Chưng yến là một trong những phương pháp chế biến được nhiều người ưa chuộng và được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao. Vậy cách chưng yến là như thế nào? Làm sao để giữ được hương vị thơm ngon và dưỡng chất khi chưng yến?
Cùng INVERT tham khảo ngay những cách chưng yến đường phèn táo đỏ, cách chưng yến hạt sen,...vô cùng đơn giản trong bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Phương pháp sơ chế và làm sạch tổ yến
Công đoạn sơ chế và làm sạch tổ yến là một bước vô quan trọng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc nhặt lông và loại bỏ tạp chất trên tổ yến thô thường tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, đối với những người bận rộn, việc lựa chọn yến sào tinh chế là một giải pháp để tiết kiệm thời gian trong quá trình chế biến. Hoặc bạn có thể tham khảo cách sơ chế tổ yến còn lông dưới đây.
Trước khi sử dụng yến, bạn nên xác định khẩu vị, nhu cầu sử dụng và mục đích sử dụng để tính toán liều lượng sử dụng phù hợp. Thông thường, chưng yến đúng cách mỗi lần chưng sử dụng 3-5g là hợp lý.
1. Yến sào thô
Yến sào thô là loại tổ yến nguyên chất, còn chứa nguyên lông và tạp chất. Tuy nhiên, ưu điểm của loại yến này là khó bị làm giả và mang đến hương vị, mùi thơm đặc trưng. Yến sào thô khi chưng nở sẽ giãn ra, giai và cung cấp nhiều dinh dưỡng. Nhưng do tổ yến thô chưa qua xử lý nên việc làm sạch chúng sẽ mất nhiều thời gian.
Cách sơ chế, làm sạch và ngâm nở tổ yến còn lông:
Chuẩn bị:
- 1 bát nước sạch
- 1 nhíp nhặt lông
- 1 cái ray hoặc rá nhỏ
- 1 đĩa sạch màu trắng
Thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bỏ tổ yến thô vào bát nước sạch ngâm từ 1-2 giờ đến khi sợi yến mềm ra
- Bước 2: Sau đó, khi sợi yến mềm ra ta vớt yến bỏ vào ray để ráo nước rồi cho ra đĩa sạch.
- Bước 3: Cuối cùng, dùng tay tách các sợi yến và dùng nhíp để lấy sạch lông và tạp chất.
2. Yến sào tinh chế
Yến sào tinh chế là loại yến đã được xử lý và làm sạch, do đó rất tiện lợi cho quá trình sử dụng. Trước khi chế biến, yến sào tinh chế chỉ cần ngâm cho mềm. Tuy nhiên, thời gian ngâm có thể khác với yến thô, cụ thể như sau:
- Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng từ 10 - 15 phút cho đến khi tổ yến mềm.
- Sử dụng tay để tách các sợi yến, kiểm tra và loại bỏ các tạp chất còn sót lại.
- Để tổ yến trên một tấm rá dày để làm khô nước trước khi dùng để chưng.
Hướng dẫn cách chưng yến đơn giản nhất
1. Cách chưng yến khô với táo đỏ và hạt chia
Việc ăn yến khô kết hợp với táo đỏ và hạt chia được xem là một phương pháp dinh dưỡng hiệu quả. Yến khô chứa nhiều protein, axit amin và collagen giúp tái tạo tế bào, tăng cường sức khỏe và chống lão hóa. Táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, trong hạt chia còn chứa nhiều chất xơ và omega-3 giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Kết hợp cả ba nguyên liệu này lại với nhau sẽ mang lại tác dụng bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho làn da và sức khỏe toàn diện.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Yến sào tinh chế: 10gr
- Đường phèn: 2 muỗng cà phê
- Hạt chia: 1 muỗng cafe
- Nước: 2 chén
- Táo đỏ: 6 quả
Cách chưng yến khô với táo đỏ và hạt chia
- Bước 1: Đầu tiên, cho yến tinh chế ngâm nước khoảng 15 phút cho nở đều và tơi ra. Hạt chia ngâm nước 15 phút cho nở đều. Táo đỏ rửa sạch, ngâm nước ấm và vớt ra để ráo.
Sau đó, cho táo đỏ và nước vào nồi, bật lửa vừa và nấu lên đến khi sôi. Tiếp tục vặn nhỏ lửa để khoảng 10 phút rồi cho thêm đường phèn vào nấu tiếp 5 phút.
- Bước 2: Kế đến, cho cách thủy trong khoảng 20 phút. Khi chưng lưu ý không bật lửa quá to.
Tiếp tục, cho hỗn hợp đường phèn với táo đỏ vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Tiến hành múc yến chưng với đường phèn và táo đỏ ra chén, cho hạt chia đã ngâm nở vào, khuấy nhẹ và đều tay. Để khoảng 5 – 10 phút cho yến còn ấm ấm và dùng ngay hoặc cho vào tủ lạnh nếu bạn muốn ăn lạnh là hoàn thành.
2. Cách chưng yến tươi
Yến tươi là một trong những món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Yến tươi chứa nhiều protein, collagen, axit amin và khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe và chống lão hóa. Việc ăn yến tươi cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm căng thẳng. Ngoài ra, yến tươi còn được cho là có tác dụng làm đẹp da và giữ gìn sức khỏe toàn diện.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Yến tươi (5 – 10g)
- Nước đun sôi để nguội
- Nồi (thớ) để chưng yến
- Đường phèn: 1 – 2 thìa con (tùy khẩu vị)
- Gừng: 1 vài lát tùy thích
- Bát, tô, chén sứ để đựng yến
- Rây đựng yến
Cách chưng yến tươi
- Bước 1: Đầu tiên, ngâm yến trong nước lạnh khoảng 20 phút để các sợi yến nở ra. Sau đó, cho yến đã ngâm lên rây để loại bỏ nước.
- Bước 2: Kế đến, cho yến tươi vào nồi rồi đổ nước đun sôi để nguội ngập toàn bộ yến. Cho thêm vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của yến rồi đậy kín nắp lại.
- Bước 3: Tiến hành chưng yến trong khoảng 20 phút với lửa to. Sau khi sôi, vặn nhỏ lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp hẳn. Cho thêm 1 – 2 thìa gừng để tăng độ ngọt của yến.
Lưu ý: Thời gian chưng yến không nên quá 30 phút vì điều này khiến yến bị nhão và làm mất hương vị đặc trưng của yến. Đồng thời, thành phần dinh dưỡng của yến cũng bị giảm đi đáng kể.
3. Cách làm yến chưng đường phèn
"Tổ yến chưng đường phèn có tác dụng gì?" chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo các chuyên gia, tổ yến chưng đường phèn có tác dụng giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng, cân bằng quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Đây cũng là phương pháp chế biến yến đơn giản nhất, được đánh giá là "cao lương mỹ vị" và giữ lại được hàm lượng dưỡng chất cao sau quá trình chưng nấu. Dưới đây là các bước để chưng tổ yến với đường phèn.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 30g yến tươi
- Đường phèn
- Dụng cụ: Rây lọc, nồi chưng yến chuyên dụng, bếp ga, chảo
Cách chưng yến bằng nồi điện chuyên dụng
- Bước 1: Trước tiên, dùng 30g tổ yến tươi rây qua rây lọc và rửa sạch với nước. Nếu là yến tổ thì nên ngâm qua với nước trong khoảng 15-20 phút và rửa thật sạch bụi bẩn và gấp hết lông yến. Sau đó để ráo.
- Bước 2: Tiếp tục, cho 30g yến tươi vào nồi chưng yến. Rồi cho tiếp 1 lít nước vào để chưng trong vòng 30 đến 60 phút.
- Bước 3: Kế đến, khi nồi yến đã sủi bọt lăn tăn thì bạn cho đường phèn vào, hàm lượng tùy vào khẩu vị bạn ăn ngọt hay không.
- Bước 4: Tiến hành khuấy đều cho đến khi đường tan ra.
- Bước 5: Tiếp tục đun cho đến khi yến đã bắt đầu nổi lên trên bề mặt là hoàn thành.
Thành phẩm yến chưng bằng nồi chuyên dụng rất đẹp, dưỡng chất giữ lại cao, có hương thơm tự nhiên, nước sánh, sợi yến dai mềm.
Cách chưng yến bằng cách thủy
Nếu không có nồi chưng yến, bạn có thể chưng yến cách thủy. Cách làm như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, cho 30g yến tươi vào 1 lít nước.
- Bước 2: Sau đó, cho nước ngập đến mức 3.5h – 5h trong nồi chưng yến và đặt bát đựng yến vào.
- Bước 3: Tiến hành chưng ở nhiệt độ không quá 85 độ C trong vòng 20 đến 30 phút là yến đã chín.
- Bước 4: Trước khi lấy yến ra 5 phút thì cho đường phèn tán nhuyễn vào nồi trộn đều.
- Bước 5: Sau khi chưng yến xong, bạn có thể chờ cho nó nguội và thưởng thức ngay. Hoặc bảo quản trong tủ đông trong vòng 2-3 tiếng trước khi đặt vào ngăn mát để bảo quản.
Lưu ý: Thời gian tối đa để bảo quản yến trong ngăn mát là 7-10 ngày. Để đảm bảo giữ được hàm lượng vi chất có trong tổ yến, bạn nên tránh chưng quá lâu hoặc quá nhiệt độ 85 độ C.
Cách chưng yến bằng bếp ga, chảo
Nếu bạn không sử dụng yến thường xuyên, không có nồi chưng yến hoặc nhận được yến sào làm quà, bạn vẫn có thể thưởng thức món yến sào chưng đường phèn bằng cách sử dụng bếp ga và chảo để chế biến. Dưới đây là các bước chưng yến đúng cách:
- Bước 1: Đầu tiên, cho yến đã ngâm nở vào thố/chén/bát trộn đường phèn tán nhuyễn và thêm nước ngập tổ.
- Bước 2: Sau đó, để nồi/chảo chưng lên bếp, đặt bát đựng yến vào, đổ nước vào nồi/chảo ngập đến 1/3 bát đựng yến.
- Bước 3: Kế đến, đậy nắp nồi/chảo và đun với lửa to đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa
- Bước 4: Cuối cùng, đun thêm 25-30 phút là có thể tắt bếp sử dụng thành phẩm.
4. Cách chưng yến với táo đỏ
Việc kết hợp ăn yến với táo đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Táo đỏ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây hại.
Đồng thời, yến là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng cường sức khỏe da, chức năng miễn dịch, giảm stress và tăng cường sinh lực. Chính vì thế, việc kết hợp ăn yến với táo đỏ giúp tăng cường sức khỏe, chống oxy hóa, làm đẹp da và cải thiện tinh thần.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Tai yến 1 cái
- Táo đỏ 40 gr
- Đường phèn 2 muỗng cà phê
- Vani 1 muỗng cà phê
Cách chưng yến táo đỏ đường phèn
- Bước 1: Trước tiên, cho yến vào chén rồi cho nước sôi để nguội vào. Đậy nắp và để yên trong 1 giờ. Sau 1 giờ, dùng nĩa xé tổ yến
- Bước 2: Tiếp theo, rửa thật sạch táo đỏ với nước. Tiến hành cho nước vào ngâm khoảng 1 tiếng.
- Bước 3: Sau 1 tiếng thì vớt táo đỏ cho vào nồi rồi thêm 500ml nước. Vặn lửa vừa đun trong 10 phút. Nấu khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Bước 4: Kế đến, để nồi lên bếp rồi đặt một cái chén vào bên trong nồi. Từ từ cho táo đỏ vừa ăn và đổ nước đến khoảng 1/3 chén.
- Bước 5: Tiến hành đậy nắp rồi chưng yến trong 10 phút. Sau đó, mở nắp thêm 2 thìa cà phê đường phèn và 1 thìa cà phê vani vào. Tiếp tục đậy nắp đun thêm 5 phút rồi tắt bếp là hoàn tất.
- Bước 6: Thành phẩm món yến chưng đường phèn táo đỏ.
5. Cách chưng yến với táo đỏ, kỷ tử
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Yến xào tươi 150 gr
- Táo đỏ 100 gr (khoảng 10 quả)
- Kỷ tử 20 gr
- Nhụy nghệ tây 1 gr (khoảng 5 nhụy)
- Đường phèn 30 gr
Cách chưng yến với táo đỏ, kỷ tử
- Bước 1: Trước tiên, ngâm táo đỏ, kỷ tử với nước khoảng 15 phút. Sau đó, rửa lại với nước rồi để ráo.
- Bước 2: Kế đến, để nồi lên bếp mở lửa vừa rồi đặt thố vào. Tiến hành đổ nước vào nồi sao cho ngập đến 1/3 chiều cao của cái thố.
Tiếp tục, cho vào thố 100ml nước, táo đỏ đã sơ chế rồi thêm 30gr đường phèn và đậy nắp lại. Chưng trong vòng 20 phút trên lửa nhỏ.
- Bước 3: Sau đó, bạn mở nắp nồi ra, cho vào thố 20gr kỷ tử, phần yến xào tươi. Đậy nắp nồi lại, chưng thêm 10 phút nữa trên lửa nhỏ rồi tắt bếp.
Tại bước này, bạn có thể thêm nhụy hoa nghệ tây vào đảo đều.
- Bước 4: Tới đây là bạn đã hoàn thành cách chưng yến với táo đỏ và kỷ tử. Yến chưng táo đỏ kỷ tử hoàn thành có màu sắc rất bắt mắt, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh.
Đặc biệt, tổ yến mềm mềm, táo đỏ có vị ngọt nhẹ, kỷ tử chua ngọt ăn cực thích. Bạn có thể ăn nóng hoặc để nguội đều được.
6. Cách chưng yến táo đỏ với hạt sen
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Yến sào làm sạch ngâm nở khoảng 20-40 phút.
- Hạt sen tươi cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng tăm xuyên bỏ tim trong hạt, làm đến đâu ngâm trong thau nước sạch đến đấy.
- Nếu dùng hạt sen khô thì ngâm trong nước nóng 1-2h cho nở mềm thì vớt ra.
- Đường phèn tán nhỏ
- Gừng gọt vỏ thái sợi.
Cách chưng yến táo đỏ với hạt sen
- Bước 1: Trước tiên, hấp cách thủy hạt sen khoảng 20 phút cho nở mềm và thơm.
- Bước 2: Sau đó, cho 30g yến tươi vào 1 lít nước. Cho nước ngập đến mức 3.5h – 5h trong nồi chưng yến và đặt bát đựng yến vào. Tiếp đó, tiến hành chưng ở nhiệt độ không quá 85 độ C trong vòng 20 đến 30 phút là yến chín.
- Bước 3: Cuối cùng, khoảng 5 phút trước khi hoàn thành thêm đường phèn, hạt sen và gừng vào.
7. Cách chưng yến đường phèn hạt chia
Cách chưng yến với táo đỏ hạt chia tương tự như cách chưng yến với táo đỏ đường phèn. Tuy nhiên sau khi nấu, món ăn sẽ có mùi hương tươi mát của lá dứa và hạt chia giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Hạt chia cũng trông rất bắt mắt khi được thêm vào, tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1 tai yến
- Khoảng 10 trái táo đỏ
- 30g đường phèn, ưu tiên dùng đường phèn nâu đã tán nhỏ
- 6g hạt chia
- 10g lá dứa
Cách chưng yến đường phèn hạt chia
- Bước 1: Đầu tiên, ngâm tổ yến vào nước đun sôi để nguội khoảng 1 tiếng. Táo đỏ ngâm trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 2: Sau đó, ngâm hạt chia trong một lượng nước vừa phải khoảng 15 phút để hạt chia nở mềm. Đối với lá dứa, bạn hãy rửa sạch rồi cuộn lá dứa lại thành 1 bó nhỏ.
- Bước 3: Tiếp theo, cho vào tô sứ phần yến sào và táo đỏ đã sơ chế. Tiến hành thêm nước vào tô sao cho nước trong tô cao hơn phần yến sào khoảng 2 đốt ngón tay.
- Bước 4: Kế đến, đặt tô yến vào nồi, thêm lá dứa và nước vào nồi bên ngoài tô sứ sao cho mực nước không cao quá 1/2 tô sứ, rồi đậy nắp tô sứ lại. Tiếp tục đậy nắp nồi, bật bếp với lửa nhỏ để chưng cách thủy yến sào táo đỏ trong khoảng 25 – 30 phút.
- Bước 5: Sau khoảng 25 – 30 phút, bạn thêm vào tô sứ 30g đường phèn. Tiếp tục đậy nắp nồi lại và tiếp tục đun thêm 5 phút để đường phèn tan hết thì tắt bếp.
- Bước 6: Cuối cùng, thêm hạt chia vào tô yến chưng táo đỏ và thưởng thức khi yến sào còn ấm.
8. Cách chưng yến đường phèn lê ngọt
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Tai yến 1 cái
- Lê 1 quả
- Táo khô 1 quả
- Kỷ tử 2 quả
- Đường phèn
Cách chưng yến đường phèn lê ngọt
- Bước 1: Đầu tiên, ngâm yến trong nước khoảng 40 phút, ngâm xong thì xé nhỏ yến ra rồi dùng rây lọc yến.
- Bước 2: Sau đó, rửa sạch lê, gọt vỏ rồi dùng muỗng bỏ phần ruột lê. Tiến hành lấy phần ruột lê giữ lại phần vỏ, phần lê bạn cắt hạt lưu để chưng với tổ yến.
- Bước 3: Tiếp theo, cho yến vào lê đã khoét, cho 1 muỗng cà phê đường phèn, 2 quả kỷ tử, 1 quả táo khô rồi đậy nắp vào. Tiến hành đặt lê vào dĩa nhỏ, đặt vào nồi, cho nước rồi chưng cách thủy khoảng 30 phút ở lửa nhỏ.
- Bước 4: Sau 30 phút, tắt bếp. Thế là món yến chưng đường phèn lê ngọt đã hoàn thành rồi.
9. Cách chưng yến sào với bồ câu non
Việc ăn yến sào kết hợp với bồ câu non có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Yến sào và bồ câu non đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa. Ngoài ra, sự kết hợp giữa yến sào và bồ câu non còn giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh và người bị suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 20gr yến tinh chế
- 1 con bồ câu non
- 60gr hạt sen
- 110gr thịt heo nạc
- ¼ miếng vỏ quýt khô
- Gia vị
Cách chưng yến sào với bồ câu non
- Bước 1: Trước tiên, ngâm nước vỏ quýt khô vào nước và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ.
- Bước 2: Tiếp theo, rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước 30 phút.
- Bước 3: Kế đến, mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch.
- Bước 4: Sau đó, bỏ hạt sen, bồ câu, thịt heo (đã rửa sạch) vào nồi nước rồi hầm trong 2,5 giờ.
- Bước 5: Cuối cùng, cho yến sào đã sơ chế và vỏ quýt vào nồi nấu sôi thêm 3 phút. Sau đó nêm nếm gia vị cho phù hợp là hoàn thành.
10. Cách chưng yến sào với thịt cua và bí đỏ
Kết hợp giữa yến sào, thịt cua và bí đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Yến sào giàu protein và dưỡng chất, giúp bồi bổ cơ thể. Thịt cua chứa nhiều chất dinh dưỡng và omega-3, tốt cho sức khỏe tim mạch. Bí đỏ chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch, chống lão hóa.
Sự kết hợp của ba loại thực phẩm này cũng giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi ốm đau.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 10gr yến tinh chế
- 280gr bí đỏ
- 60gr thịt cua
- 1 muỗng cà phê bột ngô
- 300ml nước dùng gà
- 1 lòng trắng trứng gà
- 50g thịt dăm bông.
- Gia vị
- Vài lát gừng và rau mùi
Cách chưng yến sào với thịt cua và bí đỏ
- Bước 1: Trước tiên, gọt vỏ bí đỏ, bỏ ruột sau đó thái nhỏ. Chuẩn bị nước sôi cho gừng và bí đỏ vào đun trong 10 phút.
- Bước 2: Tiếp theo, lấy bí đỏ đem xay nhuyễn cho vào nồi nước dùng gà.
- Bước 3: Kế đến, khi nước sôi tiếp tục cho thịt cua, dăm bông vào khuấy đều cho sôi.
- Bước 4: Sau đó, trộn bột ngô với 1/4 chén nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp bí đến khi vừa sánh đặc.
- Bước 5: Cuối cùng, cho lòng trắng trứng vào khuấy đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn là xong.
11. Cách chưng yến sào với cháo gà xé
Yến sào với cháo gà xé là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Yến sào giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, còn cháo gà xé là một món ăn dễ tiêu hóa, giàu protein và các dưỡng chất thiết yếu.
Kết hợp với nhau, món ăn này giúp cung cấp nhiều protein và các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Đặc biệt là cho hệ thống tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 20gr tổ yến tinh chế
- 200gr thịt ức gà
- 2 con sò khô
- Gia vị
- Hành ta cắt nhỏ
- 2 lít nước
- Dầu ăn
- 100gr gạo
Cách chưng yến sào với cháo gà xé
- Bước 1: Đầu tiên, vo gạo, cho thêm 1 ít dầu ăn, muối và ướp gạo trong 1 giờ.
- Bước 2: Kế đến, ngâm sò khô vào nước đến khi mềm rồi mang ra cắt nhỏ. Hấp thịt ức gà khoảng 20 phút. Tiến hành để nguội sau đó xé mỏng và cho gia vị vào ướp trong 10 phút.
- Bước 3: Tiếp theo, đun nước đun sôi sau đó cho hỗn hợp sò khô và gạo vào nồi nấu thành cháo.
- Bước 4: Tiếp đó, cho gà và tổ yến đã sơ chế (theo hướng dẫn ở mục 2.1) vào cháo và nấu thêm 3 phút.
- Bước 5: Cuối cùng, nêm nếm gia vị cho phù hợp. Rắc thêm hành lên trên và ăn nóng là hoàn tất.
12. Cách chưng yến sào với sữa tươi
Việc ăn yến sào kết hợp với sữa tươi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Yến sào giàu collagen, protein, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tình trạng da, tóc và móng. Khi kết hợp với sữa tươi giàu canxi, protein và vitamin D, giúp tăng cường hệ xương, tăng cường sức đề kháng và giảm stress.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 5 - 10gr yến sào sơ chế
- Sữa tươi không đường
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị)
Cách chưng yến sào với sữa tươi
- Bước 1: Đầu tiên, đổ sữa tươi không đường và đường phèn cho vào một chén (thố) có nắp đậy. Chú ý lượng sữa vừa phải, không quá nhiều cũng không quá ít, rồi bật bếp nấu đến khi sôi.
Đối với những người mắc các bệnh về đường huyết nên cân nhắc lượng đường hợp lý để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Bước 2: Kế đến, sau khi sữa tươi sôi, cho yến sào đã sơ chế và đường phèn vào, đun sôi thêm 3 phút là hoàn thành.
Cách chưng yến cho bé bổ dưỡng
1. Cách chưng yến cho bé với đường phèn
Bé từ 1 tuổi có thể ăn tổ yến và cách chưng yến cho bé không phức tạp. Yến chưng đường phèn là món ăn được đánh giá cao về độ bổ dưỡng và dễ chế biến. Thời gian chế biến ngắn giúp yến sào giữ lại được nhiều dưỡng chất, phù hợp cho bé.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1-3g tổ yến.
- 1 ít đường phèn.
Cách chưng yến cho bé với đường phèn
- Bước 1: Đầu tiên, làm sạch tổ yến. Tiến hành cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một bát ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy bát.
- Bước 2: Sau đó, đặt bát vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của bát.
- Bước 3: Tiếp đến, đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa. Tùy từng loại yến sào là yến đảo hay yến nhà mà cách chưng tổ yến cho bé dài hay ngắn.
- Bước 4: Kế đến, chưng trong khoảng 20 phút là vừa đủ. Không nên chưng tổ yến quá lâu vì yến sẽ bị nhão ra, mất chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của tổ yến.
- Bước 5: Cuối cùng, sau khi thấy tổ yến đã đạt được độ mềm mà bé thường ăn, tiến hành tắt lửa. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được.
2. Cách chưng yến táo đỏ cho bé 7-8 tháng tuổi
Ngoài cách chưng yến cho bé 1 tuổi, mẹ có thể học thêm các món ăn khác như chè, cháo yến để đổi vị cho con:
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1 tai yến lớn.
- 10 hạt sen.
- 3 hạt bạch quả.
- 10 trái táo đỏ.
- 20g đường phèn.
Cách chưng yến táo đỏ cho bé 7-8 tháng tuổi
- Bước 1: Đầu tiên, lấy yến ngâm nước ấm khoảng 1-2 giờ cho đến khi nở mềm, nhặt sạch lông.
- Bước 2: Sau đó, lấy hạt sen, táo đỏ, bạch quả luộc riêng từng loại cho mềm.
- Bước 3: Tiếp theo, cho đường phèn vào nồi nhỏ, thêm nước nấu tan, sau đó lược sạch.
- Bước 4: Cuối cùng, cho tất cả nguyên liệu vào thố chưng cách thủy 45 phút là được. Cho bé dùng nóng hoặc lạnh tùy ý thích.
3. Cách chưng yến hạt chia cho bé 7-8 tháng tuổi
Cách chưng yến hạt chia trong những ngày nóng bức sẽ giúp mẹ giải nhiệt cho con cưng của mình.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1-3g yến sào.
- 1 thìa hạt chia.
- 1 thìa đường phèn.
- Nước lọc, thố yến chưng.
Cách chưng yến hạt chia cho bé 7-8 tháng tuổi
- Bước 1: Đầu tiên, lấy yến ngâm nở và làm sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Sau đó, cho yến, hạt chia và đường phèn vào thố, đổ ngập nước và đậy nắp thố lại.
- Bước 3: Tiếp theo, đặt thố vào nồi, đổ nước ngập 2/3 thố rồi chưng yến 30-40 phút là được.
- Bước 4: Yến chưng hạt chia cho bé nên được để nguội cho con dễ ăn hơn.
4. Cách chưng yến hạt sen cho bé
Việc kết hợp ăn yến sào với hạt sen là một lựa chọn tuyệt vời cho các bé. Yến sào và hạt sen đều có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, ăn yến sào với hạt sen còn giúp trẻ có thêm sự lựa chọn về thực phẩm và tăng tính đa dạng trong khẩu phần ăn của bé. Tuy nhiên, khi cho bé ăn yến sào với hạt sen, cần lưu ý đảm bảo vệ sinh thực phẩm và chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ, tránh gây nghẽn ruột hoặc tiêu chảy.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1-3g yến.
- 1 thìa cafe đường phèn.
- 3-5 hạt sen (khô hoặc tươi).
- Nước sạch và thố chưng yến.
Cách chưng yến hạt sen cho bé
- Bước 1: Trước tiên, lấy yến ngâm nước, làm sạch.
- Bước 2: Sau đó, lấy hạt sen tươi bỏ tâm, nếu mẹ dùng hạt sen khô thì ngâm 30 phút cho mềm. Sau đó, rửa sạch.
- Bước 3: Tiếp theo, cho hạt sen vào nồi, thêm 1 bát con nước và luộc cho đến khi hạt sen chín mềm nhừ.
- Bước 4: Kế đến, cho 1 thìa cà phê đường phèn vào nồi hạt sen luộc thêm 2-3 phút.
- Bước 5: Cuối cùng, cho yến vào thố, đổ cả hạt sen và nước đường vào. Đổ nước ngập 2/3 thố và đặt vào nồi hấp cách thủy 15-20 phút là được.
5. Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo cho bé
Việc ăn yến với đông trùng hạ thảo là một phương pháp bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Yến là một nguồn dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, collagen, vitamin A, B, D, E, K... giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sự phát triển của cơ thể và giúp trẻ tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo cũng rất giàu dinh dưỡng với nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng, vitamin B, C, D... giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và cải thiện chức năng tế bào. Kết hợp giữa yến và đông trùng hạ thảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 1-3g yến sào.
- 1-2 sợi đông trùng hạ thảo.
- 1 thìa đường phèn.
- Nước lọc, thố yến chưng.
Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo cho bé
- Bước 1: Đầu tiên, cho tổ yến vào trong tô ngâm với nước đun sôi để nguội trong khoảng 20 phút cho yến nở mềm.
- Bước 2: Sau đó, dùng rây vớt yến ra, đổ vào trong bát chưng có nắp đậy.
- Bước 3: Kế đến, dùng đông trùng hạ thảo sau khi rửa sạch cho vào chén nhỏ chưng cách thủy trong khoảng 5 phút.
- Bước 4: Tiếp theo, cho cả yến và đông trùng hạ thảo vào chung, chưng cách thủy thêm 20 phút.
- Bước 5: Tiến hành mở nắp cho đường phèn vào đun trên lửa vừa 5 phút, đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
- Bước 6: Cuối cùng, trình bày và thưởng thức món yến chưng với đông trùng hạ thảo vị truyền thống.
6. Cách nấu cháo tổ yến cho bé
Một phương pháp chưng yến cho bé biếng ăn là nấu cháo tổ yến. Với hương vị beo ngậy của cháo, vị ngọt từ thịt và hương vị thanh mát từ các loại rau củ, kết hợp với yến giòn giòn, chắc chắn sẽ làm các bé thích thú. Mẹ có thể điều chỉnh lượng nguyên liệu phù hợp với sức ăn của bé.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Yến tinh chế.
- Gạo nếp.
- Gạo tẻ.
- Hành lá.
- Các loại thịt: Gà/Heo/Bò/Hải Sản.
- Cà rốt, khoai tây.
- Dầu ăn, muối, nước mắm, hạt nêm, tiêu.
Cách nấu cháo tổ yến cho bé
- Bước 1: Đầu tiên, sơ chế nguyên liệu: Ngâm yến sào vào nước sạch khoảng 45 – 60 phút để yến nở ra hoàn toàn; Gạo vo sạch; Rau củ thái vừa ăn; Hành thái nhỏ; Thịt mang băm nhuyễn.
- Bước 2: Tiếp theo, cho gạo vào nồi đun khoảng 30 phút.
- Bước 3: Khi nước sôi cho tiếp tục cho thịt vào.
- Bước 4: Sau đó, cho phần rau củ đã thái vào đun tiếp khoảng 15-20 phút
- Bước 5: Tiếp tục, cho yến sào vào khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng, rắc hành lá, gia vị vào nếm vừa ăn và múc ra chén cho bé dùng.
7. Cách chưng yến cho bé 7-8 tháng tuổi bị ho
Một cách chưng yến hiệu quả cho bé bị ho là nấu cháo yến sào kết hợp với thịt gà. Thịt gà là một nguồn dinh dưỡng giàu có, kết hợp với các thành phần trong yến sào, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giảm ho cho trẻ nhỏ.
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- 10g yến đã được sơ chế sạch sẽ
- 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ
- 30g ức gà
- 1 nhánh gừng
- ½ củ cà rốt
- Một số gia vị khác như mắm, hạt nêm, muối, dầu ăn,…
Cách chưng yến cho bé 7-8 tháng tuổi bị ho
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ làm sạch tổ yến với nước, sau đó đem ngâm khoảng 30 phút để yến nở đều. Nếu là yến tươi mẹ không cần đem ngâm với nước.
- Bước 2: Sau đó, vớt yến ra và để ráo nước.
- Bước 3: Tiếp theo, cho yến vào bát và đem hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
- Bước 4: Đến khi yến chín, vớt ra và thái nhỏ để bé ăn không bị hóc.
- Bước 5: Kế đến, mẹ đem sơ chế thịt gà, làm sạch, luộc chín và xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 6: Tiến hành lấy gạo nếp và gạo tẻ vo sạch và mang đi nấu cháo. Nước luộc gà trước đó mẹ nên dùng để nấu cháo.
- Bước 7: Đến khi cháo chín nhừ, mẹ cho yến và thịt gà vào đun sôi 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 8: Cuối cùng nêm gia vị cho vừa miệng và múc ra bát để bé ăn ngay khi còn nóng.
Hướng dẫn chưng yến không bị tanh
Cách chưng yến không bị tanh là quá trình chế biến để tạo ra món yến chưng ngon, dinh dưỡng và không đọng lại vị tanh. Để làm được điều này, cần nắm bắt đặc điểm của yến sào và biết cách chế biến đúng quy trình.
Yến thô có mùi tanh và mốc nhẹ tự nhiên từ nước bọt chim yến, tuy nhiên không ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe. Mùi tanh cũng là cách phân biệt tổ yến thật và giả. Để chưng yến không tanh, thêm gừng tươi thái mỏng vào món chưng sẽ loại bỏ hoàn toàn vị tanh của tổ yến và làm cho phần yến chưng thêm thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
Cách làm yến chưng cho bệnh nhân ung thư
Có rất nhiều thắc mắc về việc liệu có nên sử dụng tổ yến cho bệnh nhân ung thư hay không. Hiện tại, có 2 luồng ý kiến trái chiều:
- Có những ý kiến cho rằng, tổ yến quá bổ dưỡng có thể kích thích sự tạo mạch và nuôi dưỡng tế bào ung thư, gây hại cho bệnh nhân.
- Tuy nhiên, một số người cho rằng, bệnh nhân ung thư thường có sức khoẻ yếu và cần được bồi bổ để tăng cường miễn dịch, đề kháng và chống lại bệnh tật.
Theo nghiên cứu và công bố của các tạp chí trên thế giới như: tạp chí Trung Tâm thông tin Công Nghệ Sinh Học Quốc gia của Mỹ (NCBI), tạp chí Hindawi,... chỉ ra rằng việc dùng tổ yến có thể giúp tăng kháng thể cho các tế bào đường ruột bị tổn thương trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư có thể dùng được tổ yến sào.
Cần lưu ý rằng yến sào không phải là thay thế cho thuốc chữa bệnh, chỉ đơn giản là một thực phẩm hỗ trợ dinh dưỡng. Bệnh nhân nên ăn yến một cách hợp lý và không lạm dụng. Việc nạp quá nhiều yến có thể gây khó tiêu và khó hấp thụ. Bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo người khác nhau và ăn yến theo các nguyên tắc chưng đúng cách.
- Liều lượng:
Người bệnh ung thư nên ăn 2-3 gr yến/ngày, dùng cách ngày, cách bữa.
- Thời điểm dùng trong ngày:
- Thời điểm tốt nhất để hấp thụ dưỡng chất trong yến là 1 giờ trước khi đi ngủ. Lúc này, khi bạn đang ngủ sâu, cơ thể sẽ trải qua quá trình thanh lọc độc tố, giúp cải thiện quá trình hấp thụ dưỡng chất.
- Nếu có điều kiện, bạn cũng nên cho người thân dùng yến sào 1 giờ trước bữa ăn sáng và nên ăn ngay sau khi dậy. Vì lúc này, bụng rỗng sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ yến sào một cách hiệu quả.
Lưu ý:
Không nên kết hợp cách làm tổ yến chưng với thịt đỏ khi điều trị ung thư. Thay vào đó, nên chọn các công thức cách làm yến chưng được chuyên gia khuyên dùng và phù hợp với bệnh lý hiện tại.
Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tránh các nguồn thực phẩm “bẩn” và kết hợp với chế độ tập luyện để nâng cao sức khỏe và đề kháng chống lại ung thư. Để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất, nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi nấu yến chưng.
Những sai lầm ảnh hưởng đến cách chưng yến cách thuỷ
Cách chưng yến sai không chỉ làm mất đi dưỡng chất của yến sào, mà còn ảnh hưởng đến độ thơm ngon của món ăn. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi chưng yến cách thuỷ:
- Nấu yến sào trực tiếp dưới lửa hoặc hâm yến trong lò vi sóng, nồi cơm điện
- Thời gian quá lâu dẫn đến cách chưng yến cách thuỷ sai
- Nước chưng không ngập hết yến
- Cho đường phèn và các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, nhãn nhục vào chén yến để chưng cùng ngay từ đầu
- Chưng chân yến phải chưng lâu hơn yến nguyên tổ
Trên đây là những cách chưng yến với đường phèn, táo đỏ, kỷ tử, hạt chia bổ dưỡng do đội ngũ INVERT chia sẻ. Chúng tôi hi vọng bài viết giúp bạn biết cách chưng yến với đường phèn, táo đỏ, kỷ tử, hạt chia bổ dưỡng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập