nốt ruồi nhanh chóng
Kem tẩy nốt ruồi Poola được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty cổ phần y dược Phát Đạt (Việt Nam) được Bộ y tế kiểm định về chất lượng và cấp phép lưu hành.
Sản phẩm được điều chế ở dạng kem, an toàn lành tính tuyệt đối với làn da, không gây kích ứng. Thành phần có trong kem tẩy nốt ruồi Poola chủ yếu là dầu thực vật, dầu thầu dầu, tinh chất cỏ xạ hương và rau kinh giới, muối sinh lý, nước cất,…
Cơ chế hoạt động của Poola là kích thích tái tạo tế bào da mới để thay thế cho tế bào da cũ cũng như loại bỏ nốt ruồi, tàn nhang và thâm sẹo trên da.
Cách dùng: Bạn bôi nhẹ lớp kem lên vùng da có chứa mụn ruồi -> Để khô và gỡ nhẹ lớp kem đó ra -> Tiến hành bôi thêm 1 lần nữa (4-5 lần đối với mụn ruồi to, 2-3 lần với nốt ruồi nhỏ). Thực hiện đều đặn trong 4-5 ngày nốt ruồi sẽ tự tróc ra và thay thế bằng 1 lớp da mới.
Giá bán: Thuốc tẩy nốt ruồi Poola được bán trên thị trường với mức giá khoảng 195.000 VNĐ/ lọ 5ml.
3. Kem tẩy nốt ruồi Wart and Mole Vanish
Wart and Mole Vanish là kem tẩy ruồi được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ với thành phần chính là chiết xuất cây điều, cây sung, cây Celandine Greater, Chanh, nước khử ion và Talc. Đây là sản phẩm lành tính và rất dịu nhẹ cho làn da, không gây kích ứng cũng như ngứa ngáy khó chịu.
Kem tẩy nốt ruồi Wart and Mole Vanish rất được ưa chuộng tại thị trường Âu Mỹ, được đánh giá là rất dịu nhẹ, có thể sử dụng cho mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.
Cách dùng: Bạn lấy một lượng gel vừa đủ thoa đều lên vùng da có nốt ruồi. Lưu ý nên bôi kem vào buổi tối và tránh bôi lan ra các vùng xung quanh. Thực hiện đều đặn liên tục trong 1 tuần để các nốt ruồi mờ dần đi. Cam kết nốt ruồi biến mất hoàn toàn sau 90 ngày sử dụng.
Giá bán: Đang cập nhật
4. Tsubuporon Night Patch của Nhật
Tsubuporon Night Patch của Nhật cũng là một sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường để loại bỏ nốt ruồi. Có 2 loại kem tẩy nốt ruồi Tsubuporon Night Patch. Một là dùng cho vùng da quanh mắt, hai là dùng cho vùng da quanh cổ hoặc body.
Với thành phần chính là chiết xuất từ 46 loại thảo dược thiên nhiên sản phẩm hoàn toàn lành tính cho cả những vùng da nhạy cảm. Cơ chế hoạt động của kem tẩy ruồi này là đẩy nhanh quá trình làm khô và kích thích nốt ruồi rụng đi một cách nhanh chóng. Từ đó, bạn sẽ sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng.
Cách sử dụng: Đầu tiên, bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da có chứa mụn ruồi rồi dùng khăn lau sạch khô lại với nước. Sau đó, lấy 1 lượng kem vừa đủ thoa đều lên vị trí da có chứa mụn ruồi vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Bạn cũng có thê tiến hành massage nhẹ nhàng.
Nên kiên trì sử dụng đều đặn hằng ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Trong quá trình sử dụng, nốt ruồi sẽ dần bong ra rồi thay thế bằng da mới. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người cũng như kích thước mụn ruồi mà thời gian chữa trị có thể khác nhau. Đối với nốt ruồi nhỏ, thường là 10 – 15 ngày, còn đối với nốt ruồi to là 20 – 25 ngày.
Giá bán: Kem tẩy nốt ruồi Tsubuporon Night Patch của Nhật được bán trên thị trường với giá khoảng 450.000 VNĐ/tuýp 20g.
5. Ariella Removal Treatment
Ariella Removal Treatment là gel tẩy mụn ruồi được bình chọn tốt nhất tại Mỹ vào năm 2020. Đây cũng là sản phẩm được nhiều quốc gia trên Thế Giới tin dùng. Được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên ở mức độ đậm đặc, sản phẩm có khả năng tác động sâu vào bên trong da và đánh tan sắc tố Melanin hình thành nên nốt ruồi.
Hiệu quả khi sử dụng Ariella Removal Treatment được đánh giá là nhanh chóng, nốt ruồi sẽ biến mất sau 10 ngày sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, bạn có thể bôi gel này trên mọi vùng da trên cơ thể mà không gây kích ứng.
Cách dùng: Sản phẩm này gồm hai lọ thuốc, 1 lọ có tác dụng xóa nốt ruồi và một lọ kích thích làm lành da. Đầu tiên, bạn sẽ bôi kem tẩy nốt ruồi và sau đó thì sử dụng thuốc tái tạo để hạn chế để lại sẹo trên da.
Giá bán: Đang cập nhật
Cách tẩy nốt ruồi bằng phương pháp y khoa
Việc tẩy nốt ruồi nên được thực hiện bởi các chuyên gia y khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp y khoa phổ biến được sử dụng để tẩy nốt ruồi:
- Phương pháp đốt điện: Phương pháp này sử dụng dòng điện để tác động lên nốt ruồi, làm nó bị tiêu diệt. Quá trình này thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
- Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery): Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh và phá hủy tế bào của nốt ruồi. Nốt ruồi sau đó sẽ được loại bỏ tự nhiên hoặc bong tróc ra khỏi da.
- Sinh thiết cắt bỏ: Đối với các nốt ruồi có khả năng ác tính hoặc nghi ngờ, bác sĩ da liễu có thể thực hiện một quy trình sinh thiết để xác định chính xác tính chất của nốt ruồi. Nếu được xác định là ác tính, nốt ruồi sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.
- Sinh thiết bấm: Phương pháp này tương tự sinh thiết cắt bỏ, nhưng ít xâm lấn hơn vì chỉ cần bấm một mẩu nhỏ từ nốt ruồi để kiểm tra sinh học.
- Sử dụng tia laser: Phương pháp này sử dụng tia laser để loại bỏ tế bào sắc tố nằm ở lớp thượng bì và tiêu diệt sắc tố nằm sâu hơn trong da. Quá trình này thường được thực hiện bởi bác sĩ da liễu chuyên nghiệp.
- Sử dụng hóa chất: Một số hóa chất có khả năng bôi trực tiếp lên nốt ruồi để tẩy xóa nó. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại hoặc bào mòn da do tính ăn mòn của hóa chất. Do đó, nó thường không được khuyến cáo và chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế.
Những lưu ý khi tẩy nốt ruồi tại nhà
Cho dù bạn xoá nốt ruồi bằng phương pháp nào thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến vùng da tại vị trí nốt ruồi đó. Tại vị trí da bị can thiệp thời điểm này vô cùng nhạy cảm nên nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng rất dễ dẫn đến sẹo. Để chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi được phục hồi một cách nhanh chóng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không tự ý tẩy nốt ruồi ngay tại nhà khi chưa xác định được hình dạng, kích thước, màu sắc.
- Ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như sưng đỏ, mẩn ngứa,…và gặp các bác sĩ da liễu, bệnh viện để chữa trị kịp thời.
- Tránh gãi, chà sát và đụng chạm nhiều vào vị trí xoá nốt ruồi.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm vào thời điểm sử dụng biện pháp xoá nốt ruồi.
- Kiêng cử các thực phẩm phong, hàn, cay nóng như thịt gà, rau muống, đồ nếp... gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Thường xuyên bổ sung thêm các dưỡng chất vitamin, chất khoáng từ các loại trái cây, rau xanh.
Một số câu hỏi thường gặp khi tẩy nốt ruồi
1. Sau khi tẩy nốt ruồi có mọc lại không?
Nếu tẩy nốt ruồi tại các cơ sở không uy tín, không đảm bảo tiêu chuẩn y tế, tỉ lệ nốt ruồi mọc lại có thể cao. Điều quan trọng là lựa chọn một bệnh viện hoặc cơ sở uy tín, có bác sĩ da liễu có kinh nghiệm và sử dụng các thiết bị hiện đại để tẩy nốt ruồi.
Khi thực hiện tại những nơi đáng tin cậy, khả năng nốt ruồi mọc lại sau khi đã được loại bỏ là rất ít. Tuy nhiên, không thể đảm bảo tuyệt đối rằng nốt ruồi sẽ không mọc lại, vì có thể xuất hiện các tế bào melanocytes mới trong quá trình tự nhiên của cơ thể.
2. Cách tẩy nốt ruồi trong 1 ngày an toàn không?
Như đã đề cập trước đó, an toàn trong quá trình tẩy nốt ruồi phụ thuộc vào nơi thực hiện và phương pháp được sử dụng. Việc tẩy nốt ruồi trong 1 ngày an toàn hay không cũng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của nốt ruồi và phương pháp được áp dụng.
Tuy nhiên, việc tẩy nốt ruồi trong 1 ngày không phải lúc nào cũng là một lựa chọn an toàn. Quá trình tẩy nốt ruồi cần được thực hiện cẩn thận và chính xác để đảm bảo loại bỏ nốt ruồi một cách an toàn và hiệu quả. Thông thường, khi tẩy nốt ruồi tại các cơ sở y tế, quá trình này sẽ được thực hiện sau khi được đánh giá và lên kế hoạch bởi bác sĩ da liễu chuyên nghiệp.
3. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo không?
Nếu bạn tẩy nốt ruồi tại bệnh viện có bác sĩ da liễu có kinh nghiệm và chuyên môn, cũng như tuân thủ các quy trình y tế và sử dụng công nghệ hiện đại, khả năng để lại sẹo là rất ít. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp và kỹ thuật phù hợp để giảm nguy cơ sẹo và có thể đưa ra hướng dẫn chăm sóc sau tẩy nốt ruồi để giảm nguy cơ sẹo.
Tuy nhiên, không thể đảm bảo tuyệt đối rằng không có sẹo sau quá trình tẩy nốt ruồi. Một số yếu tố như loại nốt ruồi, vị trí, mức độ xâm nhập và cả cơ địa của mỗi người có thể ảnh hưởng đến khả năng để lại sẹo.
4. Có nên tự tẩy nốt ruồi tại nhà không?
Tẩy nốt ruồi tại nhà không được khuyến khích, vì có thể gây nguy hiểm và không an toàn. Các phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà không có sự giám sát và chuyên môn của bác sĩ da liễu, điều này có thể dẫn đến các biến chứng và tổn thương da không mong muốn.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi tại nhà thường dựa trên việc sử dụng các công cụ như kim, dao hoặc hóa chất không an toàn. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề như nhiễm trùng, viêm nhiễm, chảy máu, tổn thương da và có nguy cơ để lại sẹo xấu.
5. Tẩy nốt ruồi để lại sẹo phải làm sao?
Trường hợp bạn đã tẩy nốt ruồi và để lại sẹo xấu, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị sẹo một cách chuyên nghiệp. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị sẹo hiệu quả như:
- Trị liệu laser: Sử dụng tia laser để điều chỉnh màu sắc và kích thước của sẹo, giúp làm mờ hoặc loại bỏ sẹo.
- Trị liệu bằng ánh sáng: Sử dụng ánh sáng tác động lên sẹo để kích thích quá trình tái tạo tế bào da và làm mờ sẹo.
- Trị liệu bằng steroid: Sử dụng kem hoặc thuốc chứa steroid để làm giảm viêm, sưng và mờ sẹo.
- Trị liệu bằng phẫu thuật: Trong trường hợp sẹo lớn và phức tạp, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ sẹo hoặc chỉnh sửa hình dạng của nó.
Điều quan trọng là không nên tự ý sử dụng dao hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc để xử lý sẹo, vì điều này có thể gây tổn thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị sẹo một cách an toàn và hiệu quả.
Trên đây mà một số chia sẻ cách tẩy nốt ruồi an toàn tại nhà hiệu quả nhất. Mong rằng, thông qua bài viết này, bạn có thể biết cách tẩy nốt ruồi an toàn tại nhà cũng như chủ động thay đổi chế độ ăn phù hợp nhằm có được kết quả sau khi xoá nốt ruồi như ý muốn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập